CTTĐT - Là 1 trong 5 hoat động chính tại Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV/2022, việc dâng hương tại đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn (Văn Yên, Yên Bái) - Thờ ông tổ trồng Quế nhằm tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng ở xã Viễn Sơn nói riêng và ở các địa phương trong huyện nói chung.
Dâng hương tại Đình Tháp Cái (Viễn Sơn)
Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV/2022 sẽ diễn ra một hoạt động hết sức độc đáo, mang đậm bản sắc, truyền thống tốt đẹp trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao đó là dâng hương tại đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn. Hoạt động này nhằm tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng, đem đến cuộc sống ấm no cho đồng bào Dao ở Viễn Sơn nói riêng và nhân dân trong vùng nói chung từ việc trồng cây Quế.
Tương truyền tại thôn Tháp Cái, xã Viễn Sơn có đình Tháp Cái thờ ông Bàn Phú Sáu là một trong những người đầu tiên đưa gia đình về khai khẩn, lập làng bản ở Viễn Sơn và cũng là người đầu tiên tìm ra cây quế đưa về trồng và dạy dân cách trồng cây quế, dân bản gọi ông là "ông tổ” cây quế và suy tôn Thành Hoàng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cây quế không chỉ giúp đồng bào làm thuốc chữa bệnh và làm hương liệu mà còn có thể bán, trao đổi hàng hóa nên đồng bào đã trồng quế ở khắp núi đồi. Khi kinh tế phát triển, cây quế ngày càng khẳng định được thương hiệu và giá trị của mình nên đã giúp cho cuộc sống của đồng bào Dao và các dân tộc trong vùng ngày càng no đủ, hạnh phúc. Trên thực tế cây quế đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân Viễn Sơn, hàng năm, toàn xã có khoảng trên 200 hộ gia đình có mức thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên từ cây Quế, thậm chí có những hộ có thu nhập hàng tỷ đồng, sở hữu hàng chục ha quế nhiều năm tuổi, điển hình như hộ ông Trần Văn Tráng, Trần Hồng Quân ở thôn Khe Dứa, ông Triệu Tiến Bảo ở thôn Khe Lợ…
Từ khi khởi dựng đến nay, trải qua hơn 200 năm, đình Tháp Cái vẫn tồn tại gắn bó với cộng đồng người Dao, với vùng đất Viễn Sơn xưa và nay. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tuy đã có sự thay đổi nhưng vẫn giữ nguyên các giá trị vốn có của di tích. Theo phong tục, tín ngưỡng của dân xã Viễn Sơn, đình Tháp Cái mỗi năm tổ chức 4 lần cầu cúng. Đó là Lễ tháng Giêng - Lễ cúng Thành Hoàng vào ngày mùng 1 tết; Lễ cầu mùa vào ngày mùng 3/3 âm lịch; Lễ Cầu phúc, cầu lộc vào ngày 6/6 âm lịch và Lễ cầu phúc, cầu lộc vào ngày 2/8 âm lịch hàng năm với những nghi thức độc đáo theo phong tục địa phương. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, ngày 26/12/2018, đình Tháp Cái xã Viễn Sơn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Một buổi học chữ Dao tại Đình
Trong khuôn khổ của lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV này, hoạt động dâng hương tại Đình Tháp Cái được thực hiện với các nghi thức truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc Dao để cầu phúc, cầu lộc, cầu mùa; cầu Thành Hoàng, thần linh che chở, phù hộ làng bản yên bình, mùa màng bội thu, cây quế tốt tươi, con người khỏe mạnh… Mặt khác nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử, giúp người dân địa phương cũng như du khách hiểu thêm về quá trình khai khẩn, lập làng bản cũng như sự có mặt và phát triển của cây quế nơi đây. Đồng thời thỏa sức tìm hiểu nét đặc sắc trong các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ bản địa từ Lễ Cấp sắc 12 đèn, chữ viết, hát Páo dung đến múa Rùa, múa Gông…
Đặc biệt hơn, khi tham gia hoạt động dâng hương tại đình Tháp Cái - nơi thờ ông tổ nghề trồng quế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đồi quế bạt ngàn, xanh ngút tầm mắt, những đồi quế từ 20 - 30 năm tuổi ở thôn Khe Lợ, Khe Qué của địa phương. Đồng thời thấy được sức sáng tạo không giới hạn trong lao động, sản xuất của đồng bào thông qua một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ quế như: ống điếu, lọ tăm, logo….
Ngoài việc tôn vinh giá trị lịch sử, tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng, hoạt động này còn chứa đựng sự răn dạy, là lời nhắc nhở của đời trước với đời sau về việc phải chăm chỉ, hăng say lao động sản xuất. Những đồi quế mang màu xanh no ấm nhờ vậy tiếp nối từ đời này sang đời khác với giá trị văn hóa, tâm linh, tinh thần và vật chất không tách rời.
