CTTĐT - Là một huyện vùng thấp, đời sống của bà con nông dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, trong những năm qua, phong trào trồng cây, gây rừng trên địa bàn huyện Yên Bình luôn phát triển, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập cho người dân. Để đảm bảo kế hoạch trồng rừng vụ Xuân năm 2023, huyện Yên Bình đã chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai công tác trồng rừng trên địa bàn.
Yên Bình ra quân trồng cây Tràm trên đất bán ngập hồ Thác Bà
Năm nay, gia đình anh Phạm Văn Công ở thôn Khe Nhàn, xã Tân Nguyên trồng gần 1,5 vạn cây quế trên diện tích gần 2 ha đất đồi vừa khai thác. Sau khai thác, anh Công đã tiến hành xử lý thực bì, đào hố và đặt mua cây giống ngay trước Tết. Anh Công chia sẻ: “Ăn Tết xong, tranh thủ thời tiết mưa, ẩm gia đình đã huy động toàn bộ nhân lực tham gia trồng rừng và đến nay đã trồng xong toàn bộ diện tích”.
Phát huy lợi thế hơn 2000 ha đất lâm nghiệp, bình quân mỗi năm nhân dân xã Tân Nguyên trồng được từ 250 - 300 ha rừng trở lên. Nhận thấy đất đai thổ nhưỡng địa phương phù hợp phát triển cây quế, xã Tân Nguyên đã vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi sang trồng quế. Ông Vũ Đức Đoàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Nguyên cho biết: “Đến nay, xã đã phát triển được gần 500ha quế trong đó có 300 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Cây quế cũng được xã Tân Nguyên lựa chọn đăng ký xây dựng sản phẩm chủ lực OCOP. Với kế hoạch giao năm 2023 là trồng 320 ha rừng trong đó có 30 ha quế. Đến thời điểm này, nhân dân trong xã đã trồng được 220 ha trong đó có 15 ha quế”.
Đại Đồng là một trong những xã có diện tích rừng sản xuất lớn của huyện, toàn xã hiện có 1.887 ha rừng trồng. Năm 2023, xã được huyện giao trồng mới 210 ha rừng. Do có sự chuẩn bị nên đến thời điểm này, nhân dân xã Đại Đồng đã tập trung trồng mới được 100 ha rừng, đạt 47% kế hoạch. Một trong những thuận lợi trong công tác trồng rừng ở xã Đại Đồng đó là trên địa bàn xã có nhiều hộ dân làm vườn ươm cây giống, xã cũng đã thành lập 5 tổ hợp tác ươm cây giống. Các vườn ươm này không chỉ cung ứng cây giống có chất lượng cho bà con trong xã mà còn cung cấp cho nhiều địa phương trong tỉnh và trong huyện. Để đảm bảo nguồn cung cây giống cho vụ xuân, các vườn ươm đã chuẩn bị chu đáo ngay từ những ngày cuối năm 2022. Chị Phạm Thị Dịu - Tổ trưởng tổ hợp tác ươm cây giống Hương Lý cho biết: “Ngay từ cuối năm ngoái, chúng tôi đã chủ động vào bầu ươm cây giống. Những năm gần đây, nhu cầu trồng quế của người dân cao nên vườn ươm đã phối hợp với các cơ sở cung ứng hạt giống đảm bảo chất lượng để nhập về ươm phục vụ bà con. Thời điểm cuối năm là dịp bận rộn nhất, lúc nào trong vườn cũng có từ 5 - 10 lao động vào bầu cây để kịp khung thời vụ cho bà con trồng rừng vụ xuân”.
Huyện Yên Bình là một trong 4 địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn của tỉnh, đây được coi là thế mạnh để kinh tế đồi rừng phát triển. Khai thác tiềm năng, thế mạnh này, những năm qua, huyện Yên Bình đã giao đất, giao rừng cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng; gắn trồng rừng với đổi mới công nghệ chế biến. Trung bình mỗi năm, huyện Yên Bình trồng được từ 3000 ha rừng trở lên. Năm 2023, với kế hoạch trồng 3100 ha rừng để hoàn thành kế hoạch trồng rừng, huyện đã xây dựng kế hoạch tới từng địa phương; tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn, chỉ đạo các địa phương tập trung hoàn thành công tác thiết kế, chuẩn bị tốt cây giống để phục vụ nhu cầu trồng rừng của nhân dân. Đặc biệt, ngay những ngày đầu năm mới, huyện đã phát động phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” với sự tham gia của toàn thể cán bộ, nhân dân trên địa bàn. Nhờ đó, phong trào trồng rừng phát triển sâu rộng và được nhân dân hưởng ứng tích cực. Ông Nguyễn Tiến Dĩnh - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Yên Bình cho biết: “Để thúc đẩy phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế rừng, huyện Yên Bình còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp; phát triển ổn định các doanh nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản hiện có trên địa bàn; gắn vùng sản xuất nguyên liệu tập trung với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các chương trình, dự án phát triển rừng như trồng rừng gỗ lớn FSC, Dự án Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải C02 KW8… qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng. Với những giải pháp tích cực, đến thời điểm này huyện Yên Bình đã trồng được trên 1000 ha rừng đạt 32,2 % kế hoạch. Yên Bình phần đấu hoàn thành 100% diện tích trồng rừng ngay trong vụ Xuân”.
