CTTĐT - Yên Bình là huyện vùng thấp nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Yên Bái. Toàn huyện có 5 dân tộc chính là Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan cùng chung sống trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm xấp xỉ 44%. Mỗi dân tộc nơi đây đều có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán rất riêng, tạo nên bản sắc độc đáo cho các bản làng mỗi dịp tết đến xuân về.
.
Sau một năm lao động vất vả, đồng bào dân tộc Cao Lan ở xã Tân Hương huyện Yên Bình lại tất bật chuẩn bị cho lễ mừng năm mới đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành. Cuộc sống đi lên, tết của người Cao Lan ngày nay cũng đủ đầy hơn xưa với mứt kẹo, bánh trưng, bánh gai. Nhưng món ăn không thể thiếu với đồng bào Cao Lan Tân Hương trong ngày tết là bánh Chim Gâu. Lá dứa rừng qua bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ được đan thành hình những chú chim Gâu, bọc bên trong là gạo nếp sau đó được đem luộc chín tạo nên món bánh thơm dẻo, sản vật đặc trưng của đồng bào Cao Lan ở Tân Hương. Cùng với bánh chim gâu, ngày Xuân ở các bản làng người Cao Lan không thể thiếu những làn điệu Sịnh ca ngọt ngào say đắm cũng nhiều điệu múa dặt dìu như múa chim gâu, múa xúc tép rộn ràng trong Lễ hội Lồng Tồng đầu xuân. Dù năm tháng trôi qua nhưng bao đời nay, người Cao Lan ở Tân Hương vẫn luôn lưu giữ nâng niu những làn điệu Sịnh ca như nâng niu hồn vía dân tộc.
Xã Yên Thành, huyện Yên Bình là địa phương có nét đặc trưng riêng với trên 95% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Cùng với các dân tộc anh em khác trên địa bàn, cuộc sống của đồng bào dân tộc Dao ở đây đang từng ngày thay đổi. Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đến nay bộ mặt thôn đã khang trang, thu nhập của người dân được nâng lên nhiều lần so với trước. Năm 2022, Yên Thành là 1 trong 4 xã của huyện Yên Bình cán đích NTM. Minh chứng tiêu biểu cho sự phát triển kinh tế của bà con ở đây là những ngôi nhà sàn vững trãi, khang trang thay thế cho những ngôi nhà bằng tre nứa. Cuộc sống đổi thay nhưng đồng bào Dao ở Yên Thành vẫn giữ những nét văn hóa đặc trưng ngày tết tiêu biểu như nghi lễ làm lễ quét dọn bàn thờ. Việc quét dọn bàn thờ nhất thiết phải được giao cho người đàn ông làm chủ sự gia đình. Nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định, thôn Ngòi Di, xã Yên Thành, huyện Yên Bình cho biết: “Người Dao quan niệm, quét dọn nhà cửa, vệ sinh bàn thờ sạch sẽ là quét đi những điều không may mắn trong năm cũ để đón về sự an lành, may mắn cho năm mới. Trên ban thờ gia tiên của người Dao không nhất thiết phải có mâm ngũ quả, mà tùy điều kiện gia đình sẽ bày bàn thờ khác nhau, tuy nhiên điều không thế thiếu trên bàn thờ là lọ hoa tươi. Khác với người Kinh, người Dao Yên Thành chỉ dùng hoa mận hoặc hoa cải. Người Dao kiêng bày trên bàn thờ hoa lụa hay hoa giấy vì đồng bào quan niệm mọi thứ bày lên bàn thờ gia tiên phải là những đồ thật. Sau khi cúng Gia tiên và tắm rửa sạch sẽ người Dao sẽ lấy cây gai về gài vào cổng và các vật dụng khác”.
Đặc biệt, ngày tết ở Yên Thành không thể thiếu được những làn điệu múa chuông rộn ràng say đắm, tiếng khèn nứa trầm bổng vang vọng núi rừng. Những năm qua nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành từ huyện đến cơ sở cùng tấm lòng tâm huyết của các nghệ nhân mà làn điệu dân ca dân vũ truyền thống của người Dao vẫn vẹn nguyên giá trị và là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây.
