CTTĐT - Năm 2022, công tác phát triển du lịch cũng như các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Lục Yên đã thực sự có chuyển biến tích cực, đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Năm 2022, huyện Lục Yên đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển du lịch.
Huyện Lục Yên hiện có 55 cơ sở lưu trú, bao gồm 36 nhà nghỉ, 8 khách sạn và 11 homestay, trong đó có 9 hộ gia đình đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ở xã Khai Trung, Lâm Thượng. Các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện tạo việc làm cho khoảng trên 300 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 121 người, còn lại là lao động gián tiếp.
Năm 2021, huyện đã cử người tham gia các lớp tập huấn tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về bồi dưỡng kiến thức quản lý về du lịch, nghiệp vụ quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái; tham gia hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm; hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm triển khai Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch trong hệ thống du lịch thông minh tỉnh Yên Bái… Đồng thời tổ chức hướng dẫn cho các hộ dân kỹ năng làm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch covid-19 nên lượt khách và doanh thu năm 2021 giảm mạnh, đạt 60,8% kế hoạch với 48.650 lượt khách, trong đó khách quốc tế 265/12.500 lượt đạt; doanh thu chỉ đạt 29,2 tỷ đồng.
Năm 2022, huyện Lục Yên đã chú trọng thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch theo hướng bền vững tại các xã có tiềm năng du lịch. Huyện đã khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng dự án khu du lịch sunh thái, nghỉ dưỡng tại xã Khai Trung, Mường Lai, Lâm Thượng. Đến nay, huyện đã có 1 HTX dịch vụ du lịch và 11 cơ sở homestay hoạt động có hiệu quả. Trong quá trình xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, các homestay đã hình thành được các hộ kinh doanh có cách làm hay, làm mới ở xã Lâm Thượng, khai thác tối đa tài nguyên du lịch hiện có trên địa bàn phục vụ khách (trong đó là khách nước ngoài) như cơ sở Xôi Farmstay, Jack Ecolodge, Mộc Farmstay với nhiều dịch vụ như cắm trại, leo núi, đu dây vượt thác, thăm quan ăn uống tại thác Nặm Chắn, khám phá các hang động…
Cùng với đó, huyện Lục Yên đã chú trọng mở rộng, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm loại hình du lịch đặc trưng tại các xã có tiềm năng: sản phẩm du lịch khám phá hang động kết hợp với du lịch trải nghiệm, sinh thái, du lịch cộng đồng tại xã Khai Trung, Lâm Thượng; sản phẩm du lịch tâm linh gắn với du lịch cộng đồng, sinh thái tại các xã Tân Lĩnh, Tô Mậu, Mường Lai; khôi phục các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Tày tại xã Khánh Thiện, xã Lâm Thượng và xã Mường Lai; phát triển sản phẩm đá quý, hàng lưu niệm từ đá trắng, các đặc sản của Lục Yên tại thị trấn Yên Thế…
Trong năm 2022, huyện đã thành lập 12 đội văn nghệ dân tộc gắn với phát triển du lịch ở các xã; xây dựng, nâng cấp đường giao thông vào một số xã để vừa phát triển kinh tế đồng thời phục vụ phát triển du lịch bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, tỉnh huyện và nhân dân đóng góp…
Hàng năm huyện Lục Yên cũng đã tổ chức sưu tầm và bảo tồn văn hóa các dân tộc. Đến nay, toàn huyện có 17 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia và 15 di tích cấp tỉnh. Các di tích này được trùng tu, xây dựng nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ du lịch… Phối hợp với các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh để giới thiệu các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử và các lễ hội truyền thống của huyện; quảng bá các điểm đến của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Với những giải pháp trong phát triển du lịch, đến giữa tháng 11/2022 lượng khách du lịch đến với huyện Lục yên đã đạt trên 91 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 996 lượt, doanh thu từ du lịch đạt trên 63 tỷ đồng. Huyện Lục Yên phấn đấu hết 2022 Lục Yên phấn đấu đón trên 97 nghìn lượt khách, doanh thu đạt 68 tỷ đồng.
