CTTĐT - Những năm qua huyện Yên Bình luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm là việc triển khai thực hiện các đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Bình hỗ trợ hộ nghèo ở xã Phúc An xóa nhà dột nát
Với mục tiêu cán đích nông thôn mới nâng cao cuối năm 2023, bên cạnh việc tập trung hoàn thành các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, xã Bạch Hà cũng huy động mọi nguồn lực để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, quyết tâm trong năm giảm được 68 hộ nghèo, tương đương giảm 6%, đưa tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã giảm xuống còn 13,8%. Đồng chí Hà Văn Thi - Phó Chủ tịch UBND xã Bạch Hà cho biết: Xã đã đề ra các giải pháp tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững làm khâu đột phá. Bên cạnh đó xã cũng phân công mỗi tổ chức đoàn thể hỗ trợ giúp đỡ ít nhất 5 hộ thoát nghèo bằng cách trao sinh kế, hỗ trợ công lao động sản xuất, hỗ trợ xóa nhà dột nát...”
Là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn Hàm Rồng, vừa qua chị Hoàng Thị Tin được UBND xã Bạch Hà hỗ trợ 20 con gà giống cùng thuốc thú y và cám chăn nuôi. Đây là nguồn sinh kế giúp gia đình chị Tin sớm ổn định cuộc sống. chị Tin xúc động nói: được xã hỗ trợ gà giống tôi sẽ cố gắng chăm sóc, nhân đàn thêm để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống.
Năm 2022, huyện Yên Bình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,38% tương đương giảm 1.326 hộ trở lên (trong đó ít nhất có 10% hộ tự nguyện thoát nghèo), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 còn 9,61%, phấn đấu không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng hưởng chính sách người có công với cách mạng.Trong giai đoạn 2023 - 2025, phấn đấu giảm 8,1% số hộ nghèo trở lên, bình quân mỗi năm giảm khoảng 2,7%, tỷ lệ hộ nghèo cuối giai đoạn còn 1,5%; phấn đấu đến năm 2023, trên địa bàn huyện không còn xã đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo trong các dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo trong các xã đặc biệt khó khăn giảm 1,5 lần so với mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện.
Lãnh đạo huyện Yên Bình và cán bộ Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện trao tặng máy cắt cỏ cho hộ nghèo xã Bảo Ái
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Yên Bình đặt ra các giải pháp, cụ thể là tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, những điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần tự lực và ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng. Đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo nâng cao thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Đồng chí Nguyễn Đức Long - Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Yên Bình cho biết: Phòng đã tham mưu với UBND huyện triển khai thực hiện các chính sách, trong đó tập trung vào các dự án phát triển kinh tế như: đa dạng hóa sản xuất, phát triển mô hình giảm nghèo, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó cũng thực hiện một số chính sách truyền thông về giảm nghèo và chính sách hỗ trợ về y tế. Cùng với triển khai các dự án, chương trình giảm nghèo, nhằm giúp người dân nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác.
Thời gian qua, huyện Yên Bình tăng cường đầu tư phát triển các sản phẩm nông, lâm sản, thủy sản chủ lực của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó có việc chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm là thế mạnh của mỗi địa phương theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Huyện Yên Bình đã thẩm định và lựa chọn triển khai thực hiện 5 dự án, đó là: Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm Bưởi Đại Minh; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu, cụ thể là cây khôi nhung; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm gỗ keo; Dự án phát triển sản xuất gỗ ván dán và viên nén liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ gỗ keo và Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi ở hồ Thác Bà. Đây là những sản phẩm chủ lực, có tiềm năng, lợi thế của huyện, vì vậy khi triển khai dự án được người dân đồng tình ủng hộ và phối hợp thực hiện.
Với việc đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm là chủ lực của địa phương theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của huyện Yên Bình không chỉ nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho nhân dân, tạo tập quán và phong trào ứng dụng KHKT vào sản xuất mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Quan trọng hơn là xây dựng được vùng chuyên canh, thâm canh hàng hóa có chất lượng, ổn định và lâu dài, giúp người dân nâng cao thu nhập và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Năng động nhạy bén trong phát triển kinh tế tận dụng tốt các chương trình đầu tư, hỗ trợ của nhà nước và phát huy nội lực trong nhân dân để phát triển các mô hình kinh tế nên đời sống người dân Yên Bình từng bước được nâng lên. Qua đó góp phần quan trọng tạo tiền đề để Yên Bình hiện thực hóa nghị quyết Đại hội đảng các cấp vào thực tế cuộc sống./.