Mạch nguồn văn hóa truyền thống được thế hệ trẻ đón nhận và lưu truyền tạo nên nét đẹp đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao ở Yên Thành. Xuân này người dân Yên Thành vui hơn, phấn khởi hơn khi xã nhà đã cán đích NTM. Tại các xóm làng, thôn bản nơi đây, tiếng đàn khèn nứa lại ngân vang mời gọi hòa cùng những điệu múa chuông khỏe khoắn, rộn ràng tạo nên không khí vui tươi đầy sức sống cho miền quê nông thôn mới.
Yên Bình là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc ở huyện Yên Bình đều có những nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc riêng. Thời gian qua, huyện Yên Bình luôn chú trọng việc khôi phục, bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa văn nghệ dân gian thông qua hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ. Qua đó đã góp phần gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Đời sống văn hóa - tinh thần của bào dân tộc trên địa bàn huyện có nhiều đổi thay. Hiện tại trên địa bàn huyện hiện có 27 đội, CLB văn hóa văn nghệ dân gian và 4 CLB văn nghệ quần chúng, 264 đội văn nghệ tại thôn, tổ dân phố đây chính là những nòng cốt lưu truyền và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc. Đặc biệt hàng năm huyện tổ chức các lễ hội truyền thống tại các địa phương như lễ hội lồng tồng, lễ hội các đình đền... Đây là dịp để bà con nhân dân trên địa bàn huyện được giao lưu, trao đổi vốn văn hóa truyền thống giữa các dân tộc. Qua đó, gắn kết cộng đồng và động viên nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, xây dựng bản làng văn minh, giàu đẹp. Cùng với đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới những năm qua, đã tạo lên diện mạo mới, sức sống mới cho đồng bào các dân tộc ở Yên Bình.
Một mùa Xuân mới lại về, trong mỗi nếp nhà, mỗi bản làng các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán độc đáo vẫn được lưu truyền như dòng chảy văn hóa đã thầm nhuần trong nếp nghĩ cách làm của đồng bào nơi đây. Chính điều đó đã tạo nên nét đẹp văn hóa đa dạng, độc đáo và hấp dẫn của cộng đồng các dân tộc trên quê hương Yên Bình./.
2956 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Yên Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Yên Bình là huyện vùng thấp nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Yên Bái. Toàn huyện có 5 dân tộc chính là Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan cùng chung sống trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm xấp xỉ 44%. Mỗi dân tộc nơi đây đều có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán rất riêng, tạo nên bản sắc độc đáo cho các bản làng mỗi dịp tết đến xuân về.Sau một năm lao động vất vả, đồng bào dân tộc Cao Lan ở xã Tân Hương huyện Yên Bình lại tất bật chuẩn bị cho lễ mừng năm mới đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành. Cuộc sống đi lên, tết của người Cao Lan ngày nay cũng đủ đầy hơn xưa với mứt kẹo, bánh trưng, bánh gai. Nhưng món ăn không thể thiếu với đồng bào Cao Lan Tân Hương trong ngày tết là bánh Chim Gâu. Lá dứa rừng qua bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ được đan thành hình những chú chim Gâu, bọc bên trong là gạo nếp sau đó được đem luộc chín tạo nên món bánh thơm dẻo, sản vật đặc trưng của đồng bào Cao Lan ở Tân Hương. Cùng với bánh chim gâu, ngày Xuân ở các bản làng người Cao Lan không thể thiếu những làn điệu Sịnh ca ngọt ngào say đắm cũng nhiều điệu múa dặt dìu như múa chim gâu, múa xúc tép rộn ràng trong Lễ hội Lồng Tồng đầu xuân. Dù năm tháng trôi qua nhưng bao đời nay, người Cao Lan ở Tân Hương vẫn luôn lưu giữ nâng niu những làn điệu Sịnh ca như nâng niu hồn vía dân tộc.
