Bản Mù là xã đông dân nhất huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Cách đây mấy chục năm, cây thuốc phiện đã từng mọc ngút ngàn và bao đau khổ từng hiện hữu...
Bà con người Mông ở các bản cao xuống trung tâm xã lấy giống quế về trồng.
Bản Mù đang dần sáng lên
Xã Bản Mù nằm dưới chân núi Tà Xùa. Trải qua bao đời, bà con người Mông cần mẫn vỡ đất hoang làm ruộng bậc thang. Hành trình dẫn nước nhập điền đã giúp người Mông có đất canh tác, cuộc sống được đảm bảo. Họ không còn du canh, du cư như những năm trước đây nữa. Giờ đây, đường đã được mở lên Bản Mù. Bà con người Mông đã hết cảnh núi cách sông ngăn. Cái xe máy đã giúp bà con người Mông giải phóng đôi vai, đôi chân.
Nắng vàng như rót mật lên triền ruộng bậc thang ở bản Khấu Ly, xã Bản Mù. Bà con người Mông vừa thu xong lúa mùa. Nhiều hộ dân đang tranh thủ ngày nắng phơi thóc bên hiên nhà. Bên những ngôi nhà gỗ thấp thâm nâu đã có sự chuyển biển rõ rệt. Đường dây điện vắt qua bản Mông như mang ánh sáng đổi mới đến với bà con.
Vợ chồng ông Giàng A Sử bên ngôi nhà mới vừa hoàn thành. Trải qua mấy chục năm vất vả, ông Sử bản Khấu Ly mới dựng được ngôi nhà bề thế.
Vợ chồng ông Giàng A Sử ở bản Khấu Ly vừa chuyển từ trong núi ra ngôi nhà mới nằm cạnh đường cái. Bà con lối xóm đã giúp gia đình ông dựng ngôi nhà gỗ rộng hơn trăm mét vuông. Ông Sử đang cẩn thận miết lại từng mạch xi măng. Vợ ông hết chạy ra phơi thóc rồi vào nhà sắp xếp đồ đạc. Trông đôi vợ chồng già người Mông vui như ngày mới cưới chuẩn bị ra ở riêng.
Ông Sử năm nay đã ngoài năm mươi tuổi, dáng người săn gầy - đặc trưng của các chàng trai Mông ở miền sơn cước do leo núi nhiều. Ông Sử đã gắn bó với đất này bao đời. Láng xong cái nền nhà, ông Sử mới thở phào nhẹ nhõm. Cái đói, cái nghèo đã bị "tống" khứ, giờ ông còn có nhà mới để ở. Suốt bao năm qua, vợ chồng ông chịu thương, chịu khó nên cuộc sống mới dễ thở hơn. Ngoài mấy nghìn mét vuông ruộng bậc thang, gia đình ông còn có khoản tiền hỗ trợ từ dịch vụ môi trường rừng. Có đất rừng, ông Sử còn chăn trâu, bò. Không dừng lại ở đó, ông còn trồng cây quế trên diện tích mấy ha. "Mình chịu khó làm, cái nương, cái rừng nó lại thương lại mình. Mấy đứa con lớn của mình đi làm ăn xa. Chúng gửi tiền về, mình có thêm vốn để phát triển kinh tế nhà báo à", ông Sử hồ hởi khoe.
Bản Mù đã từng là vựa cây thuốc phiện ở đất Yên Bái. Từ khi thực hiện chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, bà con người Mông ở Bản Mù đã nỗ lực đưa giống mới vào sản xuất.
Cuộc đời ông Sử đã từng trải qua bao mưa nắng. Dường người Mông ở đất này có chung một nỗi đau ám ảnh họ suốt nhiều năm liền đó là đói rét và bản làng chìm trong cơn nghiện thuộc phiện. Mỗi khi nhắc lại chuyện xa xưa đó, ông Sử còn giật mình thon thót. Ngồi trong ngôi nhà mới, ông Sử không nghĩ cuộc đời mình có được sự đủ đầy như hôm nay.
