CTTĐT - Cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế chính sách của Nhà nước và tinh thần năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái đã đầu tư phát triển các ngành nghề kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu về tăng trưởng kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội của thành phố.
Doanh nhân, CCB Nguyễn Ngọc Tân bên dây chuyền sản xuất ván ép
Với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tinh thần tự lực, tự cường khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, năm 2010 cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Ngọc Tân, thôn Lưỡng Sơn, xã Văn Phú, thành viên câu lạc bộ (CLB) doanh nhân Hội CCB thành phố Yên Bái đã dành gần 5000 nghìn m2 đất của gia đình để làm xưởng bóc gỗ và mua máy ép ván sử dụng với sông suất đạt 500m3 ván ép/năm để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ có đầu ra ổn định, duy trì chất lượng sản phẩm tốt cung ứng kịp thời cho các doanh nghiệp tại Hà Nội, doanh thu đạt gần 1 tỷ đồng/năm. Hiện xưởng gỗ ván ép của CCB, doanh nhân Nguyễn Ngọc Tân đang thu hút và giải quyết việc làm ổn định cho 30 lao động trong và ngoài thành phố Yên Bái với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng. Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Tân chia sẻ: “Được tham gia CLB CCB doanh nhân thành phố hơn 1 năm nay, nhưng chúng tôi luôn đề cao tinh thần, phẩm chất của người lính cụ Hồ cống hiến công sức, trí tuệ để kinh doanh, sản xuất có hiệu quả, nâng cao doanh thu làm giàu cho gia đình và xã hội; thu hút giải quyết việc làm thường xuyên cho hội viên CCB, con em hội viên và lao động khác trong và ngoài thành phố”.
Cùng với CCB Nguyễn Ngọc Tân, nhiều CCB thành phố Yên Bái đã tích cực tiên phong đi đầu trong phát triển kinh tế. Hiện toàn Hội CCB thành phố Yên Bái có 28 doanh nghiệp vừa và nhỏ do CCB làm chủ; trong đó, có 2 doanh nghiệp có doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm, 7 doanh nghiệp doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm, 77 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, 4 trang trại, 7 gia trại, 1.288 hộ hội viên kinh doanh tổng hợp. Các mô hình phát triển kinh tế của các CCB đã góp phần nâng tổng số hộ gia đình CCB khá, giàu lên 74%; đồng thời, tạo việc làm cho trên 5.300 lao động thường xuyên và trên 300 lao động thời vụ. Chị Đỗ Thị Huyền Trang, làm việc tại Công ty TNHH YAA, phường Hồng Hà, do CCB Hoàng Thế Bảo bày tỏ: “Tôi làm việc tại doanh nghiệp được gần 20 năm nay. Đây là một doanh nghiệp do CCB làm chủ nhưng chúng tôi được quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo chế độ của Nhà nước. Chủ doanh nghiệp luôn quan tâm duy trì đầy đủ việc làm và thu nhập, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ khó khăn kịp thời khi nhân viên bị ốm đau, gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất. Chúng tôi rất phấn khởi và yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp.
Nhận thấy kinh doanh quần áo, giày dép, thời trang nam cho lứa tuổi từ 15 đến 60 tuổi khá tiềm năng, hơn năm 20 qua nữ doanh nhân Đặng Thị Điệp, chi hội nữ doanh nhân, hội viên Hội LHPN phường Nguyễn Thái Học đã luôn năng động, sáng tạo tận tâm trong hoạt động kinh doanh hướng tới phục vụ tốt nhất nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Chị Điệp còn tích cực tham gia sinh hoạt, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh đối với các doanh nhân trong chi hội để liên kết hỗ trợ về kiến thức kinh doanh trong thời đại công nghệ số. Hàng năm doanh thu từ cửa hàng chị tăng đáng kể, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước và thu hút giải quyết việc làm cho 3 lao động với mức lương bình quân từ 5 triệu đồng trở lên/tháng. Chị Đặng Thị Điệp, chủ shop thời trang Điệp, tổ 2 phường Nguyễn Thái Học cho biết: “Tham gia Hội nữ doanh nhân thành phố và sinh hoạt tại chi hội nữ doanh nhân phường Nguyễn Thái Học, chúng tôi đã được trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong kinh doanh. Qua đó đã giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh, khởi nghiệp, lập nghiệp để kinh doanh hiệu quả xứng đáng là những doanh nhân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Chúng tôi tích cực tham gia công tác an sinh tại địa phương, hàng tháng đều dành những suất quà gồm những nhu yếu phẩm thiết yếu để hộ trợ những gia đình hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, những trường hợp yếu thế tại địa bàn phường”.