1463 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2022, công tác phát triển du lịch cũng như các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Lục Yên đã thực sự có chuyển biến tích cực, đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Huyện Lục Yên hiện có 55 cơ sở lưu trú, bao gồm 36 nhà nghỉ, 8 khách sạn và 11 homestay, trong đó có 9 hộ gia đình đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ở xã Khai Trung, Lâm Thượng. Các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện tạo việc làm cho khoảng trên 300 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 121 người, còn lại là lao động gián tiếp.
Năm 2021, huyện đã cử người tham gia các lớp tập huấn tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về bồi dưỡng kiến thức quản lý về du lịch, nghiệp vụ quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái; tham gia hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm; hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm triển khai Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch trong hệ thống du lịch thông minh tỉnh Yên Bái… Đồng thời tổ chức hướng dẫn cho các hộ dân kỹ năng làm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch covid-19 nên lượt khách và doanh thu năm 2021 giảm mạnh, đạt 60,8% kế hoạch với 48.650 lượt khách, trong đó khách quốc tế 265/12.500 lượt đạt; doanh thu chỉ đạt 29,2 tỷ đồng.
Năm 2022, huyện Lục Yên đã chú trọng thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch theo hướng bền vững tại các xã có tiềm năng du lịch. Huyện đã khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng dự án khu du lịch sunh thái, nghỉ dưỡng tại xã Khai Trung, Mường Lai, Lâm Thượng. Đến nay, huyện đã có 1 HTX dịch vụ du lịch và 11 cơ sở homestay hoạt động có hiệu quả. Trong quá trình xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, các homestay đã hình thành được các hộ kinh doanh có cách làm hay, làm mới ở xã Lâm Thượng, khai thác tối đa tài nguyên du lịch hiện có trên địa bàn phục vụ khách (trong đó là khách nước ngoài) như cơ sở Xôi Farmstay, Jack Ecolodge, Mộc Farmstay với nhiều dịch vụ như cắm trại, leo núi, đu dây vượt thác, thăm quan ăn uống tại thác Nặm Chắn, khám phá các hang động…
Cùng với đó, huyện Lục Yên đã chú trọng mở rộng, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm loại hình du lịch đặc trưng tại các xã có tiềm năng: sản phẩm du lịch khám phá hang động kết hợp với du lịch trải nghiệm, sinh thái, du lịch cộng đồng tại xã Khai Trung, Lâm Thượng; sản phẩm du lịch tâm linh gắn với du lịch cộng đồng, sinh thái tại các xã Tân Lĩnh, Tô Mậu, Mường Lai; khôi phục các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Tày tại xã Khánh Thiện, xã Lâm Thượng và xã Mường Lai; phát triển sản phẩm đá quý, hàng lưu niệm từ đá trắng, các đặc sản của Lục Yên tại thị trấn Yên Thế…
Trong năm 2022, huyện đã thành lập 12 đội văn nghệ dân tộc gắn với phát triển du lịch ở các xã; xây dựng, nâng cấp đường giao thông vào một số xã để vừa phát triển kinh tế đồng thời phục vụ phát triển du lịch bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, tỉnh huyện và nhân dân đóng góp…
Hàng năm huyện Lục Yên cũng đã tổ chức sưu tầm và bảo tồn văn hóa các dân tộc. Đến nay, toàn huyện có 17 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia và 15 di tích cấp tỉnh. Các di tích này được trùng tu, xây dựng nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ du lịch… Phối hợp với các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh để giới thiệu các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử và các lễ hội truyền thống của huyện; quảng bá các điểm đến của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Với những giải pháp trong phát triển du lịch, đến giữa tháng 11/2022 lượng khách du lịch đến với huyện Lục yên đã đạt trên 91 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 996 lượt, doanh thu từ du lịch đạt trên 63 tỷ đồng. Huyện Lục Yên phấn đấu hết 2022 Lục Yên phấn đấu đón trên 97 nghìn lượt khách, doanh thu đạt 68 tỷ đồng.