CTTĐT - Đầu xuân Quý Mão, huyện Yên Bình đón từng dòng người tấp nập chảy hội du xuân để khám phá những lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc trong huyện. Từ ngày 5 đến ngày 9 tháng Giêng, các làng quê của huyện Yên Bình lại tưng bừng rộn rã với các lễ hội như: Lễ hội Lồng Tồng tại xã Xuân Lai; Lễ hội Đình - Đền Ba Chãng (xã Phúc An), Lễ hội Đình Khả Lĩnh, Lễ hội Đình Phúc Hòa, Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà.
Mở màn Lễ hội xuân Quý Mão 2023 là Lễ hội Đình Ba Chãng xã Phúc An. Lễ hội được tổ chức vào ngày 5 tháng Giêng hàng năm. Đình Ba Chãng, xã Phúc An được xây dựng vào khoảng năm 1890 - 1900, đánh dấu mốc lịch sử thời gian di cư của người Cao Lan từ huyện Sơn Dương đến lập làng Ba Chãng, làng Khuân Đát, xã Vô Tha, tổng Ẩm Phúc, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Đình Ba Chãng gắn với lịch sử xây dựng và phát triển hàng trăm năm của vùng đất Phúc An xưa và nay. Đình Ba Chãng thờ cúng Thành Hoàng (tức Phúc Thần) - người có công đưa dân Cao Lan đến lập làng Ba Chãng; Thổ Công (Thổ Địa, Ông Địa), thờ thần Nông, thần núi Cao Sơn đại vương, Thần sông… Ngoài ra, trong đình còn thờ công chúa Quỳnh Hoa, Quế Hoa, là những thánh Mẫu đã có công khai phá, dựng xây bản làng, phổ biến kinh nghiệm làm nông nghiệp cho bà con trong vùng.
Du khách Đào Thị Huyền, thôn Hồ Sen, xã Bạch Hà chia sẻ: “Lễ hội đình Ba Chãng mang bản sắc rất riêng của đồng bào các dân tộc nơi đây. Tham gia lễ hội tôi cảm thấy như được hòa mình vào không gian văn hóa của bà con và thích nhất là được đắm mình trong những điệu dân vũ độc đáo”.
Nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân là Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng. Năm nay, Lễ hội được tổ chức tại xã Xuân Lai. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của nền văn minh lúa nước. Lễ hội được tổ chức vào đầu năm mới, cầu mong một vụ mùa may mắn bội thu. Lễ hội xuống đồng được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ được tổ chức trang trọng, lễ vật là những sản vật trong vùng để cúng lễ cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt bội thu, nhà nhà hạnh phúc, mọi người khoẻ mạnh. Sau phần lễ, bà con nhân dân và du khách sẽ cùng tham gia ném còn. Mỗi vòng còn thể hiện cho sự khát vọng trời đất âm dương, cầu mong cuộc sống khỏe mạnh no đủ, vạn vật sinh sôi. Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động văn nghệ thể thao mang đậm bản sắc văn hoá dân gian như: Nhảy bao bố, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bóng chuyền hơi, bịt mắt bắt vịt…Ông Nguyễn Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Xuân Lai, huyện Yên Bình cho biết: “Sau hai năm tạm dừng các hoạt động do dịch covid -19, năm nay lễ hội Lồng Tồng được tổ chức lại nên bà con trong và ngoài xã ai cũng phấn khởi”.
Hòa mình vào dòng người tham gia chảy hội, chị Hoàng Thị Minh Trang - Thôn Cây Tre chia sẻ: “Đến với Lễ hội Lồng Tồng tôi cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt đặc biệt là mọi người cùng nhau đoàn kết chung tay xây dựng xã nhà sớm đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao”.
Một trong những nơi tâm linh mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Yên Bình là Đền Mẫu Thác Bà. Đền tọa lạc trên núi Hoàng Thi, dựa lưng vào núi, với thế bao quát đất trời. Tương truyền từ thời các vua Hùng, có nàng công chúa tên gọi Minh Đạt được cắt cử trông coi vùng sông Chảy Thác Bà, dạy dân khai khẩn đất hoang, trồng lúa, dệt vải. Khi bà mất được nhân dân tôn kính, lập đền thờ phụng. Đã thành thông lệ, cứ vào ngày 9 tháng Giêng hàng năm, Thị trấn Thác Bà lại Khai hội đền Mẫu để đông đảo bà con nhân dân cùng du khách thập phương nô nức về dự hội. Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà năm nay được tổ chức gắn với Lễ đón bằng công nhận Đền Mẫu Thác Bà là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Cũng với đó Lễ hội Đình làng Khả Lĩnh xã Đại Minh được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng và Lễ hội đình Phúc Hòa, xã Hán Đà được tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng hàng năm.
Cũng như nhiều làng quê ở Việt Nam, các lễ hội ở huyện Yên Bình cũng được chia làm hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ được tiến hành trang trọng đúng nghi thức với các phần như lễ dâng hương, dâng rượu và dâng lễ vật... Sau phần lễ là phần hội với những trò chơi dân gian như kéo co, ném còn, đẩy gậy… Với đặc trưng là nền văn minh lúa nước nên các trò chơi đều gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người nông dân. Tái hiện lại những hoạt động của quá trình sản xuất nông nghiệp. Các trò chơi được tổ chức ngay tại khuôn viên của sân đình hoặc sân đền tạo nên không gian văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam, không gian văn hóa cộng đồng.
Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Yên Bình cho biết: “Để việc tổ chức các lễ hội mùa xuân trên địa bàn diễn ra an toàn, vừa đậm đà bản sắc truyền thống vừa mang đậm hơi thở thời đại, huyện đã sớm xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023. Các hoạt động được tổ chức với quy mô, hình thức khác nhau nhưng đều là dịp để người dân và du khách gần xa có dịp tìm hiểu những phong tục, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc mảnh đất cửa ngõ Đông Nam của tỉnh. Các lễ hội đã được huyện và các địa phương tổ chức trang trọng, đảm bảo an toàn”…
Cứ mỗi độ xuân về, tiếng trống khai hội lại ngân vang để mời gọi du khách thập phương về dâng hương bái phật cầu bình an và khám phá những điều kỳ diệu thiêng liêng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Yên Bình./
1574 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Yên Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đầu xuân Quý Mão, huyện Yên Bình đón từng dòng người tấp nập chảy hội du xuân để khám phá những lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc trong huyện. Từ ngày 5 đến ngày 9 tháng Giêng, các làng quê của huyện Yên Bình lại tưng bừng rộn rã với các lễ hội như: Lễ hội Lồng Tồng tại xã Xuân Lai; Lễ hội Đình - Đền Ba Chãng (xã Phúc An), Lễ hội Đình Khả Lĩnh, Lễ hội Đình Phúc Hòa, Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà. Mở màn Lễ hội xuân Quý Mão 2023 là Lễ hội Đình Ba Chãng xã Phúc An. Lễ hội được tổ chức vào ngày 5 tháng Giêng hàng năm. Đình Ba Chãng, xã Phúc An được xây dựng vào khoảng năm 1890 - 1900, đánh dấu mốc lịch sử thời gian di cư của người Cao Lan từ huyện Sơn Dương đến lập làng Ba Chãng, làng Khuân Đát, xã Vô Tha, tổng Ẩm Phúc, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Đình Ba Chãng gắn với lịch sử xây dựng và phát triển hàng trăm năm của vùng đất Phúc An xưa và nay. Đình Ba Chãng thờ cúng Thành Hoàng (tức Phúc Thần) - người có công đưa dân Cao Lan đến lập làng Ba Chãng; Thổ Công (Thổ Địa, Ông Địa), thờ thần Nông, thần núi Cao Sơn đại vương, Thần sông… Ngoài ra, trong đình còn thờ công chúa Quỳnh Hoa, Quế Hoa, là những thánh Mẫu đã có công khai phá, dựng xây bản làng, phổ biến kinh nghiệm làm nông nghiệp cho bà con trong vùng.
Du khách Đào Thị Huyền, thôn Hồ Sen, xã Bạch Hà chia sẻ: “Lễ hội đình Ba Chãng mang bản sắc rất riêng của đồng bào các dân tộc nơi đây. Tham gia lễ hội tôi cảm thấy như được hòa mình vào không gian văn hóa của bà con và thích nhất là được đắm mình trong những điệu dân vũ độc đáo”.
Nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân là Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng. Năm nay, Lễ hội được tổ chức tại xã Xuân Lai. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của nền văn minh lúa nước. Lễ hội được tổ chức vào đầu năm mới, cầu mong một vụ mùa may mắn bội thu. Lễ hội xuống đồng được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ được tổ chức trang trọng, lễ vật là những sản vật trong vùng để cúng lễ cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt bội thu, nhà nhà hạnh phúc, mọi người khoẻ mạnh. Sau phần lễ, bà con nhân dân và du khách sẽ cùng tham gia ném còn. Mỗi vòng còn thể hiện cho sự khát vọng trời đất âm dương, cầu mong cuộc sống khỏe mạnh no đủ, vạn vật sinh sôi. Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động văn nghệ thể thao mang đậm bản sắc văn hoá dân gian như: Nhảy bao bố, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bóng chuyền hơi, bịt mắt bắt vịt…Ông Nguyễn Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Xuân Lai, huyện Yên Bình cho biết: “Sau hai năm tạm dừng các hoạt động do dịch covid -19, năm nay lễ hội Lồng Tồng được tổ chức lại nên bà con trong và ngoài xã ai cũng phấn khởi”.
Hòa mình vào dòng người tham gia chảy hội, chị Hoàng Thị Minh Trang - Thôn Cây Tre chia sẻ: “Đến với Lễ hội Lồng Tồng tôi cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt đặc biệt là mọi người cùng nhau đoàn kết chung tay xây dựng xã nhà sớm đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao”.
Một trong những nơi tâm linh mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Yên Bình là Đền Mẫu Thác Bà. Đền tọa lạc trên núi Hoàng Thi, dựa lưng vào núi, với thế bao quát đất trời. Tương truyền từ thời các vua Hùng, có nàng công chúa tên gọi Minh Đạt được cắt cử trông coi vùng sông Chảy Thác Bà, dạy dân khai khẩn đất hoang, trồng lúa, dệt vải. Khi bà mất được nhân dân tôn kính, lập đền thờ phụng. Đã thành thông lệ, cứ vào ngày 9 tháng Giêng hàng năm, Thị trấn Thác Bà lại Khai hội đền Mẫu để đông đảo bà con nhân dân cùng du khách thập phương nô nức về dự hội. Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà năm nay được tổ chức gắn với Lễ đón bằng công nhận Đền Mẫu Thác Bà là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Cũng với đó Lễ hội Đình làng Khả Lĩnh xã Đại Minh được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng và Lễ hội đình Phúc Hòa, xã Hán Đà được tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng hàng năm.
Cũng như nhiều làng quê ở Việt Nam, các lễ hội ở huyện Yên Bình cũng được chia làm hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ được tiến hành trang trọng đúng nghi thức với các phần như lễ dâng hương, dâng rượu và dâng lễ vật... Sau phần lễ là phần hội với những trò chơi dân gian như kéo co, ném còn, đẩy gậy… Với đặc trưng là nền văn minh lúa nước nên các trò chơi đều gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người nông dân. Tái hiện lại những hoạt động của quá trình sản xuất nông nghiệp. Các trò chơi được tổ chức ngay tại khuôn viên của sân đình hoặc sân đền tạo nên không gian văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam, không gian văn hóa cộng đồng.
Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Yên Bình cho biết: “Để việc tổ chức các lễ hội mùa xuân trên địa bàn diễn ra an toàn, vừa đậm đà bản sắc truyền thống vừa mang đậm hơi thở thời đại, huyện đã sớm xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023. Các hoạt động được tổ chức với quy mô, hình thức khác nhau nhưng đều là dịp để người dân và du khách gần xa có dịp tìm hiểu những phong tục, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc mảnh đất cửa ngõ Đông Nam của tỉnh. Các lễ hội đã được huyện và các địa phương tổ chức trang trọng, đảm bảo an toàn”…
Cứ mỗi độ xuân về, tiếng trống khai hội lại ngân vang để mời gọi du khách thập phương về dâng hương bái phật cầu bình an và khám phá những điều kỳ diệu thiêng liêng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Yên Bình./