CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành kế hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Bảo tồn và phát triển cây dược liệu ở Yên Bái
Quy mô phát triển cây dược liệu đến năm 2020 sẽ ưu tiên phát triển 14 chủng loại cây dược liệu gồm: Quế, Sơn tra, Thảo quả, Đinh lăng, Sả, Ba kích, Giảo cổ lam, Sâm Ngọc Linh, Ý dĩ, Hà thủ ô đỏ, Cà gai leo, Lá khôi, Atiso, Đương quy. Tổng diện tích trồng mới các loại cây dược liệu đến năm 2020 là 26.470 ha trên địa bàn các huyện, thành phố.
Đến năm 2025 trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện việc phát triển cây dược liệu đến năm 2020, tiếp tục mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh Yên Bái lên 29 chủng loại chính gồm: Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Quế, Sả, Sa nhân tím, Ý dĩ, Bạch chỉ, Bạch truật, Địa hoàng, Hoài sơn (củ mài), Bình vôi, Hà thủ ô đỏ, Atiso, Cà gai leo, Sơn tra, Thảo quả, Nhân trần, Lá Khôi, Đảng sâm, Sâm cau, Sâm Ngọc Linh, Cây dây gắm, Bách bộ, Đương quy, Gấc. Tiếp tục trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; duy trì, phát triển có hiệu quả diện tích cây dược liệu hiện có trên địa bàn tỉnh.
Theo đó tỉnh Yên Bái sẽ tập trung vào các giải pháp cụ thể như: Thông tin, tuyên truyền, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về kế hoạch và các cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển cây dược liệu tập trung tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Về đất đai, đất dự kiến phát triển cây dược liệu phải nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó tỉnh sẽ tập trung giải pháp về nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất cây dược liệu, về khoa học công nghệ, khuyến nông, về tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống thu gom, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm dược liệu, vốn và cơ chế chính sách...
1918 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành kế hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.Quy mô phát triển cây dược liệu đến năm 2020 sẽ ưu tiên phát triển 14 chủng loại cây dược liệu gồm: Quế, Sơn tra, Thảo quả, Đinh lăng, Sả, Ba kích, Giảo cổ lam, Sâm Ngọc Linh, Ý dĩ, Hà thủ ô đỏ, Cà gai leo, Lá khôi, Atiso, Đương quy. Tổng diện tích trồng mới các loại cây dược liệu đến năm 2020 là 26.470 ha trên địa bàn các huyện, thành phố.
Đến năm 2025 trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện việc phát triển cây dược liệu đến năm 2020, tiếp tục mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh Yên Bái lên 29 chủng loại chính gồm: Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Quế, Sả, Sa nhân tím, Ý dĩ, Bạch chỉ, Bạch truật, Địa hoàng, Hoài sơn (củ mài), Bình vôi, Hà thủ ô đỏ, Atiso, Cà gai leo, Sơn tra, Thảo quả, Nhân trần, Lá Khôi, Đảng sâm, Sâm cau, Sâm Ngọc Linh, Cây dây gắm, Bách bộ, Đương quy, Gấc. Tiếp tục trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; duy trì, phát triển có hiệu quả diện tích cây dược liệu hiện có trên địa bàn tỉnh.
Theo đó tỉnh Yên Bái sẽ tập trung vào các giải pháp cụ thể như: Thông tin, tuyên truyền, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về kế hoạch và các cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển cây dược liệu tập trung tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Về đất đai, đất dự kiến phát triển cây dược liệu phải nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó tỉnh sẽ tập trung giải pháp về nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất cây dược liệu, về khoa học công nghệ, khuyến nông, về tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống thu gom, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm dược liệu, vốn và cơ chế chính sách...