Thời gian qua, huyện Trạm Tấu đã có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương thành sản phẩm OCOP. Nhiều cây trồng, sản phẩm từ chỗ canh tác tự phát, manh mún, nhờ đó đã trở thành hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao.
Người Mông huyện Trạm Tấu trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc khoai sọ nương.
Gia đình anh Giàng A Chơ, thôn Chí Lư, xã Phình Hồ có hơn 2 ha chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi. Để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, sau mỗi lứa thu hoạch, anh Chơ tập trung nhân lực làm cỏ, chăm sóc, phòng trừ mối xông và trồng dặm để bảo vệ và phát triển diện tích chè của gia đình.
Anh Giàng A Chơ chia sẻ: "Mình tham gia Hợp tác xã (HTX) Sản xuất chè Shan Phình Hồ và thông qua các buổi tập huấn, tham quan mô hình ở các huyện, tỉnh bạn; được chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong chăm sóc, thu hái các sản phẩm chè Shan nên búp chè của gia đình mình thu hái đến đâu được thu mua hết đến đó”.
Hiện nay, sản phẩm chè búp tươi của xã Phình Hồ đang được Công ty TNHH Chè Hiệp Thành có nhà máy chế biến tại địa phương thu mua sản phẩm cho người dân để sản xuất 3 loại chè chính gồm: Trà xanh, Hồng trà và Bạch trà.
Ông Giàng A Lầu - Giám đốc HTX Chè Shan tuyết Phình Hồ chia sẻ: HTX đã ký cam kết với các hộ dân trong xã để bao tiêu chè búp tươi cho bà con với giá cả ổn định và quy hoạch vùng nguyên liệu lâu dài. Việc sản xuất, đóng gói các sản phẩm chè được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của châu Âu với sản phẩm chè hữu cơ nên chất lượng các sản phẩm chè được nâng cao, người thưởng trà trong, ngoài nước rất ưa chuộng. Sản phẩm Chè Shan tuyết Phình Hồ được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm có tác động rất lớn đối với HTX; qua đó, tạo điều kiện cho sản phẩm địa phương có chỗ đứng trên thị trường.
Trao đổi với lãnh đạo UBND huyện Trạm Tấu được biết, sau hơn 4 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Trạm Tấu đã có 10 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao gồm: Chè Shan tuyết Phình Hồ; gạo nếp 87; khoai sọ nương Trạm Tấu; Trà trắng Phình Hồ; Hồng trà Shan tuyết; gạo nếp Lẩu cáy Trạm Tấu; gạo nếp cẩm nương Trạm Tấu…
Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP sẽ giúp HTX, hộ nông dân tiếp cận với các phương thức sản xuất, quản lý kinh doanh theo hướng hiện đại hóa; cải thiện được mẫu mã, bao bì sản phẩm, mã vạch, gia tăng giá trị hàng hóa nông sản, góp phần quan trọng vào thay đổi cách làm truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm vùng cao.
Để chuẩn hóa các sản phẩm lợi thế theo tiêu chuẩn OCOP, huyện Trạm Tấu còn đẩy mạnh xây dựng thương hiệu; hỗ trợ xúc tiến thương mại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất; thực hiện kiểm nghiệm đảm bảo các quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đồng thời với đó, huyện tiến hành số hóa dữ liệu hộ sản xuất nông nghiệp; tập huấn, hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp khởi tạo tài khoản, đăng bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, các kỹ năng bán hàng và quảng bá sản phẩm; khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký và tiếp nhận ý tưởng sản phẩm; chuẩn bị hồ sơ sản phẩm, xác nhận các nội dung của hồ sơ minh chứng về tỷ lệ sử dụng lao động địa phương, nguồn nguyên liệu…
Có thể khẳng định, sau 4 năm thược hiện Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện Trạm Tấu được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh đón nhận và đánh giá cao về chất lượng…
Ông Nguyễn Thành Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: Chương trình OCOP đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp không chỉ ở những vùng thuận lợi mà ở cả vùng sâu, vùng xa.
Nhiều cây trồng, sản phẩm từ chỗ canh tác tự phát, manh mún đã trở thành hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, giúp hình thành hàng hóa sản xuất chuyên canh theo hướng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và sản xuất theo chuỗi liên kết mang lại hiệu quả thiết thực, bền vững cho chủ thể. Các HTX, hộ dân khi được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP đều tự giác nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi dần tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô tập trung.
Để nâng cao hiệu quả của Chương trình OCOP, năm 2023, huyện Trạm Tấu sẽ củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng trong giai đoạn 2019 - 2021; đánh giá lại 6 sản phẩm 3 sao cấp tỉnh hết hạn trong năm 2023 gồm: chè Shan tuyết Phình Hồ; gạo nếp 87; khoai sọ nương Trạm Tấu; măng ớt Trạm Tấu; du lịch suối khoáng nóng Cường Hải Trạm Tấu và tinh dầu xả Trạm Tấu.
