CTTĐT - Với tinh thần quyết tâm chính trị cao nhất, thời gian qua, huyện Yên Bình đã và đang nỗ lực chỉ đạo các cơ quan đơn vị, địa phương khẩn trương vào cuộc triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ để tiến tới thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, góp phần cải cách thủ tục hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Đội cảnh sát QLHC &TTXH Công an huyện Yên Bình triển khai thực hiện Đề án 06
Là xã nằm cách xa trung tâm huyện trên 70% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, theo đó, việc tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế. Để giúp người dân hiểu hơn về dịch vụ công trực tuyến, đồng thời hướng dẫn, cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân, thời gian qua, xã Phúc An đã thường xuyên phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền mà nòng nốt cốt là lực lượng công an xã dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thậm chí xuống tận thôn, hộ gia đình giúp người dân được tiếp cận, hiểu về các lợi ích, tiện ích mà dịch vụ công trực tuyến mang lại cũng như biết cách thao tác trên điện thoại thông minh làm quen với việc thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Thượng úy Lương Văn Hữu - Phó trưởng Công an xã Phúc An, huyện Yên Bình cho biết: Tính đến tháng 10 năm 2022, trên 90% dân số trong độ tuổi đã được cấp căn cước công dân và làm sạch 100% dữ liệu dân cư, việc tích cực triển khai Đề án 06 bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực.
Ông Lê Đình Nghĩa - thôn Đồng Tha, xã Phúc An, huyện Yên Bình bộc bạch: “Là người dân ở vùng sâu vùng xa, lại cao tuổi nên việc sử dụng điện thoại thông minh rất hạn chế. Nay được các chiến sỹ Công an đến tận nhà hướng dẫn, chúng tôi thấy rất phấn khởi và thấy rất tiện ích, nhất là thực hiện các thủ tục hành chính công nên chúng tôi phấn khởi lắm”.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công an về triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06), với địa bàn rộng, trình độ dân trí không đồng đều, người dân ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công cung cấp trên nền tảng trực tuyến; Hạ tầng, cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Xác định triển khai Đề án 06, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới người dân, nhằm cụ thể hóa chương trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần cải cách thủ tục hành chính và giúp người dân thuận tiện nhất khi thực hiện thủ tục thông qua môi trường số, chuyển từ thói quen dùng giấy tờ, đến trụ sở cơ quan nhà nước sang làm thủ tục tại bất kỳ nơi nào qua môi trường mạng. Ngay sau khi có kế hoạch, huyện Yên Bình đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, trong đó, Công an huyện là cơ quan thường trực đồng thời xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện một cách bài bản, khoa học. Đến nay, huyện đã hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống Sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân, mang lại hiệu quả to lớn, tạo sự đổi mới căn bản công tác quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, góp phần cải cách triệt để các thủ tục hành chính liên quan đến công dân.
Đến nay, huyện đã triển khai kết nối đường truyền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ Bộ Công an đến tất cả Công an các xã, thị trấn, 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia quy trình giải quyết TTHC được cấp chữ ký số cá nhân.
Để giúp người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận, giải quyết thủ tục hành chính một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác, đến nay, toàn huyện đã triển khai tiếp nhận, xử lý, giải quyết hồ sơ của 24/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, trong đó, 14 thủ tục thực hiện trên Cổng Dịch vụ công tỉnh, 10 thủ tục thực hiện trên cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành.
Trung tá Hà Thị Lan - đội trưởng đội QLHC và TTXH Công an huyện cho biết: “Đến nay, Công an huyện Yên Bình đã thực hiện thu nhận trên 94 nghìn hồ sơ đăng ký cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử cho công dân đạt tỷ lệ 97%, phối hợp triển khai thí điểm sử dụng thẻ CCCD gắn chíp trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Bảo hiểm xã hội, qua ứng dụng VN-eID, trên địa bàn huyện đã có 47.158 người sử dụng CCCD gắn chíp thay thế Bảo hiểm y tế giấy đi khám chữa bệnh và hệ thống tra cứu kết quả thành công; thực hiện cấp được trên 16 nghìn tài khoản định danh tđiện tử mức độ 1, 2 cho công dân, tiếp nhận trên 5000 hồ sơ cư trú mức độ 3,4 đạt 100%, làm thủ tục giúp công dân đăng ký 203 xe ô tô và 1625 xe mô tô, xe máy điện, thực hiện hướng dẫn 7 Công ty và 6 gia đình có cơ sở lưu trú hợp pháp thực hiện khai báo lưu trú cho hàng trăm lượt người nước ngoài đến địa phương qua phần mềm của bộ phận xuất nhập cảnh công an tỉnh Yên Bái…”.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, trong 10 tháng năm 2022, toàn huyện Yên Bình tiếp nhận và giải quyết trên 5300 hồ sơ thủ tục hành liên quan đến các dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 trên Cổng dịch vụ công, góp phần quan trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
Với những tiện ích của Đề án 06, người dân và doanh nghiệp đã bước đầu được thụ hưởng những thành quả nhất định. Cơ sở dữ liệu về dân cư đã được ứng dụng vào thực hiện những nhiệm vụ trong các lĩnh vực khác nhau, phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhất là thực hiện nhiều dịch vụ công thiết yếu, giúp quản lý thống nhất, tập trung, minh bạch, thuận lợi, tiết kiệm và đạt hiệu quả nhiều mặt.
Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, huyện Yên bình đã và đang triển khai hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ, tạo chuyển biến rõ nét trong cải cách thủ tục hành chính với phương châm lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực trụ cột là cấp ủy - chính quyền số, kinh tế số và xã hội số./.
