CTTĐT - Cùng với các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, huyện Trấn Yên đã và đang triển khai điều chỉnh lại hệ thống trường lớp nhằm đảm bảo ổn định cho sự phát triển lâu dài, tăng khả năng tiếp cận giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập cho tất cả mọi người, giảm tối đa số điểm trường, trường lẻ tại các thôn, bản.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Bí thư huyện ủy Trấn Yên kiểm tra cơ sở vật chất trường học tại xã Hòa Cuông trước khi thực hiện Đề án
Thực hiện Quyết định số 24 ngày 27/8/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về việc Phê duyệt Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020, huyện Trấn Yên đã tổ chức quán triệt sâu sắc đến cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà trường và toàn thể nhân dân những nội dung liên quan đến Đề án, với chủ trương sáp nhập các trường trung học phổ thông có quy mô nhỏ, từ nay đến 2020 ổn định; mỗi đơn vị xã, thị trấn có tối đa 3 đơn vị trường học; chỉ duy trì điểm trường lẻ ở những thôn, bản quá xa điểm trường chính, giao thông đi lại khó khăn, địa hình cách trở, dân cư không tập trung và các yếu tố đặc thù khác không đảm bảo an toàn cho học sinh; cấp Trung học cơ sở không duy trì điểm trường lẻ; đầu tư xây dựng trường học theo hướng chuẩn hóa. Đồng thời, phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững, có phương pháp dạy học tiên tiến, làm chủ công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại… để đến năm 2020, đảm bảo huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp 98,5% đối với mẫu giáo và duy trì 100% đối với mẫu giáo 5 tuổi; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học đạt 96,5%; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp THCS đạt 94,5%. Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, thiết bị dạy học ngoại ngữ cho các trường phổ thông để 85% học sinh tiểu học, 100% học sinh THCS được học môn Tin học, Ngoại ngữ; 100% học sinh mầm non, tiểu học được học 2 buổi/ngày.
Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Trấn Yên, giai đoạn 2016 - 2020 được thực hiện từ tháng 9 năm 2016. Đến tháng 3/2017, qua sắp xếp theo Đề án, huyện Trấn Yên có 44 trường, 59 điểm trường và 4 phân hiệu tiểu học, 594 nhóm lớp, 16.018 trẻ, học sinh. Trong đó, giáo dục mầm non có 17 trường mầm non độc lập, 5 trường MN-TH&THCS với 38 điểm trường; Giáo dục tiểu học có 3 trường Tiểu học độc lập, 20 điểm trường và 4 phân hiệu; Giáo dục THCS có 24 trường (3 THCS độc lập và 21 trường TH&THCS). So với thời điểm cuối năm học 2015 - 2016 giảm 21 trường, 3 điểm trường, trong đó giảm 5 trường Mầm non độc lập và 2 điểm trường; giảm 18 trường Tiểu học độc lập, giảm 15 trường THCS - 1 điểm trường; Tăng 17 trường TH&THCS, 4 phân hiệu tiểu học. Tỷ lệ huy động trẻ, học sinh ra lớp ổn định so với các năm học trước. Các trường sau khi sáp nhập đã tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có để tổ chức dạy học, bảo đảm ổn định trường lớp. Cô Nguyễn Thị Tin - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Ca cho biết: "Hồng Ca là xã đặc biệt khó khăn, địa bàn rộng, đường xá đi lại còn nhiều khó khăn và có đông đồng bào Mông sinh sống. Trong năm học 2015 - 2016, nhà trường có 8 điểm trường, trong đó có 1 điểm trường trung tâm và 7 điểm trường lẻ. Sau khi thực hiện Đề án sắp xếp lại quy mô trường lớp học trong năm học 2016 - 2017 đã sáp nhập 1 điểm trường lẻ Bãi Ruộng, và trong năm học 2017 - 2018, nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện sáp nhập 2 điểm trường lẻ Đồng Đình và Liên Họp về điểm trường chính ở trung tâm. Việc xóa bỏ các điểm lẻ, đưa các trẻ về học ở điểm trường chính không những thuận lợi hơn cho công tác quản lý mà cơ bản nhất là các em được hưởng quyền lợi ngang nhau, nhất là thụ hưởng về cơ sở vật chất. Chính điều đó đã làm cho phụ huynh ngày càng yên tâm, ủng hộ việc xóa bỏ điểm lẻ dù nhiều người có phải đưa đón con em xa hơn chút"
Cơ sở vật chất từng bước được xây dựng mới đáp ứng nhu cầu học tập, nhu cầu ở bán trú của học sinh. Đã làm mới 13 phòng học bán kiên cố; 7 phòng ở bán trú; 2 bếp ăn, 2 công trình vệ sinh để đáp ứng việc chuyển học sinh từ điểm trường lẻ về. Cô Nguyễn Thị Én, giáo viên dạy ở điểm lẻ Khe Sấu thuộc trường mầm non Đào Thịnh cho biết: “Trong năm học 2017 - 2018, điểm lẻ Khe Sấu sẽ được sáp nhập về điểm trường chính ở trung tâm xã. Chúng tôi tin rằng khi được chuyển về điểm trường chính, cô và trò chúng tôi sẽ được thụ hưởng điều kiện cơ sở vật chất khang trang, đồ chơi, đồ dùng dạy học sẽ đầy đủ hơn điểm lẻ rất nhiều. Điều đó sẽ giúp cho các em có cơ hội phát triển toàn diện hơn.”
