Năm 2017, là năm trọng tâm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống bằng cách đổi mới toàn diện, mạnh mẽ công tác lãnh chỉ đạo, tăng cường giữ vững kỷ cương, kỷ luật công tác.
Thị xã Nghĩa Lộ khuyến khích phát triển sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.
Với mục tiêu xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành thị xã văn hóa, trung tâm thương mại - du lịch khu vực phía Tây của tỉnh và cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại 3 vào năm 2020, năm 2016 - 2017, thị xã đã tập trung thực hiện chủ trương của tỉnh về điều chỉnh quy hoạch cục bộ thị xã; tập trung triển khai các dự án trọng điểm phát triển không gian đô thị, các trục đường giao thông từ trung tâm kết nối với toàn vùng lòng chảo Mường Lò.
Song, do hạn chế về diện tích tự nhiên, tài nguyên, khoáng sản hầu như không có, đất đai dành cho thu hút đầu tư rất ít, không thu hút được doanh nghiệp lớn vào địa bàn, cùng hàng loạt khó khăn về biến đổi khí hậu, môi trường, xử lý rác thải, cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vất chất giáo dục... là những vấn đề lớn thị xã Nghĩa Lộ phải đối mặt.
Trước những thách thức đó, Đảng bộ thị xã xác định rõ công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị là nhiệm vụ then chốt, tạo bước đổi mới tích cực để đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Theo đó, Đảng bộ chú trọng đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, dự án gắn với sơ kết, tổng kết các nghị quyết của Đảng một cách nghiêm túc. Đặc biệt, tập trung rà soát, đánh giá những tồn tại, khuyết điểm, hạn chế sau khi kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết TW4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị.
Đến nay, 12/12 nội dung, khuyết điểm, hạn chế của Đảng bộ thị xã đã được khắc phục xong, 529 nội dung, khuyết điểm của các chi, đảng bộ cũng hoàn thiện việc khắc phục. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác dân vận tiếp tục được tăng cường, nhất là vận động, tuyên truyền tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc thu hồi đất để triển khai các dự án, công trình trọng điểm cho phát triển thị xã.
Những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã tạo nên sức mạnh đồng thuận trong chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội của thị xã. Lĩnh vực thương mại - du lịch tiếp tục được coi là ngành kinh tế mũi nhọn tập trung phát triển. Thị xã đã điều chỉnh quy hoạch cục bộ, quy hoạch chung và quy hoạch phân khu hai bên tuyến đường tránh quốc lộ 32 kết hợp với tuyến đường giao thông nội thị, giao thông nông thôn tạo sự liên thông vùng, hình thành các phân khu chức năng, quy hoạch quỹ đất có lợi thế để thu hút phát triển thương mại, dịch vụ.
Thị xã cũng khuyến khích nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ du lịch. Tập trung tuyên truyền, quảng bá tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, xúc tiến du lịch thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân và du khách như: Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò gắn với trải nghiệm Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; lễ hội Rằm tháng Giêng...
Bên cạnh đó, thị xã tập trung chỉnh trang đô thị, xây dựng tuyến phố thương mại, ẩm thực; tiếp tục hỗ trợ việc quản lý và nâng cao chất lượng mô hình du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, xây dựng và liên kết đón khách theo tua, tuyến trong và ngoài tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 1.080 cơ sở thương mại, 421 cơ sở sản xuất, 15 nhà nghỉ với trên 200 phòng, có 25 nhà du lịch cộng đồng.
Sự phát triển của ngành du lịch giúp cho thương mại - dịch vụ trên địa bàn tăng trưởng mạnh. Năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa của thị xã đạt 956 tỷ đồng, tăng 16%; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 146 tỷ đồng, tăng 76% so với 2015.
Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh từ kinh tế du lịch, thương mại, trong lĩnh vực nông nghiệp, thị xã Nghĩa Lộ còn tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới.
