Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Ảnh minh họa
Theo Thông tư, việc quản lý, thực hiện trách nhiệm trồng rừng thay thế được thực hiện theo nguyên tắc sau: Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; có phương án trồng rừng thay thế được cấp có thẩm quyền phê duyệt với diện tích ít nhất bằng diện tích rừng chuyển sang mục đích khác; hoặc chứng từ nộp tiền trồng rừng thay thế.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án phải tự tổ chức trồng rừng thay thế hoặc hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư này và quy định hiện hành của Nhà nước. Chủ đầu tư tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật. Kinh phí trồng rừng thay thế được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án; đơn giá trồng rừng thay thế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Chủ đầu tư tự trồng rừng thay thế
Thông tư nêu rõ, chủ đầu tư dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (Chủ đầu tư) lập phương án trồng rừng thay thế trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp diện tích rừng chuyển sang mục đích khác nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì lập các phương án riêng trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau khi phương án trồng rừng thay thế được UBND cấp tỉnh phê duyệt, Chủ đầu tư tổ chức lập thiết kế, dự toán trồng rừng; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp pháp luật quy định khác); tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế. UBND cấp tỉnh quyết định số năm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng thay thế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đảm bảo đủ thời gian để rừng sau khi trồng đạt tiêu chí thành rừng.
Chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi diện tích rừng trồng đạt tiêu chí thành rừng theo quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN ngày 28/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng.
Trường hợp Chủ đầu tư không tự trồng rừng thay thế, theo Thông tư, Chủ đầu tư đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế.
Chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng) thông báo đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế.
Quản lý, sử dụng rừng trồng thay thế sau đầu tư
Thông tư nêu rõ, đối với diện tích rừng được hình thành do Chủ đầu tư tự trồng, Chủ đầu tư tiếp tục quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; được hưởng lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Đối với diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được hình thành từ kinh phí trồng rừng thay thế do các Chủ đầu tư nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng), Ban quản lý rừng và các cơ quan tiếp tục quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Đối với diện tích rừng sản xuất của hộ gia đình được hỗ trợ trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế, hộ gia đình có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; được hưởng lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với rừng sản xuất.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
1294 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Theo Thông tư, việc quản lý, thực hiện trách nhiệm trồng rừng thay thế được thực hiện theo nguyên tắc sau: Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; có phương án trồng rừng thay thế được cấp có thẩm quyền phê duyệt với diện tích ít nhất bằng diện tích rừng chuyển sang mục đích khác; hoặc chứng từ nộp tiền trồng rừng thay thế.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án phải tự tổ chức trồng rừng thay thế hoặc hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư này và quy định hiện hành của Nhà nước. Chủ đầu tư tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật. Kinh phí trồng rừng thay thế được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án; đơn giá trồng rừng thay thế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Chủ đầu tư tự trồng rừng thay thế
Thông tư nêu rõ, chủ đầu tư dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (Chủ đầu tư) lập phương án trồng rừng thay thế trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp diện tích rừng chuyển sang mục đích khác nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì lập các phương án riêng trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau khi phương án trồng rừng thay thế được UBND cấp tỉnh phê duyệt, Chủ đầu tư tổ chức lập thiết kế, dự toán trồng rừng; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp pháp luật quy định khác); tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế. UBND cấp tỉnh quyết định số năm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng thay thế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đảm bảo đủ thời gian để rừng sau khi trồng đạt tiêu chí thành rừng.
Chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi diện tích rừng trồng đạt tiêu chí thành rừng theo quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN ngày 28/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng.
Trường hợp Chủ đầu tư không tự trồng rừng thay thế, theo Thông tư, Chủ đầu tư đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế.
Chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng) thông báo đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế.
Quản lý, sử dụng rừng trồng thay thế sau đầu tư
Thông tư nêu rõ, đối với diện tích rừng được hình thành do Chủ đầu tư tự trồng, Chủ đầu tư tiếp tục quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; được hưởng lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Đối với diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được hình thành từ kinh phí trồng rừng thay thế do các Chủ đầu tư nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng), Ban quản lý rừng và các cơ quan tiếp tục quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Đối với diện tích rừng sản xuất của hộ gia đình được hỗ trợ trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế, hộ gia đình có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; được hưởng lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với rừng sản xuất.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.