CTTĐT - Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường thông tin, truyền thông bằng hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, đoàn thể, cán bộ, công chức và nhân dân về ý nghĩa, tác động của xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Cán bộ Sở Tư pháp tăng cường tuyên truyền kiến thức pháp luật tại cơ sở, góp phần xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Năm 2022, Sở Tư pháp tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 và tập huấn nghiệp vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL) năm 2022 cho cán bộ, công chức của 09 huyện, thị xã, thành phố và 173 xã, phường, thị trấn. Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các hội nghị quán triệt, tuyên truyền phổ biến nội dung Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP, điển hình như: huyện Văn Yên 02 hội nghị (trực tiếp và trực tuyến); thành phố Yên Bái 01 hội nghị cho 202 người tham dự; huyện Lục Yên 02 hội nghị cho 100 người…Ngoài ra Sở Tư pháp còn thực hiện đăng tải các tin, bài giới thiệu nội dung liên quan đến xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên Bản tin Tư pháp Yên Bái và trang thông tin điện tử Sở Tư pháp Yên Bái. Các địa phương trong toàn tỉnh cũng chủ động đăng tải tin, bài viết liên quan đến công tác xây dựng, đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật trên trang thông tin điện tử của huyện, thị xã, thành phố.
Trong năm 2022, Sở Tư pháp đã tổ chức kiểm tra trực tiếp tại 03 đơn vị cấp huyện và 06 đơn vị cấp xã, đồng thời đề nghị các địa phương còn lại tự kiểm tra. Qua công tác kiểm tra cho thấy việc triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đã được Đảng ủy - UBND các xã, phường, thị trấn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, bảo đảm công khai minh bạch, dân chủ đúng quy định của pháp luật. Việc đánh giá, công bố cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo thời gian, yêu cầu. Các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng và thường xuyên kiện toàn Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo đúng, đủ thành phần số lượng theo quy định. Các xã, phường, thị trấn phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức phụ trách các tiêu chí tiếp cận pháp luật theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao. Trong năm đã đánh giá, xác định mức độ đạt chuẩn đối với các tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tổng số 25 xã (12 xã nông thôn mới; 10 xã nông thôn mới nâng cao; 03 xã nông thôn mới kiểu mẫu); tỷ lệ cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 tăng so với năm 2021 (năm 2022: 166/173 đạt tỷ lệ 96%, năm 2021: 156/173 đạt tỷ lệ 90%). 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã hoàn thành việc đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 theo đúng quy định, kết quả có 166/173 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. Đã thực hiện công bố danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên Trang thông tin điện tử các huyện, thị xã, thành phố theo đúng thời gian quy định. Hồ sơ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật được lưu trữ tại các phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
Có thể nói việc triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, bảo đảm công khai minh bạch, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Sở Tư pháp đã làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo và triển khai thực hiện quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các thành viên của Hội đồng đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo khách quan, chính xác. Các nội dung trong xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; Thông tư số 09/2021/TT-BTP đã khắc phục những bất cập, không phù hợp với thực tế của Quyết định số 619/QĐ-TTg.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác này vẫn còn một số khó khăn hạn chế như: Công tác chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra triển khai xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở một số xã, phường, thị trấn chưa được coi trọng, có xã chưa phân công rõ trách nhiệm cho các công chức theo dõi, tham mưu thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và coi đó là nhiệm vụ của công chức tư pháp - hộ tịch; các tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một tiêu chí tổng hợp của rất nhiều chỉ tiêu thành phần, do đó một số xã, phường, thị trấn còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện, nhất là tổng hợp hồ sơ, văn bản kiểm chứng để đánh giá việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu. Nguồn lực dành cho thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn hạn chế, nhất là kinh phí…
Để năm 2023 đạt 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tỉnh Yên Bái tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền về ý nghĩa, tác động của công tác xây dựng, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trên cơ sở đó xác định cụ thể trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị liên quan; làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở để nâng cao điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở gắn với xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện. Cùng với đó đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể từ huyện xuống các xã, phường, thị trấn; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá thực tiễn triển khai nhiệm vụ công nhận, xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức phụ trách các tiêu chí tiếp cận pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực chuyên môn được giao phụ trách. Phát huy vai trò đầu mối của Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch trong tham mưu giúp UBND cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện xây dựng địa phương đạt chuẩn TCPL; vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phối hợp thực hiện và giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí về TCPL; chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nhất là công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng công tác cho đội ngũ này. Đồng thời, quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ này; nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ theo quy định; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện duy trì các xã, phường, thị trấn đã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nhân dân tự giác chấp hành pháp luật; tiếp tục xây dựng, duy trì các mô hình hoạt động thiết thực, hiệu quả để được đánh giá, công nhận là mô hình điển hình, nhân rộng để đạt tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao.