Lãnh đạo thành phố Yên Bái trao giấy khen cho các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn
Theo thống kê đến hết năm 2021, tổng số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ của thành phố là 4.218 cơ sở, trong đó có 415 doanh nghiệp, 3.800 hộ kinh doanh. Tạo việc làm cho gần 12 nghìn lao động với thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Có 538 cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 382 doanh nghiệp, 156 hộ kinh doanh, tạo việc làm cho trên 11 nghìn lao động có thu nhập bình quân đạt từ 5-8 triệu đồng/người/tháng. Với phương châm "Đồng hành cùng doanh nghiệp, hành động vì doanh nghiệp”, thời gian qua, thành phố đã chủ động nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xóa bỏ rào cản bằng nhiều hình thức, giải quyết triệt các kiến nghị của doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thị trường, cập nhật thông tin về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ưu đãi đầu tư; tạo điều về các thủ tục hành chính; môi trường đầu tư kinh doanh... Trong 9 tháng đầu năm 2022, thành phố Yên Bái đã thành lập mới thêm 85 doanh nghiệp, bằng 70,8% chỉ tiêu kế hoạch, thành lập 7 HTX, bằng 140% chỉ tiêu kế hoạch năm, thành lập mới 1 văn phòng đại diện HTX, 53 tổ hợp tác. Cộng đồng các doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái không chỉ tích cực kinh doanh, sản xuất phát triển năng động, đóng góp tích cực cho Ngân sách địa phương mà họ còn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội tại địa phương.
Có thể khẳng định, với chủ trương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển của tỉnh, thành phố đã tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân của thành phố Yên Bái không ngừng phát triển về cả số lượng và chất lượng, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Góp phần để thành phố hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, xứng tầm là trung tâm động lực phát triển kinh tế của tỉnh, là trung tâm thương mại, dịch vụ của khu vực Tây Bắc.
2192 lượt xem
CTV: Lê Hương- Thanh Nghị
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế chính sách của Nhà nước và tinh thần năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái đã đầu tư phát triển các ngành nghề kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu về tăng trưởng kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội của thành phố.
Với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tinh thần tự lực, tự cường khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, năm 2010 cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Ngọc Tân, thôn Lưỡng Sơn, xã Văn Phú, thành viên câu lạc bộ (CLB) doanh nhân Hội CCB thành phố Yên Bái đã dành gần 5000 nghìn m2 đất của gia đình để làm xưởng bóc gỗ và mua máy ép ván sử dụng với sông suất đạt 500m3 ván ép/năm để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ có đầu ra ổn định, duy trì chất lượng sản phẩm tốt cung ứng kịp thời cho các doanh nghiệp tại Hà Nội, doanh thu đạt gần 1 tỷ đồng/năm. Hiện xưởng gỗ ván ép của CCB, doanh nhân Nguyễn Ngọc Tân đang thu hút và giải quyết việc làm ổn định cho 30 lao động trong và ngoài thành phố Yên Bái với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng. Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Tân chia sẻ: “Được tham gia CLB CCB doanh nhân thành phố hơn 1 năm nay, nhưng chúng tôi luôn đề cao tinh thần, phẩm chất của người lính cụ Hồ cống hiến công sức, trí tuệ để kinh doanh, sản xuất có hiệu quả, nâng cao doanh thu làm giàu cho gia đình và xã hội; thu hút giải quyết việc làm thường xuyên cho hội viên CCB, con em hội viên và lao động khác trong và ngoài thành phố”.