Xã Yên Thành, huyện Yên Bình là địa phương có nét đặc trưng riêng với trên 95% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Cùng với các dân tộc anh em khác trên địa bàn, cuộc sống của đồng bào dân tộc Dao ở đây đang từng ngày thay đổi. Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đến nay bộ mặt thôn đã khang trang, thu nhập của người dân được nâng lên nhiều lần so với trước. Năm 2022, Yên Thành là 1 trong 4 xã của huyện Yên Bình cán đích NTM. Minh chứng tiêu biểu cho sự phát triển kinh tế của bà con ở đây là những ngôi nhà sàn vững trãi, khang trang thay thế cho những ngôi nhà bằng tre nứa. Cuộc sống đổi thay nhưng đồng bào Dao ở Yên Thành vẫn giữ những nét văn hóa đặc trưng ngày tết tiêu biểu như nghi lễ làm lễ quét dọn bàn thờ. Việc quét dọn bàn thờ nhất thiết phải được giao cho người đàn ông làm chủ sự gia đình. Nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định, thôn Ngòi Di, xã Yên Thành, huyện Yên Bình cho biết: “Người Dao quan niệm, quét dọn nhà cửa, vệ sinh bàn thờ sạch sẽ là quét đi những điều không may mắn trong năm cũ để đón về sự an lành, may mắn cho năm mới. Trên ban thờ gia tiên của người Dao không nhất thiết phải có mâm ngũ quả, mà tùy điều kiện gia đình sẽ bày bàn thờ khác nhau, tuy nhiên điều không thế thiếu trên bàn thờ là lọ hoa tươi. Khác với người Kinh, người Dao Yên Thành chỉ dùng hoa mận hoặc hoa cải. Người Dao kiêng bày trên bàn thờ hoa lụa hay hoa giấy vì đồng bào quan niệm mọi thứ bày lên bàn thờ gia tiên phải là những đồ thật. Sau khi cúng Gia tiên và tắm rửa sạch sẽ người Dao sẽ lấy cây gai về gài vào cổng và các vật dụng khác”.
Đặc biệt, ngày tết ở Yên Thành không thể thiếu được những làn điệu múa chuông rộn ràng say đắm, tiếng khèn nứa trầm bổng vang vọng núi rừng. Những năm qua nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành từ huyện đến cơ sở cùng tấm lòng tâm huyết của các nghệ nhân mà làn điệu dân ca dân vũ truyền thống của người Dao vẫn vẹn nguyên giá trị và là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây.
Mạch nguồn văn hóa truyền thống được thế hệ trẻ đón nhận và lưu truyền tạo nên nét đẹp đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao ở Yên Thành. Xuân này người dân Yên Thành vui hơn, phấn khởi hơn khi xã nhà đã cán đích NTM. Tại các xóm làng, thôn bản nơi đây, tiếng đàn khèn nứa lại ngân vang mời gọi hòa cùng những điệu múa chuông khỏe khoắn, rộn ràng tạo nên không khí vui tươi đầy sức sống cho miền quê nông thôn mới.
Yên Bình là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc ở huyện Yên Bình đều có những nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc riêng. Thời gian qua, huyện Yên Bình luôn chú trọng việc khôi phục, bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa văn nghệ dân gian thông qua hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ. Qua đó đã góp phần gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Đời sống văn hóa - tinh thần của bào dân tộc trên địa bàn huyện có nhiều đổi thay. Hiện tại trên địa bàn huyện hiện có 27 đội, CLB văn hóa văn nghệ dân gian và 4 CLB văn nghệ quần chúng, 264 đội văn nghệ tại thôn, tổ dân phố đây chính là những nòng cốt lưu truyền và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc. Đặc biệt hàng năm huyện tổ chức các lễ hội truyền thống tại các địa phương như lễ hội lồng tồng, lễ hội các đình đền... Đây là dịp để bà con nhân dân trên địa bàn huyện được giao lưu, trao đổi vốn văn hóa truyền thống giữa các dân tộc. Qua đó, gắn kết cộng đồng và động viên nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, xây dựng bản làng văn minh, giàu đẹp. Cùng với đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới những năm qua, đã tạo lên diện mạo mới, sức sống mới cho đồng bào các dân tộc ở Yên Bình.
Một mùa Xuân mới lại về, trong mỗi nếp nhà, mỗi bản làng các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán độc đáo vẫn được lưu truyền như dòng chảy văn hóa đã thầm nhuần trong nếp nghĩ cách làm của đồng bào nơi đây. Chính điều đó đã tạo nên nét đẹp văn hóa đa dạng, độc đáo và hấp dẫn của cộng đồng các dân tộc trên quê hương Yên Bình./.