Thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 và Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của HĐND tỉnh về phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản hữu cơ, trong năm 2021 và 2022, huyện Văn Yên đã triển khai hỗ trợ cho hàng trăm cơ sở phát triển chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, lợn và dê với số tiền hàng chục tỷ đồng. Nhờ vậy, nhiều hộ đã phát triển chăn nuôi khá hiệu quả, tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động ở địa phương.
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Toàn An, xã Đông An.
Tháng 9/2022, gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Toàn An, xã Đông An (Văn Yên) được Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện giải ngân hỗ trợ 30 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua thêm con giống về phát triển chăn nuôi lợn với quy mô nuôi 5 lợn nái và 50 con lợn thịt.
Năm 2022, gia đình anh đã đầu tư con giống nuôi và xuất bán ra thị trường được trên 10 tấn lợn hơi, mang lại nguồn thu nhập 600 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 3 lao động với mức thu nhập gần 10 triệu đồng người/tháng. Hiện tại, mô hình của gia đình anh đang nuôi 5 con lợn nái và gần 60 con lợn thịt, trọng lượng bình quân 100 kg/con, đã đến thời điểm chuẩn bị xuất bán ra thị trường.
Anh Tuấn phấn khởi: "Những năm trước đây, gia đình tôi nuôi quy mô nhỏ, mỗi năm xuất bán từ 2 - 3 tấn lợn hơi, trừ chi phí tiền mua con giống, tiêm phòng, thức ăn cũng chỉ đảm bảo việc làm cho một lao động. Năm 2022, gia đình tôi được hỗ trợ 30 triệu đồng để phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh. Số tiền này tôi đã sử dụng để mở rộng chuồng trại chăn nuôi quy mô 5 lợn nái và 50 lợn thịt. Dự kiến trong năm nay, nuôi 3 lứa, xuất bán được khoảng 15 tấn lợn hơi, giải quyết việc làm cho 3 - 4 lao động có việc làm ổn định. Những hộ chăn nuôi chúng tôi chỉ mong giá lợn hơi, giá thức ăn ổn định thì mới có lãi, yên tâm phát triển chăn nuôi với quy mô lớn hơn. Chứ thực tế giá lợn hơi hiện nay xuống thấp, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng cao, người làm nghề chăn nuôi chúng tôi đang rất khó khăn, vì lợn đến kỳ xuất bán, giá rẻ không bán được để tái đàn...”.
Trong 2 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh, huyện Văn Yên đã hỗ trợ cho nhân dân các xã xây dựng và phát triển được 602 mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm với số kinh phí giải ngân hỗ trợ các cơ sở là 14,892 tỷ đồng; trong đó, năm 2021, hỗ trợ xây dựng được 253 cơ sở, năm 2022 hỗ trợ được 349 cơ sở. Các hộ được hỗ trợ đã đầu tư vào mua con giống, xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, mua thức ăn, thuốc thú y… phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả cao, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, thúc đẩy đàn gia súc của huyện phát triển.
Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh cho thấy, chính sách của tỉnh đã đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp cho an sinh xã hội, làm thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất, góp phần tích cực nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất trong chăn nuôi của huyện, tăng giá trị sản phẩm chủ lực, có tiềm năng lợi thế của địa phương, nâng cao hiệu quả thu nhập cho người chăn nuôi; chuyển đổi sản xuất nhỏ lẻ manh mún, sang sản xuất hàng hóa tập trung có sản lượng và chất lượng, đáp ứng với thị trường, nâng cao thu nhập xóa đói giảm nghèo cho nhân dân…
Năm 2023, kế hoạch của huyện là sẽ tiếp tục hỗ trợ cho trên 300 cơ sở phát triển chăn nuôi đàn gia súc với số tiền trên 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong việc thực hiện Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi trên địa bàn huyện Văn Yên vẫn còn đang gặp phải một số khó khăn, đó là việc đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi còn hạn chế và chưa thực hiện được, diện tích để xây dựng chuồng, trại và trồng cỏ để phát triển chăn nuôi; chính sách hỗ trợ cho các mô hình còn thấp; việc giữ gìn vệ sinh môi trường sản xuất còn hạn chế…
Để thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch năm 2023, huyện đề nghị UBND tỉnh sớm có quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ năm 2023, để huyện triển khai kịp thời đảm bảo tiến độ giải ngân theo kế hoạch.
