CTTĐT - Mục tiêu đến năm 2025, huyện văn Chấn phấn đấu xây dựng 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 17/21 xã; xây dựng 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xây dựng 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ảnh minh họa
Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện sẽ phát động các phong trào thi đua và tổ chức triển khai thực hiện, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm được giao của các cơ quan, đơn vị, địa phương, gắn kết chặt chẽ giữa các phong trào thi đua thường xuyên, chuyên đề và Phong trào thi đua ”Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đẩy mạnh phong trào thi đua nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy sáng kiến, đề xuất các chính sách, giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
Tập trung chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, phát triển nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt trên 41 triệu đồng/người/năm. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP hướng đến xuất khẩu. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 5%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt trên 70%, trong đó được cấp bằng, chứng chỉ đạt 35% trở lên; kiên cố hóa đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 300 km trở lên; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.500 tỷ đồng trở lên... Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu giữ vững và tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được để xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Thi đua huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn và liên kết vùng. Tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với phương châm “Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, doanh nghiệp là trung tâm, nhà khoa học đồng hành, nông dân là chủ thể”. Tiếp tục huy động sức dân để chăm lo lợi ích chính đáng của nhân dân trong làm đường giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tạo cơ chế thuận lợi về đất đai, vay vốn, chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ cho kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình và mô hình kinh tế trang trại ở nông thôn. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất với nông dân và các tổ chức của nông dân, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các cơ sở sản xuất tại nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn.
Thi đua xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền cấp xã. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; quan tâm đào tạo đội ngũ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn về nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu sử dụng, phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn vì mục tiêu “Xây dựng con người mới, diện mạo mới, sức sống mới, động lực phát triển mới đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Thi đua nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn. Tập trung phát triển và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chú trọng thực hiện các chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc, sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc cũng như các giá trị văn hóa truyền thống làm tiền đề nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng ở các vùng nông thôn; thực hiện nếp sống mới ở khu vực nông thôn. Tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh ”. Nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao để nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao nông thôn, bài trừ hủ tục, tệ nạn xã hội nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Ngăn chặn, kiểm soát trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thực hiện tốt các chính sách an sinh, xã hội, đặc biệt là chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Thi đua bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường nông thôn. Triển khai các giải pháp kiềm chế và xử lý triệt để các vấn đề tội phạm liên quan đến ma tuý, tình hình phức tạp của truyền đạo trái phép; đồng thời nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình tự quản đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thông qua phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ. Quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Triển khai hiệu quả Đề án thí điểm về môi trường; thu gom xử lý nước thải, chất thải; cải tạo cảnh quan môi trường, trong đó tập trung phát triển các mô hình thôn, bản xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng gắn kết hình thành các tour du lịch kết nối với các điểm du lịch của huyện.
1615 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mục tiêu đến năm 2025, huyện văn Chấn phấn đấu xây dựng 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 17/21 xã; xây dựng 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xây dựng 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện sẽ phát động các phong trào thi đua và tổ chức triển khai thực hiện, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm được giao của các cơ quan, đơn vị, địa phương, gắn kết chặt chẽ giữa các phong trào thi đua thường xuyên, chuyên đề và Phong trào thi đua ”Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đẩy mạnh phong trào thi đua nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy sáng kiến, đề xuất các chính sách, giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
Tập trung chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, phát triển nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt trên 41 triệu đồng/người/năm. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP hướng đến xuất khẩu. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 5%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt trên 70%, trong đó được cấp bằng, chứng chỉ đạt 35% trở lên; kiên cố hóa đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 300 km trở lên; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.500 tỷ đồng trở lên... Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu giữ vững và tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được để xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Thi đua huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn và liên kết vùng. Tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với phương châm “Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, doanh nghiệp là trung tâm, nhà khoa học đồng hành, nông dân là chủ thể”. Tiếp tục huy động sức dân để chăm lo lợi ích chính đáng của nhân dân trong làm đường giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tạo cơ chế thuận lợi về đất đai, vay vốn, chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ cho kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình và mô hình kinh tế trang trại ở nông thôn. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất với nông dân và các tổ chức của nông dân, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các cơ sở sản xuất tại nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn.
Thi đua xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền cấp xã. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; quan tâm đào tạo đội ngũ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn về nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu sử dụng, phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn vì mục tiêu “Xây dựng con người mới, diện mạo mới, sức sống mới, động lực phát triển mới đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Thi đua nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn. Tập trung phát triển và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chú trọng thực hiện các chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc, sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc cũng như các giá trị văn hóa truyền thống làm tiền đề nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng ở các vùng nông thôn; thực hiện nếp sống mới ở khu vực nông thôn. Tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh ”. Nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao để nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao nông thôn, bài trừ hủ tục, tệ nạn xã hội nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Ngăn chặn, kiểm soát trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thực hiện tốt các chính sách an sinh, xã hội, đặc biệt là chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Thi đua bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường nông thôn. Triển khai các giải pháp kiềm chế và xử lý triệt để các vấn đề tội phạm liên quan đến ma tuý, tình hình phức tạp của truyền đạo trái phép; đồng thời nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình tự quản đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thông qua phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ. Quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Triển khai hiệu quả Đề án thí điểm về môi trường; thu gom xử lý nước thải, chất thải; cải tạo cảnh quan môi trường, trong đó tập trung phát triển các mô hình thôn, bản xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng gắn kết hình thành các tour du lịch kết nối với các điểm du lịch của huyện.