Khi thực hiện sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo Đề án đã đảm bảo sắp xếp lại phù hợp với quy mô trường, lớp, sắp xếp trong nội bộ từng cấp học. Việc sắp xếp đảm bảo tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, ưu tiên hợp lý hóa gia đình. Thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách hiện hành đối với đối tượng được sắp xếp. Do đó, sau khi thực hiện sắp xếp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành đều yên tâm công tác, quá trình thực hiện không có khó khăn, vướng mắc; sau khi thực hiện không có đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo Đề án. Tổng số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiện có sau sắp xếp là 1.244 người, trong đó: 1.241 biên chế; 2 nhân viên hợp đồng, 1 giáo viên hợp đồng lao động. Đã có 42 nhân viên được cử tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, thiết bị để đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm mới (trong đó: 34 nhân viên kế toán dôi dư theo Đề án; 8 nhân viên văn thư không có trình độ đào tạo chuyên môn). Qua đó, chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay đảm bảo yêu cầu công tác, 100% giáo viên các bậc học có trình độ đào tạo chuyên môn đạt chuẩn trở lên.
Mục tiêu của việc điều chỉnh mạng lưới hệ thống trường, lớp ở Trấn Yên là rất rõ ràng, lộ trình đã được xây dựng một các cụ thể, hiện nay huyện Trấn Yên đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh nhận thức rõ việc điều chỉnh mạng lưới trường, lớp là chủ trương lớn của tỉnh, của huyện, là một yêu cầu tất yếu, khách quan đối với sự phát triển sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy,chính quyền các cấp, vai trò nòng cốt của ngành giáo dục, trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giúp người dân, nhất là phụ huynh học sinh hiểu rõ sắp xếp lại trường lớp là để nâng cao chất lượng dạy và học.
1383 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cùng với các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, huyện Trấn Yên đã và đang triển khai điều chỉnh lại hệ thống trường lớp nhằm đảm bảo ổn định cho sự phát triển lâu dài, tăng khả năng tiếp cận giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập cho tất cả mọi người, giảm tối đa số điểm trường, trường lẻ tại các thôn, bản.Thực hiện Quyết định số 24 ngày 27/8/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về việc Phê duyệt Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020, huyện Trấn Yên đã tổ chức quán triệt sâu sắc đến cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà trường và toàn thể nhân dân những nội dung liên quan đến Đề án, với chủ trương sáp nhập các trường trung học phổ thông có quy mô nhỏ, từ nay đến 2020 ổn định; mỗi đơn vị xã, thị trấn có tối đa 3 đơn vị trường học; chỉ duy trì điểm trường lẻ ở những thôn, bản quá xa điểm trường chính, giao thông đi lại khó khăn, địa hình cách trở, dân cư không tập trung và các yếu tố đặc thù khác không đảm bảo an toàn cho học sinh; cấp Trung học cơ sở không duy trì điểm trường lẻ; đầu tư xây dựng trường học theo hướng chuẩn hóa. Đồng thời, phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững, có phương pháp dạy học tiên tiến, làm chủ công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại… để đến năm 2020, đảm bảo huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp 98,5% đối với mẫu giáo và duy trì 100% đối với mẫu giáo 5 tuổi; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học đạt 96,5%; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp THCS đạt 94,5%. Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, thiết bị dạy học ngoại ngữ cho các trường phổ thông để 85% học sinh tiểu học, 100% học sinh THCS được học môn Tin học, Ngoại ngữ; 100% học sinh mầm non, tiểu học được học 2 buổi/ngày.
Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Trấn Yên, giai đoạn 2016 - 2020 được thực hiện từ tháng 9 năm 2016. Đến tháng 3/2017, qua sắp xếp theo Đề án, huyện Trấn Yên có 44 trường, 59 điểm trường và 4 phân hiệu tiểu học, 594 nhóm lớp, 16.018 trẻ, học sinh. Trong đó, giáo dục mầm non có 17 trường mầm non độc lập, 5 trường MN-TH&THCS với 38 điểm trường; Giáo dục tiểu học có 3 trường Tiểu học độc lập, 20 điểm trường và 4 phân hiệu; Giáo dục THCS có 24 trường (3 THCS độc lập và 21 trường TH&THCS). So với thời điểm cuối năm học 2015 - 2016 giảm 21 trường, 3 điểm trường, trong đó giảm 5 trường Mầm non độc lập và 2 điểm trường; giảm 18 trường Tiểu học độc lập, giảm 15 trường THCS - 1 điểm trường; Tăng 17 trường TH&THCS, 4 phân hiệu tiểu học. Tỷ lệ huy động trẻ, học sinh ra lớp ổn định so với các năm học trước. Các trường sau khi sáp nhập đã tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có để tổ chức dạy học, bảo đảm ổn định trường lớp. Cô Nguyễn Thị Tin - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Ca cho biết: "Hồng Ca là xã đặc biệt khó khăn, địa bàn rộng, đường xá đi lại còn nhiều khó khăn và có đông đồng bào Mông sinh sống. Trong năm học 2015 - 2016, nhà trường có 8 điểm trường, trong đó có 1 điểm trường trung tâm và 7 điểm trường lẻ. Sau khi thực hiện Đề án sắp xếp lại quy mô trường lớp học trong năm học 2016 - 2017 đã sáp nhập 1 điểm trường lẻ Bãi Ruộng, và trong năm học 2017 - 2018, nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện sáp nhập 2 điểm trường lẻ Đồng Đình và Liên Họp về điểm trường chính ở trung tâm. Việc xóa bỏ các điểm lẻ, đưa các trẻ về học ở điểm trường chính không những thuận lợi hơn cho công tác quản lý mà cơ bản nhất là các em được hưởng quyền lợi ngang nhau, nhất là thụ hưởng về cơ sở vật chất. Chính điều đó đã làm cho phụ huynh ngày càng yên tâm, ủng hộ việc xóa bỏ điểm lẻ dù nhiều người có phải đưa đón con em xa hơn chút"
Cơ sở vật chất từng bước được xây dựng mới đáp ứng nhu cầu học tập, nhu cầu ở bán trú của học sinh. Đã làm mới 13 phòng học bán kiên cố; 7 phòng ở bán trú; 2 bếp ăn, 2 công trình vệ sinh để đáp ứng việc chuyển học sinh từ điểm trường lẻ về. Cô Nguyễn Thị Én, giáo viên dạy ở điểm lẻ Khe Sấu thuộc trường mầm non Đào Thịnh cho biết: “Trong năm học 2017 - 2018, điểm lẻ Khe Sấu sẽ được sáp nhập về điểm trường chính ở trung tâm xã. Chúng tôi tin rằng khi được chuyển về điểm trường chính, cô và trò chúng tôi sẽ được thụ hưởng điều kiện cơ sở vật chất khang trang, đồ chơi, đồ dùng dạy học sẽ đầy đủ hơn điểm lẻ rất nhiều. Điều đó sẽ giúp cho các em có cơ hội phát triển toàn diện hơn.”
Khi thực hiện sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo Đề án đã đảm bảo sắp xếp lại phù hợp với quy mô trường, lớp, sắp xếp trong nội bộ từng cấp học. Việc sắp xếp đảm bảo tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, ưu tiên hợp lý hóa gia đình. Thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách hiện hành đối với đối tượng được sắp xếp. Do đó, sau khi thực hiện sắp xếp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành đều yên tâm công tác, quá trình thực hiện không có khó khăn, vướng mắc; sau khi thực hiện không có đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo Đề án. Tổng số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiện có sau sắp xếp là 1.244 người, trong đó: 1.241 biên chế; 2 nhân viên hợp đồng, 1 giáo viên hợp đồng lao động. Đã có 42 nhân viên được cử tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, thiết bị để đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm mới (trong đó: 34 nhân viên kế toán dôi dư theo Đề án; 8 nhân viên văn thư không có trình độ đào tạo chuyên môn). Qua đó, chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay đảm bảo yêu cầu công tác, 100% giáo viên các bậc học có trình độ đào tạo chuyên môn đạt chuẩn trở lên.
Mục tiêu của việc điều chỉnh mạng lưới hệ thống trường, lớp ở Trấn Yên là rất rõ ràng, lộ trình đã được xây dựng một các cụ thể, hiện nay huyện Trấn Yên đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh nhận thức rõ việc điều chỉnh mạng lưới trường, lớp là chủ trương lớn của tỉnh, của huyện, là một yêu cầu tất yếu, khách quan đối với sự phát triển sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy,chính quyền các cấp, vai trò nòng cốt của ngành giáo dục, trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giúp người dân, nhất là phụ huynh học sinh hiểu rõ sắp xếp lại trường lớp là để nâng cao chất lượng dạy và học.