Đúng 80 năm về trước, tháng 2/1943, Đề cương Văn hóa Việt Nam - văn kiện chính thức đầu tiên về công tác văn hóa, văn nghệ do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Cho đến nay, giá trị và tính hiện thực của bản Đề cương này vẫn còn nguyên giá trị.
Ba nguyên tắc "Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa" vẫn mang tính thời sự
Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn chưa ra đời, Đề cương Văn hóa Việt Nam đã được Đảng thông qua và áp dụng vào thực tế cách mạng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của văn hóa đã được thế hệ lãnh đạo tiền bối của Đảng sớm nhìn thấy và đặc biệt coi trọng trong đường lối cách mạng. Ngay thời ấy, ngoài bóc trần thực chất chính sách văn hóa ngu dân của thực dân Pháp, Đề cương còn chỉ ra những nguy cơ của nền văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp.
Trong văn bản quan trọng này, nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa dân tộc, nhân dân đã sớm được xác định. Đề cương là trang bị cơ sở lý luận căn bản cho cán bộ hoạt động văn hóa - tư tưởng trong cách mạng dân tộc dân chủ. Văn hóa được coi là một trong ba mặt trận cách mạng (chính trị, kinh tế, văn hóa). Nhấn mạnh 3 thành tố đặc biệt quan trọng của văn hóa là: Tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Cùng với đó, 3 nguyên tắc vận động để xây dựng nền văn hóa mới được nêu ra: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Cho đến thời điểm hiện nay, thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ba nguyên tắc này vẫn tiếp tục là nguyên tắc cơ bản, là "kim chỉ nam" trong chỉ đạo và hoạt động văn hóa.
Đề cương Văn hóa 1943 luôn được kế thừa và phát triển
Tinh thần và nội dung của Đề cương Văn hóa 1943 được lĩnh hội và phát triển trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), bổ sung và cụ thể thêm các lĩnh vực: Tư tưởng, đạo đức, lối sống; di sản văn hóa; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn học, nghệ thuật; thông tin đại chúng; giao lưu văn hóa với thế giới; thể chế và thiết chế văn hóa.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) được coi là một tầm cao lý luận, bao quát khá đầy đủ lĩnh vực văn hóa. Nhiều chính sách cụ thể, phù hợp đã được áp dụng, góp phần xây dựng, nâng tầm văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.
Sau 15 năm thực hiện, năm 2014, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) được bổ sung bằng Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Có thể nói, văn bản này kế thừa và cụ thể hóa Đề cương Văn hóa Việt Nam và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
Nghị quyết số 33 đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, một lần nữa vai trò của văn hóa được đề cao. Tổng Bí thư nhấn mạnh xét cả lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa là những gì tinh hoa, tinh túy nhất, được kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, đặc sắc, nhân văn, nhân ái và tiến bộ.
Khi Đề cương Văn hóa Việt Nam ra đời, rất ít người trên thế giới và khu vực biết đến nước Việt Nam. Giờ đây, Việt Nam là một quốc gia tuy nhỏ bé, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhưng bản sắc văn hóa dân tộc luôn được bảo lưu, gìn giữ và phát triển. Việt Nam có nhiều đóng góp trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm đã luôn và sẽ là sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam.
Quan trọng là áp dụng vào điều kiện thực tiễn
Nhìn lại quá trình 80 năm phát triển của dân tộc, của đất nước, về những chặng đường đầy khó khăn đã qua và những thành tựu của nền văn hóa Việt Nam đã đạt được, mới thấy giá trị to lớn của việc Đảng ta sớm nhìn thấy vai trò và định hướng đúng phát triển văn hóa, thể hiện bằng những văn bản trí tuệ và cơ sở mang tính lý luận cao.
Chúng ta tự hào về những thành tựu và di sản cha ông ta để lại, đồng thời có trách nhiệm gìn giữ, bảo lưu và phát triển phù hợp với xu thế thời đại.
Lý luận tốt là cần, nhưng áp dụng đúng và linh hoạt những cơ sở lý luận đó vào tình hình thực tế mới là điều kiện đủ để giành thắng lợi. Vì vậy, việc nghiêm túc nghiên cứu những giá trị lịch sử, định hướng đúng và chọn lựa những giải pháp phù hợp vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng của chúng ta và các thế hệ con, cháu mai sau.