1279 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 và Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của HĐND tỉnh về phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản hữu cơ, trong năm 2021 và 2022, huyện Văn Yên đã triển khai hỗ trợ cho hàng trăm cơ sở phát triển chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, lợn và dê với số tiền hàng chục tỷ đồng. Nhờ vậy, nhiều hộ đã phát triển chăn nuôi khá hiệu quả, tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động ở địa phương.Tháng 9/2022, gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Toàn An, xã Đông An (Văn Yên) được Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện giải ngân hỗ trợ 30 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua thêm con giống về phát triển chăn nuôi lợn với quy mô nuôi 5 lợn nái và 50 con lợn thịt.
Năm 2022, gia đình anh đã đầu tư con giống nuôi và xuất bán ra thị trường được trên 10 tấn lợn hơi, mang lại nguồn thu nhập 600 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 3 lao động với mức thu nhập gần 10 triệu đồng người/tháng. Hiện tại, mô hình của gia đình anh đang nuôi 5 con lợn nái và gần 60 con lợn thịt, trọng lượng bình quân 100 kg/con, đã đến thời điểm chuẩn bị xuất bán ra thị trường.
Anh Tuấn phấn khởi: "Những năm trước đây, gia đình tôi nuôi quy mô nhỏ, mỗi năm xuất bán từ 2 - 3 tấn lợn hơi, trừ chi phí tiền mua con giống, tiêm phòng, thức ăn cũng chỉ đảm bảo việc làm cho một lao động. Năm 2022, gia đình tôi được hỗ trợ 30 triệu đồng để phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh. Số tiền này tôi đã sử dụng để mở rộng chuồng trại chăn nuôi quy mô 5 lợn nái và 50 lợn thịt. Dự kiến trong năm nay, nuôi 3 lứa, xuất bán được khoảng 15 tấn lợn hơi, giải quyết việc làm cho 3 - 4 lao động có việc làm ổn định. Những hộ chăn nuôi chúng tôi chỉ mong giá lợn hơi, giá thức ăn ổn định thì mới có lãi, yên tâm phát triển chăn nuôi với quy mô lớn hơn. Chứ thực tế giá lợn hơi hiện nay xuống thấp, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng cao, người làm nghề chăn nuôi chúng tôi đang rất khó khăn, vì lợn đến kỳ xuất bán, giá rẻ không bán được để tái đàn...”.
Trong 2 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh, huyện Văn Yên đã hỗ trợ cho nhân dân các xã xây dựng và phát triển được 602 mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm với số kinh phí giải ngân hỗ trợ các cơ sở là 14,892 tỷ đồng; trong đó, năm 2021, hỗ trợ xây dựng được 253 cơ sở, năm 2022 hỗ trợ được 349 cơ sở. Các hộ được hỗ trợ đã đầu tư vào mua con giống, xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, mua thức ăn, thuốc thú y… phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả cao, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, thúc đẩy đàn gia súc của huyện phát triển.
Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh cho thấy, chính sách của tỉnh đã đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp cho an sinh xã hội, làm thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất, góp phần tích cực nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất trong chăn nuôi của huyện, tăng giá trị sản phẩm chủ lực, có tiềm năng lợi thế của địa phương, nâng cao hiệu quả thu nhập cho người chăn nuôi; chuyển đổi sản xuất nhỏ lẻ manh mún, sang sản xuất hàng hóa tập trung có sản lượng và chất lượng, đáp ứng với thị trường, nâng cao thu nhập xóa đói giảm nghèo cho nhân dân…
Năm 2023, kế hoạch của huyện là sẽ tiếp tục hỗ trợ cho trên 300 cơ sở phát triển chăn nuôi đàn gia súc với số tiền trên 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong việc thực hiện Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi trên địa bàn huyện Văn Yên vẫn còn đang gặp phải một số khó khăn, đó là việc đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi còn hạn chế và chưa thực hiện được, diện tích để xây dựng chuồng, trại và trồng cỏ để phát triển chăn nuôi; chính sách hỗ trợ cho các mô hình còn thấp; việc giữ gìn vệ sinh môi trường sản xuất còn hạn chế…
Để thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch năm 2023, huyện đề nghị UBND tỉnh sớm có quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ năm 2023, để huyện triển khai kịp thời đảm bảo tiến độ giải ngân theo kế hoạch.