Cùng với CCB Nguyễn Ngọc Tân, nhiều CCB thành phố Yên Bái đã tích cực tiên phong đi đầu trong phát triển kinh tế. Hiện toàn Hội CCB thành phố Yên Bái có 28 doanh nghiệp vừa và nhỏ do CCB làm chủ; trong đó, có 2 doanh nghiệp có doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm, 7 doanh nghiệp doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm, 77 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, 4 trang trại, 7 gia trại, 1.288 hộ hội viên kinh doanh tổng hợp. Các mô hình phát triển kinh tế của các CCB đã góp phần nâng tổng số hộ gia đình CCB khá, giàu lên 74%; đồng thời, tạo việc làm cho trên 5.300 lao động thường xuyên và trên 300 lao động thời vụ. Chị Đỗ Thị Huyền Trang, làm việc tại Công ty TNHH YAA, phường Hồng Hà, do CCB Hoàng Thế Bảo bày tỏ: “Tôi làm việc tại doanh nghiệp được gần 20 năm nay. Đây là một doanh nghiệp do CCB làm chủ nhưng chúng tôi được quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo chế độ của Nhà nước. Chủ doanh nghiệp luôn quan tâm duy trì đầy đủ việc làm và thu nhập, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ khó khăn kịp thời khi nhân viên bị ốm đau, gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất. Chúng tôi rất phấn khởi và yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp.
Nhận thấy kinh doanh quần áo, giày dép, thời trang nam cho lứa tuổi từ 15 đến 60 tuổi khá tiềm năng, hơn năm 20 qua nữ doanh nhân Đặng Thị Điệp, chi hội nữ doanh nhân, hội viên Hội LHPN phường Nguyễn Thái Học đã luôn năng động, sáng tạo tận tâm trong hoạt động kinh doanh hướng tới phục vụ tốt nhất nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Chị Điệp còn tích cực tham gia sinh hoạt, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh đối với các doanh nhân trong chi hội để liên kết hỗ trợ về kiến thức kinh doanh trong thời đại công nghệ số. Hàng năm doanh thu từ cửa hàng chị tăng đáng kể, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước và thu hút giải quyết việc làm cho 3 lao động với mức lương bình quân từ 5 triệu đồng trở lên/tháng. Chị Đặng Thị Điệp, chủ shop thời trang Điệp, tổ 2 phường Nguyễn Thái Học cho biết: “Tham gia Hội nữ doanh nhân thành phố và sinh hoạt tại chi hội nữ doanh nhân phường Nguyễn Thái Học, chúng tôi đã được trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong kinh doanh. Qua đó đã giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh, khởi nghiệp, lập nghiệp để kinh doanh hiệu quả xứng đáng là những doanh nhân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Chúng tôi tích cực tham gia công tác an sinh tại địa phương, hàng tháng đều dành những suất quà gồm những nhu yếu phẩm thiết yếu để hộ trợ những gia đình hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, những trường hợp yếu thế tại địa bàn phường”.
Lãnh đạo thành phố Yên Bái trao giấy khen cho các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn
Theo thống kê đến hết năm 2021, tổng số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ của thành phố là 4.218 cơ sở, trong đó có 415 doanh nghiệp, 3.800 hộ kinh doanh. Tạo việc làm cho gần 12 nghìn lao động với thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Có 538 cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 382 doanh nghiệp, 156 hộ kinh doanh, tạo việc làm cho trên 11 nghìn lao động có thu nhập bình quân đạt từ 5-8 triệu đồng/người/tháng. Với phương châm "Đồng hành cùng doanh nghiệp, hành động vì doanh nghiệp”, thời gian qua, thành phố đã chủ động nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xóa bỏ rào cản bằng nhiều hình thức, giải quyết triệt các kiến nghị của doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thị trường, cập nhật thông tin về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ưu đãi đầu tư; tạo điều về các thủ tục hành chính; môi trường đầu tư kinh doanh... Trong 9 tháng đầu năm 2022, thành phố Yên Bái đã thành lập mới thêm 85 doanh nghiệp, bằng 70,8% chỉ tiêu kế hoạch, thành lập 7 HTX, bằng 140% chỉ tiêu kế hoạch năm, thành lập mới 1 văn phòng đại diện HTX, 53 tổ hợp tác. Cộng đồng các doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái không chỉ tích cực kinh doanh, sản xuất phát triển năng động, đóng góp tích cực cho Ngân sách địa phương mà họ còn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội tại địa phương.
Có thể khẳng định, với chủ trương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển của tỉnh, thành phố đã tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân của thành phố Yên Bái không ngừng phát triển về cả số lượng và chất lượng, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Góp phần để thành phố hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, xứng tầm là trung tâm động lực phát triển kinh tế của tỉnh, là trung tâm thương mại, dịch vụ của khu vực Tây Bắc.