1439 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Đúng 80 năm về trước, tháng 2/1943, Đề cương Văn hóa Việt Nam - văn kiện chính thức đầu tiên về công tác văn hóa, văn nghệ do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Cho đến nay, giá trị và tính hiện thực của bản Đề cương này vẫn còn nguyên giá trị. Ba nguyên tắc "Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa" vẫn mang tính thời sự
Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn chưa ra đời, Đề cương Văn hóa Việt Nam đã được Đảng thông qua và áp dụng vào thực tế cách mạng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của văn hóa đã được thế hệ lãnh đạo tiền bối của Đảng sớm nhìn thấy và đặc biệt coi trọng trong đường lối cách mạng. Ngay thời ấy, ngoài bóc trần thực chất chính sách văn hóa ngu dân của thực dân Pháp, Đề cương còn chỉ ra những nguy cơ của nền văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp.
Trong văn bản quan trọng này, nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa dân tộc, nhân dân đã sớm được xác định. Đề cương là trang bị cơ sở lý luận căn bản cho cán bộ hoạt động văn hóa - tư tưởng trong cách mạng dân tộc dân chủ. Văn hóa được coi là một trong ba mặt trận cách mạng (chính trị, kinh tế, văn hóa). Nhấn mạnh 3 thành tố đặc biệt quan trọng của văn hóa là: Tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Cùng với đó, 3 nguyên tắc vận động để xây dựng nền văn hóa mới được nêu ra: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Cho đến thời điểm hiện nay, thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ba nguyên tắc này vẫn tiếp tục là nguyên tắc cơ bản, là "kim chỉ nam" trong chỉ đạo và hoạt động văn hóa.
Đề cương Văn hóa 1943 luôn được kế thừa và phát triển
Tinh thần và nội dung của Đề cương Văn hóa 1943 được lĩnh hội và phát triển trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), bổ sung và cụ thể thêm các lĩnh vực: Tư tưởng, đạo đức, lối sống; di sản văn hóa; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn học, nghệ thuật; thông tin đại chúng; giao lưu văn hóa với thế giới; thể chế và thiết chế văn hóa.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) được coi là một tầm cao lý luận, bao quát khá đầy đủ lĩnh vực văn hóa. Nhiều chính sách cụ thể, phù hợp đã được áp dụng, góp phần xây dựng, nâng tầm văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.
Sau 15 năm thực hiện, năm 2014, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) được bổ sung bằng Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Có thể nói, văn bản này kế thừa và cụ thể hóa Đề cương Văn hóa Việt Nam và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
Nghị quyết số 33 đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, một lần nữa vai trò của văn hóa được đề cao. Tổng Bí thư nhấn mạnh xét cả lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa là những gì tinh hoa, tinh túy nhất, được kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, đặc sắc, nhân văn, nhân ái và tiến bộ.
Khi Đề cương Văn hóa Việt Nam ra đời, rất ít người trên thế giới và khu vực biết đến nước Việt Nam. Giờ đây, Việt Nam là một quốc gia tuy nhỏ bé, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhưng bản sắc văn hóa dân tộc luôn được bảo lưu, gìn giữ và phát triển. Việt Nam có nhiều đóng góp trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm đã luôn và sẽ là sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam.
Quan trọng là áp dụng vào điều kiện thực tiễn
Nhìn lại quá trình 80 năm phát triển của dân tộc, của đất nước, về những chặng đường đầy khó khăn đã qua và những thành tựu của nền văn hóa Việt Nam đã đạt được, mới thấy giá trị to lớn của việc Đảng ta sớm nhìn thấy vai trò và định hướng đúng phát triển văn hóa, thể hiện bằng những văn bản trí tuệ và cơ sở mang tính lý luận cao.
Chúng ta tự hào về những thành tựu và di sản cha ông ta để lại, đồng thời có trách nhiệm gìn giữ, bảo lưu và phát triển phù hợp với xu thế thời đại.
Lý luận tốt là cần, nhưng áp dụng đúng và linh hoạt những cơ sở lý luận đó vào tình hình thực tế mới là điều kiện đủ để giành thắng lợi. Vì vậy, việc nghiêm túc nghiên cứu những giá trị lịch sử, định hướng đúng và chọn lựa những giải pháp phù hợp vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng của chúng ta và các thế hệ con, cháu mai sau.