1398 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Tư pháp
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường thông tin, truyền thông bằng hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, đoàn thể, cán bộ, công chức và nhân dân về ý nghĩa, tác động của xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Năm 2022, Sở Tư pháp tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 và tập huấn nghiệp vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL) năm 2022 cho cán bộ, công chức của 09 huyện, thị xã, thành phố và 173 xã, phường, thị trấn. Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các hội nghị quán triệt, tuyên truyền phổ biến nội dung Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP, điển hình như: huyện Văn Yên 02 hội nghị (trực tiếp và trực tuyến); thành phố Yên Bái 01 hội nghị cho 202 người tham dự; huyện Lục Yên 02 hội nghị cho 100 người…Ngoài ra Sở Tư pháp còn thực hiện đăng tải các tin, bài giới thiệu nội dung liên quan đến xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên Bản tin Tư pháp Yên Bái và trang thông tin điện tử Sở Tư pháp Yên Bái. Các địa phương trong toàn tỉnh cũng chủ động đăng tải tin, bài viết liên quan đến công tác xây dựng, đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật trên trang thông tin điện tử của huyện, thị xã, thành phố.
Trong năm 2022, Sở Tư pháp đã tổ chức kiểm tra trực tiếp tại 03 đơn vị cấp huyện và 06 đơn vị cấp xã, đồng thời đề nghị các địa phương còn lại tự kiểm tra. Qua công tác kiểm tra cho thấy việc triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đã được Đảng ủy - UBND các xã, phường, thị trấn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, bảo đảm công khai minh bạch, dân chủ đúng quy định của pháp luật. Việc đánh giá, công bố cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo thời gian, yêu cầu. Các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng và thường xuyên kiện toàn Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo đúng, đủ thành phần số lượng theo quy định. Các xã, phường, thị trấn phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức phụ trách các tiêu chí tiếp cận pháp luật theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao. Trong năm đã đánh giá, xác định mức độ đạt chuẩn đối với các tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tổng số 25 xã (12 xã nông thôn mới; 10 xã nông thôn mới nâng cao; 03 xã nông thôn mới kiểu mẫu); tỷ lệ cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 tăng so với năm 2021 (năm 2022: 166/173 đạt tỷ lệ 96%, năm 2021: 156/173 đạt tỷ lệ 90%). 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã hoàn thành việc đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 theo đúng quy định, kết quả có 166/173 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. Đã thực hiện công bố danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên Trang thông tin điện tử các huyện, thị xã, thành phố theo đúng thời gian quy định. Hồ sơ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật được lưu trữ tại các phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
Có thể nói việc triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, bảo đảm công khai minh bạch, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Sở Tư pháp đã làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo và triển khai thực hiện quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các thành viên của Hội đồng đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo khách quan, chính xác. Các nội dung trong xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; Thông tư số 09/2021/TT-BTP đã khắc phục những bất cập, không phù hợp với thực tế của Quyết định số 619/QĐ-TTg.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác này vẫn còn một số khó khăn hạn chế như: Công tác chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra triển khai xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở một số xã, phường, thị trấn chưa được coi trọng, có xã chưa phân công rõ trách nhiệm cho các công chức theo dõi, tham mưu thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và coi đó là nhiệm vụ của công chức tư pháp - hộ tịch; các tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một tiêu chí tổng hợp của rất nhiều chỉ tiêu thành phần, do đó một số xã, phường, thị trấn còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện, nhất là tổng hợp hồ sơ, văn bản kiểm chứng để đánh giá việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu. Nguồn lực dành cho thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn hạn chế, nhất là kinh phí…
Để năm 2023 đạt 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tỉnh Yên Bái tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền về ý nghĩa, tác động của công tác xây dựng, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trên cơ sở đó xác định cụ thể trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị liên quan; làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở để nâng cao điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở gắn với xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện. Cùng với đó đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể từ huyện xuống các xã, phường, thị trấn; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá thực tiễn triển khai nhiệm vụ công nhận, xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức phụ trách các tiêu chí tiếp cận pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực chuyên môn được giao phụ trách. Phát huy vai trò đầu mối của Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch trong tham mưu giúp UBND cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện xây dựng địa phương đạt chuẩn TCPL; vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phối hợp thực hiện và giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí về TCPL; chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nhất là công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng công tác cho đội ngũ này. Đồng thời, quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ này; nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ theo quy định; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện duy trì các xã, phường, thị trấn đã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nhân dân tự giác chấp hành pháp luật; tiếp tục xây dựng, duy trì các mô hình hoạt động thiết thực, hiệu quả để được đánh giá, công nhận là mô hình điển hình, nhân rộng để đạt tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao.