CTTĐT - Xác định phát triển đàn đại gia súc là mũi nhọn trong phát triển kinh tế tại địa phương, từ nhiều năm nay huyện Văn Chấn đã tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung chăn nuôi, mở rộng quy mô theo hướng bán chăn thả, đồng thời thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.
Cán bộ thú y xã Nậm Búng phun thuốc phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc
Hiện nay toàn huyện Văn Chấn có đàn trâu, bò trên 28 nghìn con, trong đó đàn trâu trên 22.200 con, đàn bò trên 5.900 con. Để duy trì và giữ vững tổng đàn ngay từ đầu năm huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành tiêm phòng đợt I được trên 3 nghìn liều vắc xin tụ huyết trùng cho trâu bò, đồng thời hướng dẫn người dân cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh.
Nhận thấy chăn nuôi trâu bò theo hướng bán chăn thả đem lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế được dịch bệnh và tận dụng được nhiều phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương, nên hiện nay số lượng trâu bò tại địa phương đang có chiều hướng gia tăng và toàn huyện có khoảng trên 100 mô hình chăn nuôi trâu, bò với quy mô lớn từ 10 con trở lên. Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng thả rông trâu bò, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh.
Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, hiện nay huyện vẫn đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân chăn nuôi theo hướng bán chăn thả. Ngành Nông nghiệp huyện cũng khuyến cáo người dân cần chấp hành nghiêm nghặt lịch tiêm phòng dịch bệnh và quan tâm theo dõi sát sao đàn đại gia súc để kịp thời phát hiện khi có dịch bệnh xảy ra, đồng thời chủ động nguồn thức ăn cho trâu bò như mở rộng diện tích trồng cỏ voi và tích lũy rơm dạ.
1449 lượt xem
CTV: Ngọc Thúy - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định phát triển đàn đại gia súc là mũi nhọn trong phát triển kinh tế tại địa phương, từ nhiều năm nay huyện Văn Chấn đã tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung chăn nuôi, mở rộng quy mô theo hướng bán chăn thả, đồng thời thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.Hiện nay toàn huyện Văn Chấn có đàn trâu, bò trên 28 nghìn con, trong đó đàn trâu trên 22.200 con, đàn bò trên 5.900 con. Để duy trì và giữ vững tổng đàn ngay từ đầu năm huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành tiêm phòng đợt I được trên 3 nghìn liều vắc xin tụ huyết trùng cho trâu bò, đồng thời hướng dẫn người dân cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh.
Nhận thấy chăn nuôi trâu bò theo hướng bán chăn thả đem lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế được dịch bệnh và tận dụng được nhiều phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương, nên hiện nay số lượng trâu bò tại địa phương đang có chiều hướng gia tăng và toàn huyện có khoảng trên 100 mô hình chăn nuôi trâu, bò với quy mô lớn từ 10 con trở lên. Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng thả rông trâu bò, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh.
Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, hiện nay huyện vẫn đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân chăn nuôi theo hướng bán chăn thả. Ngành Nông nghiệp huyện cũng khuyến cáo người dân cần chấp hành nghiêm nghặt lịch tiêm phòng dịch bệnh và quan tâm theo dõi sát sao đàn đại gia súc để kịp thời phát hiện khi có dịch bệnh xảy ra, đồng thời chủ động nguồn thức ăn cho trâu bò như mở rộng diện tích trồng cỏ voi và tích lũy rơm dạ.