Mù Cả nằm trên núi cao, quanh năm mây mù bao phủ. Ngày mù trời nhiều hơn ngày nắng, nên các cụ mới đặt tên là Mù Cả. Cái lạ là cây lương thực có thể phát triển chậm, nhưng cây thuốc phiện lại lên như rừng. Gieo chúng xuống, chúng lớn nhanh hơn cả cỏ dại. Nó cho thu nhựa cao hơn hẳn các vùng khác. Thu được nhựa, bà con người Mông cô thành thuốc phiện (thuốc đen). Cây thuốc phiện thống lĩnh đất này, nên trai tráng thỏa mái hút. Hầu như nhà nào cũng có bàn đèn. "Ngày đông, tháng giá, các cụ nhà tôi chân co, chân duỗi bên bàn đèn. Chẳng ai thiết làm việc gì", ông nhớ lại.
Trong mỗi gia đình người Mông ở xã Bản Mù đã dần có sự chuyển biến trong nếp nghĩ và cách làm. Cây thuốc phiện đã được triệt phá hoàn toàn. Giờ bà con toàn tâm, toàn ý tập trung vào sản xuất để xóa đói, giảm nghèo.
Thế rồi Nhà nước vận động xóa bỏ cây thuốc phiện, bản Khấu Lý cũng như bản Mù và các bản Mông khác đã đồng lòng loại trừ thứ cây đã gây cho họ bao đau khổ. Từ đây, gia đình ông Sử cũng như bà con người Mông trải qua hành trình vô cùng gian khó. Các cây lương thực được đưa về để thay thế cây thuốc phiện như ngô, khoai, sắn... Người Mông trở lại với nương, với ruộng bằng sức vóc của những ngày khai hoang mở đất. "Suốt mấy chục năm, bà con mới rời xa được cây thuốc phiện đấy. Giờ thì bản Mông không còn người nghiện. Con cháu của chúng tôi được đi học. Chúng biết cái chữ để tìm cách khác đưa bản làng thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu", ông Sử cho biết.
Bản Mù đưa giống mới vào sản xuất
Câu chuyện về hành trình vươn lên của gia đình ông Sử cũng giống như bao gia đình người Mông khác ở đất Bản Mù. Họ đã trải qua muôn vàn gian nan mới tạo dựng được cuộc sống như ngày hôm nay. Bản Mù đã thay đổi căn bản. Hơn 1000 hộ dân, đa phần là người dân tộc Mông đã đồng lòng xóa bỏ quá khứ đau thương. Nương thuốc phiện ngày nào, qua đôi bàn tay cần cù chịu khó của bà con người Mông đã biến thành ruộng bậc thang. Nước được dẫn từ trên núi Tà Xùa về chảy đêm ngày. Những mùa lúa bội thu đã giúp người Mông thoát khỏi cái đói. Cái nghèo, sự lạc hậu cũng dần bị loại bỏ, bản Mù đang dần sáng lên.
Đường được mở đến các bản Mông. Xe máy, ô tô đã vào tận bản. Hành trình giải phóng đôi vai, đôi chân của bà con người Mông đến giờ mới thành hiện thực.
Con đường bê tông rộng 5m vượt qua dãy núi cao chót vót dẫn đến trung tâm xã Bản Mù là điểm nhấn ở xã vùng cao này. Có đường, xe ô tô chở vật liệu đến tận bản. Từ đây bà con bán được nông sản với giá cao hơn. Đôi vai, đôi chân của bà con người Mông cũng được giải phóng bằng việc đưa cơ giới vào sản xuất. Tại trung tâm xã, hàng quán mở đêm ngày, nhộn nhịp chẳng kém gì chợ phiên. Bà con người Mông chỉ cần đi vài bước chân là có thể mua được nhu yếu phẩm, chứ không phải cuốc bộ cả ngày trời xuống huyện như những năm trước nữa. Phụ nữ người Mông không còn quanh quẩn với nương, với việc nhà, nay họ đã biết đi xe máy, chở hàng, buôn bán giao lưu với các vùng.
Nương thuốc phiện ngày nào ở xã Bản Mù giờ đã "biến" thành thửa ruộng bậc thang tươi tốt.
Đến thăm gia đình anh Mùa A Ngư, Trưởng bản Mù, xã Bản Mù mới thấy bà con người Mông nơi đây đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đưa gia đình thoát nghèo. A Ngư vừa xây nhà mới. Mái tôn còn mới toanh. Vợ anh cũng đang tất bật chuyển đồ đạc từ ngôi nhà gỗ ẩm thấp sang ngôi nhà mới khang trang hơn. A Ngư đã bán trâu, bán bò mới có đủ tiền để xây nhà mới. Cạnh nhà A Ngư, nhiều hộ dân khác cũng đã gom tiền dựng nhà mới vô cùng chắc chắn. Hình ảnh ngôi nhà bề thế, vững chãi đó, trước đây gần như không xuất hiện ở bản Mông.
Hôm chúng tôi đến xã Bản Mù đúng dịp bà con người Mông ở các bản cao đánh xe máy xuống xã lấy giống cây quế. Đây là một sự lạ trong cách làm ăn của bà con ngươi Mông. Bởi lẽ, nơi đây là xứ sở của miệt rừng, cây gỗ to bằng cả gian nhà. Họ chỉ cần hạ một cây là có đủ gỗ làm nhà. Vậy mà giờ đây, cây quế lại đang phủ xanh vùng đất trống, đồi trọc. Ông Giàng A Trang, Chủ tịch UBND xã Bản Mù cũng là người mạnh dạn đưa cây quế về trồng ở đất này. Ông Trang trồng được 3ha quế.
Bà con người Mông ở các bản cao xuống trung tâm xã lấy giống quế về trồng.
Không ai vận động, cũng không ai hỗ trợ, bà con người Mông tự tìm hiểu, thấy cây quế mang lại lợi ích là bà con tự bỏ tiền ra mua về trồng. Nhiều hộ dân trồng quế đã được thu hoạch. "Cuộc sống của bà con người Mông còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao. Nhưng trong mỗi nếp nhà người Mông nơi đây dã dần có sự thay đổi. Bà con chí thú làm ăn. Cây quế, cây chè, cây khoai sọ đang bén đất nương ở Mù Cả", ông Trang cho biết.
Theo thống kê của UBND xã Bản Mù, 100% dân số trên địa bàn xã được hưởng chính sách bảo hiểm y tế miễn phí. Toàn xã có 60 km đường giao thông nông thôn được xây dựng; trong đó, có 8,7 km được đổ bê tong. Trên 810 hộ nghèo được vay vốn với tổng dư nợ gần 33 tỷ đồng.
Theo Dân Việt (https://trangtraiviet.danviet.vn)
2699 lượt xem
Bản Mù là xã đông dân nhất huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Cách đây mấy chục năm, cây thuốc phiện đã từng mọc ngút ngàn và bao đau khổ từng hiện hữu...Bản Mù đang dần sáng lên
Xã Bản Mù nằm dưới chân núi Tà Xùa. Trải qua bao đời, bà con người Mông cần mẫn vỡ đất hoang làm ruộng bậc thang. Hành trình dẫn nước nhập điền đã giúp người Mông có đất canh tác, cuộc sống được đảm bảo. Họ không còn du canh, du cư như những năm trước đây nữa. Giờ đây, đường đã được mở lên Bản Mù. Bà con người Mông đã hết cảnh núi cách sông ngăn. Cái xe máy đã giúp bà con người Mông giải phóng đôi vai, đôi chân.
Nắng vàng như rót mật lên triền ruộng bậc thang ở bản Khấu Ly, xã Bản Mù. Bà con người Mông vừa thu xong lúa mùa. Nhiều hộ dân đang tranh thủ ngày nắng phơi thóc bên hiên nhà. Bên những ngôi nhà gỗ thấp thâm nâu đã có sự chuyển biển rõ rệt. Đường dây điện vắt qua bản Mông như mang ánh sáng đổi mới đến với bà con.
Vợ chồng ông Giàng A Sử bên ngôi nhà mới vừa hoàn thành. Trải qua mấy chục năm vất vả, ông Sử bản Khấu Ly mới dựng được ngôi nhà bề thế.
Vợ chồng ông Giàng A Sử ở bản Khấu Ly vừa chuyển từ trong núi ra ngôi nhà mới nằm cạnh đường cái. Bà con lối xóm đã giúp gia đình ông dựng ngôi nhà gỗ rộng hơn trăm mét vuông. Ông Sử đang cẩn thận miết lại từng mạch xi măng. Vợ ông hết chạy ra phơi thóc rồi vào nhà sắp xếp đồ đạc. Trông đôi vợ chồng già người Mông vui như ngày mới cưới chuẩn bị ra ở riêng.
Ông Sử năm nay đã ngoài năm mươi tuổi, dáng người săn gầy - đặc trưng của các chàng trai Mông ở miền sơn cước do leo núi nhiều. Ông Sử đã gắn bó với đất này bao đời. Láng xong cái nền nhà, ông Sử mới thở phào nhẹ nhõm. Cái đói, cái nghèo đã bị "tống" khứ, giờ ông còn có nhà mới để ở. Suốt bao năm qua, vợ chồng ông chịu thương, chịu khó nên cuộc sống mới dễ thở hơn. Ngoài mấy nghìn mét vuông ruộng bậc thang, gia đình ông còn có khoản tiền hỗ trợ từ dịch vụ môi trường rừng. Có đất rừng, ông Sử còn chăn trâu, bò. Không dừng lại ở đó, ông còn trồng cây quế trên diện tích mấy ha. "Mình chịu khó làm, cái nương, cái rừng nó lại thương lại mình. Mấy đứa con lớn của mình đi làm ăn xa. Chúng gửi tiền về, mình có thêm vốn để phát triển kinh tế nhà báo à", ông Sử hồ hởi khoe.
Bản Mù đã từng là vựa cây thuốc phiện ở đất Yên Bái. Từ khi thực hiện chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, bà con người Mông ở Bản Mù đã nỗ lực đưa giống mới vào sản xuất.
Cuộc đời ông Sử đã từng trải qua bao mưa nắng. Dường người Mông ở đất này có chung một nỗi đau ám ảnh họ suốt nhiều năm liền đó là đói rét và bản làng chìm trong cơn nghiện thuộc phiện. Mỗi khi nhắc lại chuyện xa xưa đó, ông Sử còn giật mình thon thót. Ngồi trong ngôi nhà mới, ông Sử không nghĩ cuộc đời mình có được sự đủ đầy như hôm nay.
Mù Cả nằm trên núi cao, quanh năm mây mù bao phủ. Ngày mù trời nhiều hơn ngày nắng, nên các cụ mới đặt tên là Mù Cả. Cái lạ là cây lương thực có thể phát triển chậm, nhưng cây thuốc phiện lại lên như rừng. Gieo chúng xuống, chúng lớn nhanh hơn cả cỏ dại. Nó cho thu nhựa cao hơn hẳn các vùng khác. Thu được nhựa, bà con người Mông cô thành thuốc phiện (thuốc đen). Cây thuốc phiện thống lĩnh đất này, nên trai tráng thỏa mái hút. Hầu như nhà nào cũng có bàn đèn. "Ngày đông, tháng giá, các cụ nhà tôi chân co, chân duỗi bên bàn đèn. Chẳng ai thiết làm việc gì", ông nhớ lại.
Trong mỗi gia đình người Mông ở xã Bản Mù đã dần có sự chuyển biến trong nếp nghĩ và cách làm. Cây thuốc phiện đã được triệt phá hoàn toàn. Giờ bà con toàn tâm, toàn ý tập trung vào sản xuất để xóa đói, giảm nghèo.
Thế rồi Nhà nước vận động xóa bỏ cây thuốc phiện, bản Khấu Lý cũng như bản Mù và các bản Mông khác đã đồng lòng loại trừ thứ cây đã gây cho họ bao đau khổ. Từ đây, gia đình ông Sử cũng như bà con người Mông trải qua hành trình vô cùng gian khó. Các cây lương thực được đưa về để thay thế cây thuốc phiện như ngô, khoai, sắn... Người Mông trở lại với nương, với ruộng bằng sức vóc của những ngày khai hoang mở đất. "Suốt mấy chục năm, bà con mới rời xa được cây thuốc phiện đấy. Giờ thì bản Mông không còn người nghiện. Con cháu của chúng tôi được đi học. Chúng biết cái chữ để tìm cách khác đưa bản làng thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu", ông Sử cho biết.
Bản Mù đưa giống mới vào sản xuất
Câu chuyện về hành trình vươn lên của gia đình ông Sử cũng giống như bao gia đình người Mông khác ở đất Bản Mù. Họ đã trải qua muôn vàn gian nan mới tạo dựng được cuộc sống như ngày hôm nay. Bản Mù đã thay đổi căn bản. Hơn 1000 hộ dân, đa phần là người dân tộc Mông đã đồng lòng xóa bỏ quá khứ đau thương. Nương thuốc phiện ngày nào, qua đôi bàn tay cần cù chịu khó của bà con người Mông đã biến thành ruộng bậc thang. Nước được dẫn từ trên núi Tà Xùa về chảy đêm ngày. Những mùa lúa bội thu đã giúp người Mông thoát khỏi cái đói. Cái nghèo, sự lạc hậu cũng dần bị loại bỏ, bản Mù đang dần sáng lên.