Với sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cùng sự chủ động, tích cực và đồng thuận cao của người dân, tin rằng vụ trồng rừng năm 2023, huyện Yên Bình sẽ hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
1107 lượt xem
CTV: Hồng Giang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là một huyện vùng thấp, đời sống của bà con nông dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, trong những năm qua, phong trào trồng cây, gây rừng trên địa bàn huyện Yên Bình luôn phát triển, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập cho người dân. Để đảm bảo kế hoạch trồng rừng vụ Xuân năm 2023, huyện Yên Bình đã chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai công tác trồng rừng trên địa bàn.Năm nay, gia đình anh Phạm Văn Công ở thôn Khe Nhàn, xã Tân Nguyên trồng gần 1,5 vạn cây quế trên diện tích gần 2 ha đất đồi vừa khai thác. Sau khai thác, anh Công đã tiến hành xử lý thực bì, đào hố và đặt mua cây giống ngay trước Tết. Anh Công chia sẻ: “Ăn Tết xong, tranh thủ thời tiết mưa, ẩm gia đình đã huy động toàn bộ nhân lực tham gia trồng rừng và đến nay đã trồng xong toàn bộ diện tích”.
Phát huy lợi thế hơn 2000 ha đất lâm nghiệp, bình quân mỗi năm nhân dân xã Tân Nguyên trồng được từ 250 - 300 ha rừng trở lên. Nhận thấy đất đai thổ nhưỡng địa phương phù hợp phát triển cây quế, xã Tân Nguyên đã vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi sang trồng quế. Ông Vũ Đức Đoàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Nguyên cho biết: “Đến nay, xã đã phát triển được gần 500ha quế trong đó có 300 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Cây quế cũng được xã Tân Nguyên lựa chọn đăng ký xây dựng sản phẩm chủ lực OCOP. Với kế hoạch giao năm 2023 là trồng 320 ha rừng trong đó có 30 ha quế. Đến thời điểm này, nhân dân trong xã đã trồng được 220 ha trong đó có 15 ha quế”.
Đại Đồng là một trong những xã có diện tích rừng sản xuất lớn của huyện, toàn xã hiện có 1.887 ha rừng trồng. Năm 2023, xã được huyện giao trồng mới 210 ha rừng. Do có sự chuẩn bị nên đến thời điểm này, nhân dân xã Đại Đồng đã tập trung trồng mới được 100 ha rừng, đạt 47% kế hoạch. Một trong những thuận lợi trong công tác trồng rừng ở xã Đại Đồng đó là trên địa bàn xã có nhiều hộ dân làm vườn ươm cây giống, xã cũng đã thành lập 5 tổ hợp tác ươm cây giống. Các vườn ươm này không chỉ cung ứng cây giống có chất lượng cho bà con trong xã mà còn cung cấp cho nhiều địa phương trong tỉnh và trong huyện. Để đảm bảo nguồn cung cây giống cho vụ xuân, các vườn ươm đã chuẩn bị chu đáo ngay từ những ngày cuối năm 2022. Chị Phạm Thị Dịu - Tổ trưởng tổ hợp tác ươm cây giống Hương Lý cho biết: “Ngay từ cuối năm ngoái, chúng tôi đã chủ động vào bầu ươm cây giống. Những năm gần đây, nhu cầu trồng quế của người dân cao nên vườn ươm đã phối hợp với các cơ sở cung ứng hạt giống đảm bảo chất lượng để nhập về ươm phục vụ bà con. Thời điểm cuối năm là dịp bận rộn nhất, lúc nào trong vườn cũng có từ 5 - 10 lao động vào bầu cây để kịp khung thời vụ cho bà con trồng rừng vụ xuân”.
Huyện Yên Bình là một trong 4 địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn của tỉnh, đây được coi là thế mạnh để kinh tế đồi rừng phát triển. Khai thác tiềm năng, thế mạnh này, những năm qua, huyện Yên Bình đã giao đất, giao rừng cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng; gắn trồng rừng với đổi mới công nghệ chế biến. Trung bình mỗi năm, huyện Yên Bình trồng được từ 3000 ha rừng trở lên. Năm 2023, với kế hoạch trồng 3100 ha rừng để hoàn thành kế hoạch trồng rừng, huyện đã xây dựng kế hoạch tới từng địa phương; tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn, chỉ đạo các địa phương tập trung hoàn thành công tác thiết kế, chuẩn bị tốt cây giống để phục vụ nhu cầu trồng rừng của nhân dân. Đặc biệt, ngay những ngày đầu năm mới, huyện đã phát động phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” với sự tham gia của toàn thể cán bộ, nhân dân trên địa bàn. Nhờ đó, phong trào trồng rừng phát triển sâu rộng và được nhân dân hưởng ứng tích cực. Ông Nguyễn Tiến Dĩnh - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Yên Bình cho biết: “Để thúc đẩy phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế rừng, huyện Yên Bình còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp; phát triển ổn định các doanh nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản hiện có trên địa bàn; gắn vùng sản xuất nguyên liệu tập trung với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các chương trình, dự án phát triển rừng như trồng rừng gỗ lớn FSC, Dự án Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải C02 KW8… qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng. Với những giải pháp tích cực, đến thời điểm này huyện Yên Bình đã trồng được trên 1000 ha rừng đạt 32,2 % kế hoạch. Yên Bình phần đấu hoàn thành 100% diện tích trồng rừng ngay trong vụ Xuân”.
Với sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cùng sự chủ động, tích cực và đồng thuận cao của người dân, tin rằng vụ trồng rừng năm 2023, huyện Yên Bình sẽ hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.