CTTĐT - UBND huyện Văn Chấn ban hành Kế hoạch phát triển các mô hình sản xuất các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy đặc sản chủ lực gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025. Phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có 12 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy đặc sản các loại.
Mô hình sản xuất chè xanh chất lượng cao sẽ được thực hiện tại các xã: Tân Thịnh, Đại Lịch, Bình Thuận.
Mục tiêu của kế hoạch là phát triển các mô hình sản xuất các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy đặc sản chủ lực hình thành các vùng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng một số dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông tin phù hợp với các loại cây trồng vật nuôi; phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm có năng suất, chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGap, GlobalGap, hữu cơ... và có sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu, nhu cầu trong và ngoài tỉnh, đồng thời phục vụ cho việc xuất khẩu; tạo bước đột phá trong tăng trưởng ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn huyện. Phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có 12 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy đặc sản các loại, trong đó lĩnh vực trồng trọt 6 mô hình; lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản 3 mô hình; lĩnh vực lâm nghiệp 3 mô hình. Năm 2023 xây dựng 5 mô hình, năm 2024 xây dựng 5 mô hình, năm 2025 phấn đấu xây dựng 2 mô hình.
Theo kế hoạch, tiêu chí để xây dựng mô hình là mỗi mô hình phải có hiệu quả kinh tế đạt tối thiểu 250 triệu đồng/ha/năm hoặc tổng thu nhập của một mô hình đạt trên 2 tỷ đồng/năm trở lên. Các mô hình phải đáp ứng đảm bảo các yêu cầu về sản xuất theo các tiêu chuẩn: Vietgap, Hữu cơ, RA, Xây dựng mã số vùng trồng... tạo ra các sản phẩm được chứng nhận OCOP. Các mô hình phải xây dựng được chuỗi liên kết giá trị đảm bảo khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; mỗi mô hình tối thiểu có ít nhất 1 doanh nghiệp, HTX, hoặc có các tổ hợp tác sản xuất tham gia liên kết và 20 hộ dân tham gia trở lên, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm gắn với các cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến.
Trên cơ sở đó, huyện Văn Chấn định hướng xây dựng 6 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt gồm: Mô hình sản xuất lúa gạo đặc sản Tú Lệ (địa điểm thực hiện tại xã Tú Lệ huyện Văn Chấn); Mô hình sản xuất rau màu chất lượng cao (xã Sơn Lương, thị trấn Sơn Thịnh, Đồng Khê, thị trấn nông trường Liên Sơn); Mô hình sản xuất cây ăn quả (xã Bình Thuận và các xã vùng ngoài của huyện); Mô hình sản xuất Chè Shan tuyết vùng cao (xã Suối Giàng, xã Gia Hội, Nậm Búng, Suối Bu); Mô hình sản xuất chè xanh chất lượng cao (xã Tân Thịnh, Đại Lịch, Bình Thuận); Mô hình trồng Măcca (TTNT Liên Sơn, Gia Hội, Nậm Búng).
3 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản gồm: Mô hình chăn nuôi lợn (Xã Cát Thịnh, xã Chấn Thịnh); Mô hình chăn nuôi trâu, bò (xã Minh An, thị trấn Sơn Thịnh); Mô hình chăn nuôi Baba gai (xã Cát Thịnh, Thị trấn nông trường Trần Phú).
3 mô hình thuộc lĩnh vực lâm nghiệp gồm: Mô hình Quế hữu cơ (các xã: An Lương; Nậm Lành; Suối Quyền; Nậm Mười); Mô hình phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu (các xã: Bình Thuận, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch, Minh An, Nghĩa Tâm, Tân Thịnh, Thượng Bằng La và thị trấn nông trường Trần Phú); Mô hình trồng cây Sơn ta (thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Tại kế hoạch này, huyện Văn Chấn cũng đề ra các giải pháp thực hiện như: về đất đai, khoa học kỹ thuật, khuyến nông, về giống, vật tư đầu vào, về tuyên truyền, xúc tiến thương mại, thị trường tiêu thụ và về cơ chế, chính sách.