Đường được mở đến các bản Mông. Xe máy, ô tô đã vào tận bản. Hành trình giải phóng đôi vai, đôi chân của bà con người Mông đến giờ mới thành hiện thực.
Con đường bê tông rộng 5m vượt qua dãy núi cao chót vót dẫn đến trung tâm xã Bản Mù là điểm nhấn ở xã vùng cao này. Có đường, xe ô tô chở vật liệu đến tận bản. Từ đây bà con bán được nông sản với giá cao hơn. Đôi vai, đôi chân của bà con người Mông cũng được giải phóng bằng việc đưa cơ giới vào sản xuất. Tại trung tâm xã, hàng quán mở đêm ngày, nhộn nhịp chẳng kém gì chợ phiên. Bà con người Mông chỉ cần đi vài bước chân là có thể mua được nhu yếu phẩm, chứ không phải cuốc bộ cả ngày trời xuống huyện như những năm trước nữa. Phụ nữ người Mông không còn quanh quẩn với nương, với việc nhà, nay họ đã biết đi xe máy, chở hàng, buôn bán giao lưu với các vùng.
Nương thuốc phiện ngày nào ở xã Bản Mù giờ đã "biến" thành thửa ruộng bậc thang tươi tốt.
Đến thăm gia đình anh Mùa A Ngư, Trưởng bản Mù, xã Bản Mù mới thấy bà con người Mông nơi đây đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đưa gia đình thoát nghèo. A Ngư vừa xây nhà mới. Mái tôn còn mới toanh. Vợ anh cũng đang tất bật chuyển đồ đạc từ ngôi nhà gỗ ẩm thấp sang ngôi nhà mới khang trang hơn. A Ngư đã bán trâu, bán bò mới có đủ tiền để xây nhà mới. Cạnh nhà A Ngư, nhiều hộ dân khác cũng đã gom tiền dựng nhà mới vô cùng chắc chắn. Hình ảnh ngôi nhà bề thế, vững chãi đó, trước đây gần như không xuất hiện ở bản Mông.
Hôm chúng tôi đến xã Bản Mù đúng dịp bà con người Mông ở các bản cao đánh xe máy xuống xã lấy giống cây quế. Đây là một sự lạ trong cách làm ăn của bà con ngươi Mông. Bởi lẽ, nơi đây là xứ sở của miệt rừng, cây gỗ to bằng cả gian nhà. Họ chỉ cần hạ một cây là có đủ gỗ làm nhà. Vậy mà giờ đây, cây quế lại đang phủ xanh vùng đất trống, đồi trọc. Ông Giàng A Trang, Chủ tịch UBND xã Bản Mù cũng là người mạnh dạn đưa cây quế về trồng ở đất này. Ông Trang trồng được 3ha quế.
Bà con người Mông ở các bản cao xuống trung tâm xã lấy giống quế về trồng.
Không ai vận động, cũng không ai hỗ trợ, bà con người Mông tự tìm hiểu, thấy cây quế mang lại lợi ích là bà con tự bỏ tiền ra mua về trồng. Nhiều hộ dân trồng quế đã được thu hoạch. "Cuộc sống của bà con người Mông còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao. Nhưng trong mỗi nếp nhà người Mông nơi đây dã dần có sự thay đổi. Bà con chí thú làm ăn. Cây quế, cây chè, cây khoai sọ đang bén đất nương ở Mù Cả", ông Trang cho biết.
Theo thống kê của UBND xã Bản Mù, 100% dân số trên địa bàn xã được hưởng chính sách bảo hiểm y tế miễn phí. Toàn xã có 60 km đường giao thông nông thôn được xây dựng; trong đó, có 8,7 km được đổ bê tong. Trên 810 hộ nghèo được vay vốn với tổng dư nợ gần 33 tỷ đồng.
Theo Dân Việt (https://trangtraiviet.danviet.vn)