Bám sát đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh để triển khai thực hiện, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã ban hành Nghị quyết về Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung chỉ đạo áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật về giống, phương pháp canh tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm.
Hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung 500 ha, duy trì thương hiệu gạo Mường Lò, đưa sản xuất vụ đông thành vụ chính, chiếm 75% diện tích lúa 2 vụ với các mô hình rau màu chất lượng như: súp lơ xanh, cà chua, ngô nếp... Năm 2016, giá trị nông, lâm nghiệp thủy sản đạt 128,8 tỷ đồng; giá trị thu nhập trên 1 ha đất 2 vụ lúa đạt 131,6 triệu đồng.
Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tuy không phải là lĩnh vực có lợi thế của địa phương, tuy nhiên, thị xã định hướng phát triển các ngành nghề có lợi thế như: may mặc, cơ khí xây dựng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, các ngành nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đệm... tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay, nguồn hỗ trợ khuyến công, giới thiệu, đào tạo nghề cho lao động địa phương.
Năm 2016, thị xã ra Nghị quyết chuyên đề “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động thị xã giai đoạn 2016 - 2020”.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm đột phá của cả nhiệm kỳ nhằm nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, chuyển đổi một bộ phận lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Kết quả trong năm 2016, đã hỗ trợ tạo việc làm cho 1.300 lao động đạt 130% kế hoạch.
Năm 2017, là năm trọng tâm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống bằng cách đổi mới toàn diện, mạnh mẽ công tác lãnh chỉ đạo, tăng cường giữ vững kỷ cương, kỷ luật công tác.
Tập trung thực hiện 3 khâu đột phá: tăng cường thu hút đầu tư, tập trung hoàn hoàn thành điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thị xã giai đoạn 2016 - 2020 định hướng 2025 đã được tỉnh phê duyệt; đẩy mạnh cải cách hành chính trong các cơ quan, đơn vị, đề cao vai trò trách nhiệm của tập thể, cá nhân là người đứng đầu; tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn một cách hợp lý, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo để có cơ hội tìm kiếm việc làm.
1761 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2017, là năm trọng tâm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống bằng cách đổi mới toàn diện, mạnh mẽ công tác lãnh chỉ đạo, tăng cường giữ vững kỷ cương, kỷ luật công tác.Với mục tiêu xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành thị xã văn hóa, trung tâm thương mại - du lịch khu vực phía Tây của tỉnh và cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại 3 vào năm 2020, năm 2016 - 2017, thị xã đã tập trung thực hiện chủ trương của tỉnh về điều chỉnh quy hoạch cục bộ thị xã; tập trung triển khai các dự án trọng điểm phát triển không gian đô thị, các trục đường giao thông từ trung tâm kết nối với toàn vùng lòng chảo Mường Lò.
Song, do hạn chế về diện tích tự nhiên, tài nguyên, khoáng sản hầu như không có, đất đai dành cho thu hút đầu tư rất ít, không thu hút được doanh nghiệp lớn vào địa bàn, cùng hàng loạt khó khăn về biến đổi khí hậu, môi trường, xử lý rác thải, cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vất chất giáo dục... là những vấn đề lớn thị xã Nghĩa Lộ phải đối mặt.
Trước những thách thức đó, Đảng bộ thị xã xác định rõ công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị là nhiệm vụ then chốt, tạo bước đổi mới tích cực để đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Theo đó, Đảng bộ chú trọng đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, dự án gắn với sơ kết, tổng kết các nghị quyết của Đảng một cách nghiêm túc. Đặc biệt, tập trung rà soát, đánh giá những tồn tại, khuyết điểm, hạn chế sau khi kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết TW4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị.
Đến nay, 12/12 nội dung, khuyết điểm, hạn chế của Đảng bộ thị xã đã được khắc phục xong, 529 nội dung, khuyết điểm của các chi, đảng bộ cũng hoàn thiện việc khắc phục. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác dân vận tiếp tục được tăng cường, nhất là vận động, tuyên truyền tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc thu hồi đất để triển khai các dự án, công trình trọng điểm cho phát triển thị xã.
Những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã tạo nên sức mạnh đồng thuận trong chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội của thị xã. Lĩnh vực thương mại - du lịch tiếp tục được coi là ngành kinh tế mũi nhọn tập trung phát triển. Thị xã đã điều chỉnh quy hoạch cục bộ, quy hoạch chung và quy hoạch phân khu hai bên tuyến đường tránh quốc lộ 32 kết hợp với tuyến đường giao thông nội thị, giao thông nông thôn tạo sự liên thông vùng, hình thành các phân khu chức năng, quy hoạch quỹ đất có lợi thế để thu hút phát triển thương mại, dịch vụ.
Thị xã cũng khuyến khích nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ du lịch. Tập trung tuyên truyền, quảng bá tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, xúc tiến du lịch thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân và du khách như: Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò gắn với trải nghiệm Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; lễ hội Rằm tháng Giêng...
Bên cạnh đó, thị xã tập trung chỉnh trang đô thị, xây dựng tuyến phố thương mại, ẩm thực; tiếp tục hỗ trợ việc quản lý và nâng cao chất lượng mô hình du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, xây dựng và liên kết đón khách theo tua, tuyến trong và ngoài tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 1.080 cơ sở thương mại, 421 cơ sở sản xuất, 15 nhà nghỉ với trên 200 phòng, có 25 nhà du lịch cộng đồng.
Sự phát triển của ngành du lịch giúp cho thương mại - dịch vụ trên địa bàn tăng trưởng mạnh. Năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa của thị xã đạt 956 tỷ đồng, tăng 16%; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 146 tỷ đồng, tăng 76% so với 2015.
Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh từ kinh tế du lịch, thương mại, trong lĩnh vực nông nghiệp, thị xã Nghĩa Lộ còn tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới.
Bám sát đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh để triển khai thực hiện, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã ban hành Nghị quyết về Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung chỉ đạo áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật về giống, phương pháp canh tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm.
Hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung 500 ha, duy trì thương hiệu gạo Mường Lò, đưa sản xuất vụ đông thành vụ chính, chiếm 75% diện tích lúa 2 vụ với các mô hình rau màu chất lượng như: súp lơ xanh, cà chua, ngô nếp... Năm 2016, giá trị nông, lâm nghiệp thủy sản đạt 128,8 tỷ đồng; giá trị thu nhập trên 1 ha đất 2 vụ lúa đạt 131,6 triệu đồng.
Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tuy không phải là lĩnh vực có lợi thế của địa phương, tuy nhiên, thị xã định hướng phát triển các ngành nghề có lợi thế như: may mặc, cơ khí xây dựng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, các ngành nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đệm... tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay, nguồn hỗ trợ khuyến công, giới thiệu, đào tạo nghề cho lao động địa phương.
Năm 2016, thị xã ra Nghị quyết chuyên đề “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động thị xã giai đoạn 2016 - 2020”.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm đột phá của cả nhiệm kỳ nhằm nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, chuyển đổi một bộ phận lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Kết quả trong năm 2016, đã hỗ trợ tạo việc làm cho 1.300 lao động đạt 130% kế hoạch.
Năm 2017, là năm trọng tâm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống bằng cách đổi mới toàn diện, mạnh mẽ công tác lãnh chỉ đạo, tăng cường giữ vững kỷ cương, kỷ luật công tác.
Tập trung thực hiện 3 khâu đột phá: tăng cường thu hút đầu tư, tập trung hoàn hoàn thành điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thị xã giai đoạn 2016 - 2020 định hướng 2025 đã được tỉnh phê duyệt; đẩy mạnh cải cách hành chính trong các cơ quan, đơn vị, đề cao vai trò trách nhiệm của tập thể, cá nhân là người đứng đầu; tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn một cách hợp lý, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo để có cơ hội tìm kiếm việc làm.