1476 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND huyện Văn Chấn ban hành Kế hoạch phát triển các mô hình sản xuất các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy đặc sản chủ lực gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025. Phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có 12 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy đặc sản các loại.Mục tiêu của kế hoạch là phát triển các mô hình sản xuất các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy đặc sản chủ lực hình thành các vùng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng một số dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông tin phù hợp với các loại cây trồng vật nuôi; phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm có năng suất, chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGap, GlobalGap, hữu cơ... và có sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu, nhu cầu trong và ngoài tỉnh, đồng thời phục vụ cho việc xuất khẩu; tạo bước đột phá trong tăng trưởng ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn huyện. Phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có 12 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy đặc sản các loại, trong đó lĩnh vực trồng trọt 6 mô hình; lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản 3 mô hình; lĩnh vực lâm nghiệp 3 mô hình. Năm 2023 xây dựng 5 mô hình, năm 2024 xây dựng 5 mô hình, năm 2025 phấn đấu xây dựng 2 mô hình.
Theo kế hoạch, tiêu chí để xây dựng mô hình là mỗi mô hình phải có hiệu quả kinh tế đạt tối thiểu 250 triệu đồng/ha/năm hoặc tổng thu nhập của một mô hình đạt trên 2 tỷ đồng/năm trở lên. Các mô hình phải đáp ứng đảm bảo các yêu cầu về sản xuất theo các tiêu chuẩn: Vietgap, Hữu cơ, RA, Xây dựng mã số vùng trồng... tạo ra các sản phẩm được chứng nhận OCOP. Các mô hình phải xây dựng được chuỗi liên kết giá trị đảm bảo khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; mỗi mô hình tối thiểu có ít nhất 1 doanh nghiệp, HTX, hoặc có các tổ hợp tác sản xuất tham gia liên kết và 20 hộ dân tham gia trở lên, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm gắn với các cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến.
Trên cơ sở đó, huyện Văn Chấn định hướng xây dựng 6 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt gồm: Mô hình sản xuất lúa gạo đặc sản Tú Lệ (địa điểm thực hiện tại xã Tú Lệ huyện Văn Chấn); Mô hình sản xuất rau màu chất lượng cao (xã Sơn Lương, thị trấn Sơn Thịnh, Đồng Khê, thị trấn nông trường Liên Sơn); Mô hình sản xuất cây ăn quả (xã Bình Thuận và các xã vùng ngoài của huyện); Mô hình sản xuất Chè Shan tuyết vùng cao (xã Suối Giàng, xã Gia Hội, Nậm Búng, Suối Bu); Mô hình sản xuất chè xanh chất lượng cao (xã Tân Thịnh, Đại Lịch, Bình Thuận); Mô hình trồng Măcca (TTNT Liên Sơn, Gia Hội, Nậm Búng).
3 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản gồm: Mô hình chăn nuôi lợn (Xã Cát Thịnh, xã Chấn Thịnh); Mô hình chăn nuôi trâu, bò (xã Minh An, thị trấn Sơn Thịnh); Mô hình chăn nuôi Baba gai (xã Cát Thịnh, Thị trấn nông trường Trần Phú).
3 mô hình thuộc lĩnh vực lâm nghiệp gồm: Mô hình Quế hữu cơ (các xã: An Lương; Nậm Lành; Suối Quyền; Nậm Mười); Mô hình phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu (các xã: Bình Thuận, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch, Minh An, Nghĩa Tâm, Tân Thịnh, Thượng Bằng La và thị trấn nông trường Trần Phú); Mô hình trồng cây Sơn ta (thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Tại kế hoạch này, huyện Văn Chấn cũng đề ra các giải pháp thực hiện như: về đất đai, khoa học kỹ thuật, khuyến nông, về giống, vật tư đầu vào, về tuyên truyền, xúc tiến thương mại, thị trường tiêu thụ và về cơ chế, chính sách.