Để chuẩn bị tốt cho hoạt động dâng hương tại đình Tháp Cái, thôn Tháp Cái, xã Viễn Sơn - nơi thờ ông tổ nghề trồng quế, Đảng ủy, UBND xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, tiến hành sửa chữa, vệ sinh khuôn viên khu vực đình, huy động người dân trong và ngoài địa phương chủ động, tích cực tham gia vào công tác chuẩn bị cho hoạt động này được diễn ra theo đúng nghi thức, truyền thống, tiết kiệm và đảm bảo an toàn. Đồng chí Mai Kiên - Bí thư Đảng bộ xã Viễn Sơn cho biết: “Rất vinh dự là nơi sẽ diễn ra 1 trong 5 hoạt động chính trong Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV/2022, đó hoạt động dâng hương tại đình Tháp Cái - nơi thờ ông tổ nghề trồng quế. Đây cũng chính là cơ hội để địa phương giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm quế Văn Yên, phát huy những giá trị văn hóa người Dao, gắn với phát triển du lịch. Chính vì vậy, hiện nay, xã Viễn Sơn đã xây dựng kế hoạch với các phương án cụ thể. Tiến hành phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các ngành, đoàn thể của xã phối hợp với Ban quản lý di tích, người dân địa phương tiến hành sửa chữa, vệ sinh khuôn viên đình, đảm bảo an ninh trật tự. Đồng thời chuẩn bị tốt về con người, lễ vật, cơ sở vật chất để nghi lễ dâng hương diễn ra đảm bảo trang trọng, linh thiêng, mang đậm bản sắc dân tộc”.
Được biết, thời gian qua, xã Viễn Sơn đã chú trọng phát triển du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái, bám sát chủ trương, định hướng, kế hoạch của huyện. Hoạt động du lịch sinh thái vùng quế ở Viễn Sơn nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa của dân tộc Dao đỏ. Nét đẹp văn hóa ấy vốn gắn kết vô cùng mật thiết với việc trồng quế của nhân dân. Mặt khác, địa phương cũng đang từng bước xây dựng hoạt động kết nối cộng đồng, cải tạo các nhà nghỉ cộng đồng, nâng cấp hệ thống đường giao thông…
Có đình thờ ông tổ nghề trồng quế, có những đối quế xanh bạt ngàn trùng điệp, thơm nồng, có những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Dao với tình người mộc mạc, thân thiện, nghĩa tình, có đường giao thông đi lại thuận tiện… Du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái vùng quế ở Viễn Sơn nói riêng và ở Văn Yên nói chung chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp, khó quên trong lòng du khách như hương quế mãi đượm say.
1413 lượt xem
CTV: Thu Nhài
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là 1 trong 5 hoat động chính tại Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV/2022, việc dâng hương tại đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn (Văn Yên, Yên Bái) - Thờ ông tổ trồng Quế nhằm tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng ở xã Viễn Sơn nói riêng và ở các địa phương trong huyện nói chung.Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV/2022 sẽ diễn ra một hoạt động hết sức độc đáo, mang đậm bản sắc, truyền thống tốt đẹp trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao đó là dâng hương tại đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn. Hoạt động này nhằm tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng, đem đến cuộc sống ấm no cho đồng bào Dao ở Viễn Sơn nói riêng và nhân dân trong vùng nói chung từ việc trồng cây Quế.
Tương truyền tại thôn Tháp Cái, xã Viễn Sơn có đình Tháp Cái thờ ông Bàn Phú Sáu là một trong những người đầu tiên đưa gia đình về khai khẩn, lập làng bản ở Viễn Sơn và cũng là người đầu tiên tìm ra cây quế đưa về trồng và dạy dân cách trồng cây quế, dân bản gọi ông là "ông tổ” cây quế và suy tôn Thành Hoàng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cây quế không chỉ giúp đồng bào làm thuốc chữa bệnh và làm hương liệu mà còn có thể bán, trao đổi hàng hóa nên đồng bào đã trồng quế ở khắp núi đồi. Khi kinh tế phát triển, cây quế ngày càng khẳng định được thương hiệu và giá trị của mình nên đã giúp cho cuộc sống của đồng bào Dao và các dân tộc trong vùng ngày càng no đủ, hạnh phúc. Trên thực tế cây quế đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân Viễn Sơn, hàng năm, toàn xã có khoảng trên 200 hộ gia đình có mức thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên từ cây Quế, thậm chí có những hộ có thu nhập hàng tỷ đồng, sở hữu hàng chục ha quế nhiều năm tuổi, điển hình như hộ ông Trần Văn Tráng, Trần Hồng Quân ở thôn Khe Dứa, ông Triệu Tiến Bảo ở thôn Khe Lợ…
