Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ tại Thông tư 19/2017/TT-BNNPTNT. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016.
Ảnh minh họa
Cụ thể, Thông tư nêu rõ nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm như sau: 1- Chuyển đổi phải theo vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung và đảm bảo phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa; 2- Việc chuyển đổi phải bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương; 3- Việc chuyển đổi phải bảo đảm công khai, minh bạch.
Về nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, theo Thông tư, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Thông tư cũng nêu rõ quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa.
Cụ thể, UBND cấp xã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cấp xã trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi cấp huyện; tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong việc xác định vùng chuyển đổi; thông báo công khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã vào quý IV của năm trước trong thời hạn 60 ngày. Đồng thời, tiếp nhận, xử lý Đơn đăng ký chuyển đổi; lập Sổ theo dõi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. Định kỳ trước ngày 30/5 và ngày 30/11 hàng năm, UBND cấp xã tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa báo cáo UBND cấp huyện.
UBND cấp huyện lập và ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của cấp huyện trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa bàn huyện; định kỳ trước ngày 15/6 và ngày 15/12 hàng năm, tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cấp tỉnh trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh; định kỳ trước ngày 30/6 và ngày 31/12 hàng năm, tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Trồng trọt).
Cục Trồng trọt rà soát quy hoạch, xác định quy mô, xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa ở các địa phương; hàng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong phạm vi cả nước.
1534 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ tại Thông tư 19/2017/TT-BNNPTNT. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016.Cụ thể, Thông tư nêu rõ nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm như sau: 1- Chuyển đổi phải theo vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung và đảm bảo phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa; 2- Việc chuyển đổi phải bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương; 3- Việc chuyển đổi phải bảo đảm công khai, minh bạch.
Về nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, theo Thông tư, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Thông tư cũng nêu rõ quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa.
Cụ thể, UBND cấp xã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cấp xã trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi cấp huyện; tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong việc xác định vùng chuyển đổi; thông báo công khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã vào quý IV của năm trước trong thời hạn 60 ngày. Đồng thời, tiếp nhận, xử lý Đơn đăng ký chuyển đổi; lập Sổ theo dõi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. Định kỳ trước ngày 30/5 và ngày 30/11 hàng năm, UBND cấp xã tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa báo cáo UBND cấp huyện.
UBND cấp huyện lập và ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của cấp huyện trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa bàn huyện; định kỳ trước ngày 15/6 và ngày 15/12 hàng năm, tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cấp tỉnh trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh; định kỳ trước ngày 30/6 và ngày 31/12 hàng năm, tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Trồng trọt).
Cục Trồng trọt rà soát quy hoạch, xác định quy mô, xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa ở các địa phương; hàng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong phạm vi cả nước.