Đồng thời, huyện phát triển mới 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh là: sản phẩm du lịch cộng đồng Homestay đồi chè và gạo tẻ đỏ Trạm Tấu. Phấn đấu hết năm 2023, huyện Trạm Tấu có 12 sản phẩm OCOP và 100% sản phẩm OCOP bảo đảm đủ điều kiện được đưa lên các sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn cùng các sàn thương mại điện tử uy tín để quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm…
1595 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, huyện Trạm Tấu đã có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương thành sản phẩm OCOP. Nhiều cây trồng, sản phẩm từ chỗ canh tác tự phát, manh mún, nhờ đó đã trở thành hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao.Gia đình anh Giàng A Chơ, thôn Chí Lư, xã Phình Hồ có hơn 2 ha chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi. Để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, sau mỗi lứa thu hoạch, anh Chơ tập trung nhân lực làm cỏ, chăm sóc, phòng trừ mối xông và trồng dặm để bảo vệ và phát triển diện tích chè của gia đình.
Anh Giàng A Chơ chia sẻ: "Mình tham gia Hợp tác xã (HTX) Sản xuất chè Shan Phình Hồ và thông qua các buổi tập huấn, tham quan mô hình ở các huyện, tỉnh bạn; được chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong chăm sóc, thu hái các sản phẩm chè Shan nên búp chè của gia đình mình thu hái đến đâu được thu mua hết đến đó”.
Hiện nay, sản phẩm chè búp tươi của xã Phình Hồ đang được Công ty TNHH Chè Hiệp Thành có nhà máy chế biến tại địa phương thu mua sản phẩm cho người dân để sản xuất 3 loại chè chính gồm: Trà xanh, Hồng trà và Bạch trà.
Ông Giàng A Lầu - Giám đốc HTX Chè Shan tuyết Phình Hồ chia sẻ: HTX đã ký cam kết với các hộ dân trong xã để bao tiêu chè búp tươi cho bà con với giá cả ổn định và quy hoạch vùng nguyên liệu lâu dài. Việc sản xuất, đóng gói các sản phẩm chè được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của châu Âu với sản phẩm chè hữu cơ nên chất lượng các sản phẩm chè được nâng cao, người thưởng trà trong, ngoài nước rất ưa chuộng. Sản phẩm Chè Shan tuyết Phình Hồ được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm có tác động rất lớn đối với HTX; qua đó, tạo điều kiện cho sản phẩm địa phương có chỗ đứng trên thị trường.
Trao đổi với lãnh đạo UBND huyện Trạm Tấu được biết, sau hơn 4 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Trạm Tấu đã có 10 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao gồm: Chè Shan tuyết Phình Hồ; gạo nếp 87; khoai sọ nương Trạm Tấu; Trà trắng Phình Hồ; Hồng trà Shan tuyết; gạo nếp Lẩu cáy Trạm Tấu; gạo nếp cẩm nương Trạm Tấu…
Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP sẽ giúp HTX, hộ nông dân tiếp cận với các phương thức sản xuất, quản lý kinh doanh theo hướng hiện đại hóa; cải thiện được mẫu mã, bao bì sản phẩm, mã vạch, gia tăng giá trị hàng hóa nông sản, góp phần quan trọng vào thay đổi cách làm truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm vùng cao.
Để chuẩn hóa các sản phẩm lợi thế theo tiêu chuẩn OCOP, huyện Trạm Tấu còn đẩy mạnh xây dựng thương hiệu; hỗ trợ xúc tiến thương mại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất; thực hiện kiểm nghiệm đảm bảo các quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đồng thời với đó, huyện tiến hành số hóa dữ liệu hộ sản xuất nông nghiệp; tập huấn, hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp khởi tạo tài khoản, đăng bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, các kỹ năng bán hàng và quảng bá sản phẩm; khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký và tiếp nhận ý tưởng sản phẩm; chuẩn bị hồ sơ sản phẩm, xác nhận các nội dung của hồ sơ minh chứng về tỷ lệ sử dụng lao động địa phương, nguồn nguyên liệu…
Có thể khẳng định, sau 4 năm thược hiện Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện Trạm Tấu được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh đón nhận và đánh giá cao về chất lượng…
Ông Nguyễn Thành Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: Chương trình OCOP đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp không chỉ ở những vùng thuận lợi mà ở cả vùng sâu, vùng xa.
Nhiều cây trồng, sản phẩm từ chỗ canh tác tự phát, manh mún đã trở thành hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, giúp hình thành hàng hóa sản xuất chuyên canh theo hướng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và sản xuất theo chuỗi liên kết mang lại hiệu quả thiết thực, bền vững cho chủ thể. Các HTX, hộ dân khi được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP đều tự giác nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi dần tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô tập trung.
Để nâng cao hiệu quả của Chương trình OCOP, năm 2023, huyện Trạm Tấu sẽ củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng trong giai đoạn 2019 - 2021; đánh giá lại 6 sản phẩm 3 sao cấp tỉnh hết hạn trong năm 2023 gồm: chè Shan tuyết Phình Hồ; gạo nếp 87; khoai sọ nương Trạm Tấu; măng ớt Trạm Tấu; du lịch suối khoáng nóng Cường Hải Trạm Tấu và tinh dầu xả Trạm Tấu.
Đồng thời, huyện phát triển mới 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh là: sản phẩm du lịch cộng đồng Homestay đồi chè và gạo tẻ đỏ Trạm Tấu. Phấn đấu hết năm 2023, huyện Trạm Tấu có 12 sản phẩm OCOP và 100% sản phẩm OCOP bảo đảm đủ điều kiện được đưa lên các sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn cùng các sàn thương mại điện tử uy tín để quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm…