Từ nay đến năm 2020 chưa xem xét việc nâng mệnh giá bảo hiểm y tế nên cần tính toán mức đóng, quyền lợi cho phù hợp.
Ảnh minh họa
Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp về nội dung sửa đổi Nghị định 105/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Thông báo nêu rõ, Bảo hiểm y tế (BHYT) có tính chất an sinh xã hội cao, rất nhạy cảm, liên quan đến đại bộ phận người dân, vì vậy việc thường xuyên rà soát hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT trong đó có Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế là rất cần thiết.
Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHYT và Nghị định sửa đổi Nghị định 105/2014/NĐ-CP cần quán triệt các nguyên tắc, định hướng cơ bản. Cụ thể, tuân thủ đúng quy định của Luật bảo hiểm y tế và các pháp luật có liên quan, phản ánh đúng bản chất, chức năng, nhiệm vụ của BHYT với nguyên tắc "đóng - hưởng" và chia sẻ rủi ro.
Chính sách về BHYT phải phù hợp với khả năng của các chủ thể liên quan là khả năng đóng của doanh nghiệp, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của người dân; phần lớn kinh phí tham gia BHYT hiện nay là do nhà nước đóng; từ nay đến năm 2020 chưa xem xét việc nâng mệnh giá bảo hiểm y tế nên cần tính toán mức đóng, quyền lợi cho phù hợp; đảm bảo sự bền vững của Quỹ, cân đối theo từng năm, việc đưa ra chính sách phải căn cứ vào khả năng của các bên liên quan và thực lực của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, bảo đảm hài hòa quyền lợi của tất cả các bên tham gia BHYT (người dân, cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội); đảm bảo công khai, minh bạch, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường chống gian lận, trục lợi, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân và cơ sở khám, chữa bệnh.
Phân định rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan, cơ sở khám, chữa bệnh và Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành rà soát, bổ sung, chỉnh lý lại dự thảo Nghị định đáp ứng yêu cầu thực tiễn, gửi xin ý kiến của các Bộ, cơ quan: Tài chính, Tư pháp và Bảo hiểm xã hội Việt Nam để có ý kiến cụ thể về các nội dung của dự thảo Nghị định. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế hoàn thiện và trình Chính phủ dự thảo Nghị định để ban hành trong năm 2017.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát, tính toán và báo cáo Chính phủ trong quý I năm 2018 về khả năng năm 2018 điều chỉnh giá dịch vụ y tế bước 3.
Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm tốt công tác truyền thông về chế độ, chính sách BHYT, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
1470 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Từ nay đến năm 2020 chưa xem xét việc nâng mệnh giá bảo hiểm y tế nên cần tính toán mức đóng, quyền lợi cho phù hợp.Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp về nội dung sửa đổi Nghị định 105/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Thông báo nêu rõ, Bảo hiểm y tế (BHYT) có tính chất an sinh xã hội cao, rất nhạy cảm, liên quan đến đại bộ phận người dân, vì vậy việc thường xuyên rà soát hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT trong đó có Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế là rất cần thiết.
Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHYT và Nghị định sửa đổi Nghị định 105/2014/NĐ-CP cần quán triệt các nguyên tắc, định hướng cơ bản. Cụ thể, tuân thủ đúng quy định của Luật bảo hiểm y tế và các pháp luật có liên quan, phản ánh đúng bản chất, chức năng, nhiệm vụ của BHYT với nguyên tắc "đóng - hưởng" và chia sẻ rủi ro.
Chính sách về BHYT phải phù hợp với khả năng của các chủ thể liên quan là khả năng đóng của doanh nghiệp, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của người dân; phần lớn kinh phí tham gia BHYT hiện nay là do nhà nước đóng; từ nay đến năm 2020 chưa xem xét việc nâng mệnh giá bảo hiểm y tế nên cần tính toán mức đóng, quyền lợi cho phù hợp; đảm bảo sự bền vững của Quỹ, cân đối theo từng năm, việc đưa ra chính sách phải căn cứ vào khả năng của các bên liên quan và thực lực của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, bảo đảm hài hòa quyền lợi của tất cả các bên tham gia BHYT (người dân, cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội); đảm bảo công khai, minh bạch, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường chống gian lận, trục lợi, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân và cơ sở khám, chữa bệnh.
Phân định rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan, cơ sở khám, chữa bệnh và Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành rà soát, bổ sung, chỉnh lý lại dự thảo Nghị định đáp ứng yêu cầu thực tiễn, gửi xin ý kiến của các Bộ, cơ quan: Tài chính, Tư pháp và Bảo hiểm xã hội Việt Nam để có ý kiến cụ thể về các nội dung của dự thảo Nghị định. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế hoàn thiện và trình Chính phủ dự thảo Nghị định để ban hành trong năm 2017.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát, tính toán và báo cáo Chính phủ trong quý I năm 2018 về khả năng năm 2018 điều chỉnh giá dịch vụ y tế bước 3.
Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm tốt công tác truyền thông về chế độ, chính sách BHYT, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.