Từ khi khởi dựng đến nay, trải qua hơn 200 năm, đình Tháp Cái vẫn tồn tại gắn bó với cộng đồng người Dao, với vùng đất Viễn Sơn xưa và nay. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tuy đã có sự thay đổi nhưng vẫn giữ nguyên các giá trị vốn có của di tích. Theo phong tục, tín ngưỡng của dân xã Viễn Sơn, đình Tháp Cái mỗi năm tổ chức 4 lần cầu cúng. Đó là Lễ tháng Giêng - Lễ cúng Thành Hoàng vào ngày mùng 1 tết; Lễ cầu mùa vào ngày mùng 3/3 âm lịch; Lễ Cầu phúc, cầu lộc vào ngày 6/6 âm lịch và Lễ cầu phúc, cầu lộc vào ngày 2/8 âm lịch hàng năm với những nghi thức độc đáo theo phong tục địa phương. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, ngày 26/12/2018, đình Tháp Cái xã Viễn Sơn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Một buổi học chữ Dao tại Đình
Trong khuôn khổ của lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV này, hoạt động dâng hương tại Đình Tháp Cái được thực hiện với các nghi thức truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc Dao để cầu phúc, cầu lộc, cầu mùa; cầu Thành Hoàng, thần linh che chở, phù hộ làng bản yên bình, mùa màng bội thu, cây quế tốt tươi, con người khỏe mạnh… Mặt khác nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử, giúp người dân địa phương cũng như du khách hiểu thêm về quá trình khai khẩn, lập làng bản cũng như sự có mặt và phát triển của cây quế nơi đây. Đồng thời thỏa sức tìm hiểu nét đặc sắc trong các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ bản địa từ Lễ Cấp sắc 12 đèn, chữ viết, hát Páo dung đến múa Rùa, múa Gông…
Đặc biệt hơn, khi tham gia hoạt động dâng hương tại đình Tháp Cái - nơi thờ ông tổ nghề trồng quế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đồi quế bạt ngàn, xanh ngút tầm mắt, những đồi quế từ 20 - 30 năm tuổi ở thôn Khe Lợ, Khe Qué của địa phương. Đồng thời thấy được sức sáng tạo không giới hạn trong lao động, sản xuất của đồng bào thông qua một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ quế như: ống điếu, lọ tăm, logo….
Ngoài việc tôn vinh giá trị lịch sử, tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng, hoạt động này còn chứa đựng sự răn dạy, là lời nhắc nhở của đời trước với đời sau về việc phải chăm chỉ, hăng say lao động sản xuất. Những đồi quế mang màu xanh no ấm nhờ vậy tiếp nối từ đời này sang đời khác với giá trị văn hóa, tâm linh, tinh thần và vật chất không tách rời.
Để chuẩn bị tốt cho hoạt động dâng hương tại đình Tháp Cái, thôn Tháp Cái, xã Viễn Sơn - nơi thờ ông tổ nghề trồng quế, Đảng ủy, UBND xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, tiến hành sửa chữa, vệ sinh khuôn viên khu vực đình, huy động người dân trong và ngoài địa phương chủ động, tích cực tham gia vào công tác chuẩn bị cho hoạt động này được diễn ra theo đúng nghi thức, truyền thống, tiết kiệm và đảm bảo an toàn. Đồng chí Mai Kiên - Bí thư Đảng bộ xã Viễn Sơn cho biết: “Rất vinh dự là nơi sẽ diễn ra 1 trong 5 hoạt động chính trong Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV/2022, đó hoạt động dâng hương tại đình Tháp Cái - nơi thờ ông tổ nghề trồng quế. Đây cũng chính là cơ hội để địa phương giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm quế Văn Yên, phát huy những giá trị văn hóa người Dao, gắn với phát triển du lịch. Chính vì vậy, hiện nay, xã Viễn Sơn đã xây dựng kế hoạch với các phương án cụ thể. Tiến hành phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các ngành, đoàn thể của xã phối hợp với Ban quản lý di tích, người dân địa phương tiến hành sửa chữa, vệ sinh khuôn viên đình, đảm bảo an ninh trật tự. Đồng thời chuẩn bị tốt về con người, lễ vật, cơ sở vật chất để nghi lễ dâng hương diễn ra đảm bảo trang trọng, linh thiêng, mang đậm bản sắc dân tộc”.
Được biết, thời gian qua, xã Viễn Sơn đã chú trọng phát triển du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái, bám sát chủ trương, định hướng, kế hoạch của huyện. Hoạt động du lịch sinh thái vùng quế ở Viễn Sơn nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa của dân tộc Dao đỏ. Nét đẹp văn hóa ấy vốn gắn kết vô cùng mật thiết với việc trồng quế của nhân dân. Mặt khác, địa phương cũng đang từng bước xây dựng hoạt động kết nối cộng đồng, cải tạo các nhà nghỉ cộng đồng, nâng cấp hệ thống đường giao thông…
Có đình thờ ông tổ nghề trồng quế, có những đối quế xanh bạt ngàn trùng điệp, thơm nồng, có những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Dao với tình người mộc mạc, thân thiện, nghĩa tình, có đường giao thông đi lại thuận tiện… Du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái vùng quế ở Viễn Sơn nói riêng và ở Văn Yên nói chung chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp, khó quên trong lòng du khách như hương quế mãi đượm say.