CTTĐT - Trong những năm gần đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế của người dân Hưng Thịnh phát triển mạnh, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi, sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi hươu sao của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Triển ở thôn Kim Bình (xã Hưng Thịnh - Trấn Yên) là một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả ở địa phương.
Ông Nguyễn Xuân Triển chăm sóc đàn hươu
Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, sau khi xuất ngũ trở về quê hương, ông Triển trồng lúa, làm vườn, chịu khó làm lụng nhưng cuộc sống gia đình vẫn khó khăn. Không cam chịu đói nghèo, ông luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế. Tìm hiểu trên sách báo và thăm quan một số mô hình CCB phát triển kinh tế, ông Triển nhận thấy nuôi hươu lấy nhung là một hướng đi mới, hiệu quả ở nhiều nơi, chi phí cho thức ăn không nhiều, chủ yếu là cỏ, lá cây, lại ít rủi ro… Năm 2019, ông Triển quyết định đầu tư xây chuồng và mua 1 cặp hươu giống với giá 30 triệu đồng của một trại nuôi hươu ở tỉnh Tuyên Quang về nuôi. Ngoài ra, ông còn trồng thêm khoai lang trong vườn và chuyển đổi hơn 2 sào đất mầu sang trồng cỏ voi để có nguồn thức ăn nuôi hươu. Ông Nguyễn Xuân Triển - thôn Kim Bình tâm sự: “Gia đình tôi đã nuôi rất nhiều vật nuôi, nhưng hay bị dịch bệnh. Qua tìm hiểu, năm 2019 gia đình tôi quyết định nuôi hươu sao, bởi đây là loài ăn tạp, lượng thức ăn chỉ từ 4-6kg cỏ/ngày và quan trọng là không dịch bệnh, nên từ đó đến nay đàn hươu sinh trưởng, phát triển tốt”.
Hươu sao là động vật rừng được thuần hóa nên có tập tính hoang dã, cần xây dựng chuồng trại nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cho ăn uống đầy đủ hươu sẽ sinh trưởng, phát triển tốt. Ban đầu, khi mới bắt tay vào nuôi hươu, ông cũng gặp không ít khó khăn vì chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc. Vừa nuôi vừa tìm hiểu thêm qua sách báo, truyền hình, có thời gian thì đi thăm quan, học tập ở các trang trại nuôi hươu trong và ngoài tỉnh và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. So với nhiều loài vật nuôi khác, ông Triển nhận thấy nuôi hươu ít bị dịch bệnh, lại phù hợp với khí hậu, đất đai ở địa phương nhưng không vì thế mà ông chủ quan trong quá trình chăm sóc. Hàng ngày, ông thường xuyên làm vệ sinh đảm bảo khu chuồng luôn khô ráo, thức ăn thì lựa chọn các loại lá cây, cỏ sạch, tươi mới cho hươu ăn. Nhờ chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, sau hơn 3 năm, đàn hươu của gia đình ông Triển đã tăng lên 7 con, trong đó có 4 con hươu đực đã và chuẩn bị cho thu hoạch nhung. Theo ông Triển, hươu đực nuôi 2 năm tuổi thì bắt đầu có nhung cho thu hoạch, còn hươu cái sau 2 năm bắt đầu sinh sản, trung bình mỗi đợt một con hươu cho khoảng 0,6 - 0,8kg nhung, tùy thể trạng từng con mà mỗi năm có thể cắt nhung từ 1 - 2 lần. Với giá nhung hươu hiện tại 20 triệu đồng/kg, dự kiến năm nay gia đình ông thu về gần 100 triệu đồng. Vẫn là lời chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Triển - thôn Kim Bình: “Ý định của gia đình là phát triển khoảng 10 -12 con, trong đó con đực lấy nhung, con cái để sinh sản, quá số lượng trên gia đình sẽ bán hươu giống hoặc hươu thịt ra thị trường”.
Điều đáng mừng là giá nhung hươu ổn định và có đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Bởi nhu cầu mua nhung hươu làm thuốc là rất cao, khách hàng thường đến đặt trước 1-2 tháng trước khi thu hoạch. Thời gian tới, ông Triển sẽ tiếp tục nhân đàn lên 10 con và mở rộng quy mô chuồng trại. Ngoài ra, ông sẽ nuôi hươu sinh sản bán giống. Không chỉ là hội viên giỏi làm kinh tế, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Triển còn luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội, nhiệt tình chia sẻ, giúp đỡ hội viên khó khăn vươn lên trong cuộc sống, được hội viên, người dân trong xã quý mến.
1574 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm gần đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế của người dân Hưng Thịnh phát triển mạnh, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi, sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi hươu sao của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Triển ở thôn Kim Bình (xã Hưng Thịnh - Trấn Yên) là một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả ở địa phương.Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, sau khi xuất ngũ trở về quê hương, ông Triển trồng lúa, làm vườn, chịu khó làm lụng nhưng cuộc sống gia đình vẫn khó khăn. Không cam chịu đói nghèo, ông luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế. Tìm hiểu trên sách báo và thăm quan một số mô hình CCB phát triển kinh tế, ông Triển nhận thấy nuôi hươu lấy nhung là một hướng đi mới, hiệu quả ở nhiều nơi, chi phí cho thức ăn không nhiều, chủ yếu là cỏ, lá cây, lại ít rủi ro… Năm 2019, ông Triển quyết định đầu tư xây chuồng và mua 1 cặp hươu giống với giá 30 triệu đồng của một trại nuôi hươu ở tỉnh Tuyên Quang về nuôi. Ngoài ra, ông còn trồng thêm khoai lang trong vườn và chuyển đổi hơn 2 sào đất mầu sang trồng cỏ voi để có nguồn thức ăn nuôi hươu. Ông Nguyễn Xuân Triển - thôn Kim Bình tâm sự: “Gia đình tôi đã nuôi rất nhiều vật nuôi, nhưng hay bị dịch bệnh. Qua tìm hiểu, năm 2019 gia đình tôi quyết định nuôi hươu sao, bởi đây là loài ăn tạp, lượng thức ăn chỉ từ 4-6kg cỏ/ngày và quan trọng là không dịch bệnh, nên từ đó đến nay đàn hươu sinh trưởng, phát triển tốt”.
Hươu sao là động vật rừng được thuần hóa nên có tập tính hoang dã, cần xây dựng chuồng trại nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cho ăn uống đầy đủ hươu sẽ sinh trưởng, phát triển tốt. Ban đầu, khi mới bắt tay vào nuôi hươu, ông cũng gặp không ít khó khăn vì chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc. Vừa nuôi vừa tìm hiểu thêm qua sách báo, truyền hình, có thời gian thì đi thăm quan, học tập ở các trang trại nuôi hươu trong và ngoài tỉnh và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. So với nhiều loài vật nuôi khác, ông Triển nhận thấy nuôi hươu ít bị dịch bệnh, lại phù hợp với khí hậu, đất đai ở địa phương nhưng không vì thế mà ông chủ quan trong quá trình chăm sóc. Hàng ngày, ông thường xuyên làm vệ sinh đảm bảo khu chuồng luôn khô ráo, thức ăn thì lựa chọn các loại lá cây, cỏ sạch, tươi mới cho hươu ăn. Nhờ chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, sau hơn 3 năm, đàn hươu của gia đình ông Triển đã tăng lên 7 con, trong đó có 4 con hươu đực đã và chuẩn bị cho thu hoạch nhung. Theo ông Triển, hươu đực nuôi 2 năm tuổi thì bắt đầu có nhung cho thu hoạch, còn hươu cái sau 2 năm bắt đầu sinh sản, trung bình mỗi đợt một con hươu cho khoảng 0,6 - 0,8kg nhung, tùy thể trạng từng con mà mỗi năm có thể cắt nhung từ 1 - 2 lần. Với giá nhung hươu hiện tại 20 triệu đồng/kg, dự kiến năm nay gia đình ông thu về gần 100 triệu đồng. Vẫn là lời chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Triển - thôn Kim Bình: “Ý định của gia đình là phát triển khoảng 10 -12 con, trong đó con đực lấy nhung, con cái để sinh sản, quá số lượng trên gia đình sẽ bán hươu giống hoặc hươu thịt ra thị trường”.
Điều đáng mừng là giá nhung hươu ổn định và có đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Bởi nhu cầu mua nhung hươu làm thuốc là rất cao, khách hàng thường đến đặt trước 1-2 tháng trước khi thu hoạch. Thời gian tới, ông Triển sẽ tiếp tục nhân đàn lên 10 con và mở rộng quy mô chuồng trại. Ngoài ra, ông sẽ nuôi hươu sinh sản bán giống. Không chỉ là hội viên giỏi làm kinh tế, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Triển còn luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội, nhiệt tình chia sẻ, giúp đỡ hội viên khó khăn vươn lên trong cuộc sống, được hội viên, người dân trong xã quý mến.