1804 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Yên Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua huyện Yên Bình luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm là việc triển khai thực hiện các đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.Với mục tiêu cán đích nông thôn mới nâng cao cuối năm 2023, bên cạnh việc tập trung hoàn thành các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, xã Bạch Hà cũng huy động mọi nguồn lực để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, quyết tâm trong năm giảm được 68 hộ nghèo, tương đương giảm 6%, đưa tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã giảm xuống còn 13,8%. Đồng chí Hà Văn Thi - Phó Chủ tịch UBND xã Bạch Hà cho biết: Xã đã đề ra các giải pháp tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững làm khâu đột phá. Bên cạnh đó xã cũng phân công mỗi tổ chức đoàn thể hỗ trợ giúp đỡ ít nhất 5 hộ thoát nghèo bằng cách trao sinh kế, hỗ trợ công lao động sản xuất, hỗ trợ xóa nhà dột nát...”
Là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn Hàm Rồng, vừa qua chị Hoàng Thị Tin được UBND xã Bạch Hà hỗ trợ 20 con gà giống cùng thuốc thú y và cám chăn nuôi. Đây là nguồn sinh kế giúp gia đình chị Tin sớm ổn định cuộc sống. chị Tin xúc động nói: được xã hỗ trợ gà giống tôi sẽ cố gắng chăm sóc, nhân đàn thêm để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống.
Năm 2022, huyện Yên Bình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,38% tương đương giảm 1.326 hộ trở lên (trong đó ít nhất có 10% hộ tự nguyện thoát nghèo), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 còn 9,61%, phấn đấu không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng hưởng chính sách người có công với cách mạng.Trong giai đoạn 2023 - 2025, phấn đấu giảm 8,1% số hộ nghèo trở lên, bình quân mỗi năm giảm khoảng 2,7%, tỷ lệ hộ nghèo cuối giai đoạn còn 1,5%; phấn đấu đến năm 2023, trên địa bàn huyện không còn xã đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo trong các dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo trong các xã đặc biệt khó khăn giảm 1,5 lần so với mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện.
Lãnh đạo huyện Yên Bình và cán bộ Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện trao tặng máy cắt cỏ cho hộ nghèo xã Bảo Ái
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Yên Bình đặt ra các giải pháp, cụ thể là tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, những điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần tự lực và ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng. Đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo nâng cao thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Đồng chí Nguyễn Đức Long - Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Yên Bình cho biết: Phòng đã tham mưu với UBND huyện triển khai thực hiện các chính sách, trong đó tập trung vào các dự án phát triển kinh tế như: đa dạng hóa sản xuất, phát triển mô hình giảm nghèo, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó cũng thực hiện một số chính sách truyền thông về giảm nghèo và chính sách hỗ trợ về y tế. Cùng với triển khai các dự án, chương trình giảm nghèo, nhằm giúp người dân nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác.
Thời gian qua, huyện Yên Bình tăng cường đầu tư phát triển các sản phẩm nông, lâm sản, thủy sản chủ lực của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó có việc chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm là thế mạnh của mỗi địa phương theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Huyện Yên Bình đã thẩm định và lựa chọn triển khai thực hiện 5 dự án, đó là: Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm Bưởi Đại Minh; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu, cụ thể là cây khôi nhung; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm gỗ keo; Dự án phát triển sản xuất gỗ ván dán và viên nén liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ gỗ keo và Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi ở hồ Thác Bà. Đây là những sản phẩm chủ lực, có tiềm năng, lợi thế của huyện, vì vậy khi triển khai dự án được người dân đồng tình ủng hộ và phối hợp thực hiện.
Với việc đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm là chủ lực của địa phương theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của huyện Yên Bình không chỉ nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho nhân dân, tạo tập quán và phong trào ứng dụng KHKT vào sản xuất mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Quan trọng hơn là xây dựng được vùng chuyên canh, thâm canh hàng hóa có chất lượng, ổn định và lâu dài, giúp người dân nâng cao thu nhập và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Năng động nhạy bén trong phát triển kinh tế tận dụng tốt các chương trình đầu tư, hỗ trợ của nhà nước và phát huy nội lực trong nhân dân để phát triển các mô hình kinh tế nên đời sống người dân Yên Bình từng bước được nâng lên. Qua đó góp phần quan trọng tạo tiền đề để Yên Bình hiện thực hóa nghị quyết Đại hội đảng các cấp vào thực tế cuộc sống./.