1920 lượt xem
CTV: Hải Yến
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với tinh thần quyết tâm chính trị cao nhất, thời gian qua, huyện Yên Bình đã và đang nỗ lực chỉ đạo các cơ quan đơn vị, địa phương khẩn trương vào cuộc triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ để tiến tới thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, góp phần cải cách thủ tục hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Là xã nằm cách xa trung tâm huyện trên 70% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, theo đó, việc tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế. Để giúp người dân hiểu hơn về dịch vụ công trực tuyến, đồng thời hướng dẫn, cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân, thời gian qua, xã Phúc An đã thường xuyên phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền mà nòng nốt cốt là lực lượng công an xã dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thậm chí xuống tận thôn, hộ gia đình giúp người dân được tiếp cận, hiểu về các lợi ích, tiện ích mà dịch vụ công trực tuyến mang lại cũng như biết cách thao tác trên điện thoại thông minh làm quen với việc thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Thượng úy Lương Văn Hữu - Phó trưởng Công an xã Phúc An, huyện Yên Bình cho biết: Tính đến tháng 10 năm 2022, trên 90% dân số trong độ tuổi đã được cấp căn cước công dân và làm sạch 100% dữ liệu dân cư, việc tích cực triển khai Đề án 06 bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực.
Ông Lê Đình Nghĩa - thôn Đồng Tha, xã Phúc An, huyện Yên Bình bộc bạch: “Là người dân ở vùng sâu vùng xa, lại cao tuổi nên việc sử dụng điện thoại thông minh rất hạn chế. Nay được các chiến sỹ Công an đến tận nhà hướng dẫn, chúng tôi thấy rất phấn khởi và thấy rất tiện ích, nhất là thực hiện các thủ tục hành chính công nên chúng tôi phấn khởi lắm”.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công an về triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06), với địa bàn rộng, trình độ dân trí không đồng đều, người dân ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công cung cấp trên nền tảng trực tuyến; Hạ tầng, cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Xác định triển khai Đề án 06, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới người dân, nhằm cụ thể hóa chương trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần cải cách thủ tục hành chính và giúp người dân thuận tiện nhất khi thực hiện thủ tục thông qua môi trường số, chuyển từ thói quen dùng giấy tờ, đến trụ sở cơ quan nhà nước sang làm thủ tục tại bất kỳ nơi nào qua môi trường mạng. Ngay sau khi có kế hoạch, huyện Yên Bình đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, trong đó, Công an huyện là cơ quan thường trực đồng thời xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện một cách bài bản, khoa học. Đến nay, huyện đã hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống Sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân, mang lại hiệu quả to lớn, tạo sự đổi mới căn bản công tác quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, góp phần cải cách triệt để các thủ tục hành chính liên quan đến công dân.
Đến nay, huyện đã triển khai kết nối đường truyền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ Bộ Công an đến tất cả Công an các xã, thị trấn, 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia quy trình giải quyết TTHC được cấp chữ ký số cá nhân.
Để giúp người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận, giải quyết thủ tục hành chính một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác, đến nay, toàn huyện đã triển khai tiếp nhận, xử lý, giải quyết hồ sơ của 24/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, trong đó, 14 thủ tục thực hiện trên Cổng Dịch vụ công tỉnh, 10 thủ tục thực hiện trên cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành.
Trung tá Hà Thị Lan - đội trưởng đội QLHC và TTXH Công an huyện cho biết: “Đến nay, Công an huyện Yên Bình đã thực hiện thu nhận trên 94 nghìn hồ sơ đăng ký cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử cho công dân đạt tỷ lệ 97%, phối hợp triển khai thí điểm sử dụng thẻ CCCD gắn chíp trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Bảo hiểm xã hội, qua ứng dụng VN-eID, trên địa bàn huyện đã có 47.158 người sử dụng CCCD gắn chíp thay thế Bảo hiểm y tế giấy đi khám chữa bệnh và hệ thống tra cứu kết quả thành công; thực hiện cấp được trên 16 nghìn tài khoản định danh tđiện tử mức độ 1, 2 cho công dân, tiếp nhận trên 5000 hồ sơ cư trú mức độ 3,4 đạt 100%, làm thủ tục giúp công dân đăng ký 203 xe ô tô và 1625 xe mô tô, xe máy điện, thực hiện hướng dẫn 7 Công ty và 6 gia đình có cơ sở lưu trú hợp pháp thực hiện khai báo lưu trú cho hàng trăm lượt người nước ngoài đến địa phương qua phần mềm của bộ phận xuất nhập cảnh công an tỉnh Yên Bái…”.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, trong 10 tháng năm 2022, toàn huyện Yên Bình tiếp nhận và giải quyết trên 5300 hồ sơ thủ tục hành liên quan đến các dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 trên Cổng dịch vụ công, góp phần quan trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
Với những tiện ích của Đề án 06, người dân và doanh nghiệp đã bước đầu được thụ hưởng những thành quả nhất định. Cơ sở dữ liệu về dân cư đã được ứng dụng vào thực hiện những nhiệm vụ trong các lĩnh vực khác nhau, phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhất là thực hiện nhiều dịch vụ công thiết yếu, giúp quản lý thống nhất, tập trung, minh bạch, thuận lợi, tiết kiệm và đạt hiệu quả nhiều mặt.
Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, huyện Yên bình đã và đang triển khai hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ, tạo chuyển biến rõ nét trong cải cách thủ tục hành chính với phương châm lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực trụ cột là cấp ủy - chính quyền số, kinh tế số và xã hội số./.