CTTĐT - Trung tâm ứng dụng, Kỹ thuật, Thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái (gọi tắt là Trung tâm) là cơ quan đầu mối tổ chức triển khai và thực hiện ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống xã hội của địa phương. Năm 2021, Trung tâm đã phối hợp với Viện bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai đề tài "Sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm tại tỉnh Yên Bái" (gọi tắt là Đề tài).
Đ/c Vũ Xuân Hợi - Giám đốc Sở KHCN kiểm tra tiến độ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm tại tỉnh Yên Bái
Nấm Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) là các loại nấm ký sinh trên sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành của một số loài côn trùng. Là một loại dược liệu dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bênh nan y hiệu quả như bệnh rối loạn chức năng gan (Nan J.X. 2001), phòng chống ung thư đặc biệt là ung thư vú và ung thư phổi. Ngày nay loại nấm này được sử dụng rộng rãi cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Đến nay các nhà khoa học đã phát hiện được hơn 400 loài nấm ĐTHT thuộc chi Cordyceps, trong đó loài Cordyceps militaris được đánh giá là có giá trị dược liệu cao, chứa rất nhiều hoạt chất dược liệu quý, rất tốt cho cơ thể con người, giúp điều trị và bồi bổ cho các hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, hô hấp... Với giá trị dược liệu cao, nấm ĐTHT ngoài tự nhiên đang bị khai thác quá mức dẫn đến cực kì khan hiếm, giá thành cao, người tiêu dùng khó tiếp cận. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu về phương pháp nuôi trồng nấm ĐTHT nói chung và nấm ĐTHT Cordyceps militaris nói riêng trong điều kiện nhân tạo nhằm chủ động về công nghệ, tăng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm là rất cần thiết. Nấm ĐTHT Cordyceps militaris chủ yếu được nuôi cấy trên 2 dạng thức ăn chính là giá thể nhộng tằm tổng hợp và nhộng tằm trong điều kiện nhân tạo, tuy nhiên nuôi trên giá thể nhộng tằm tổng hợp cho năng suất cao chất lượng tốt hơn, dễ thực hiện và phù hợp cho sản xuất hàng hóa, nguồn nguyên liệu được sản xuất trong nước bao gồm: Nhộng nguyên con, khoai tây, nước dừa, bột nhộng khô, gạo lứt, Glucose, pepton, cao nấm men, agar. Điểm nổi bật ở phương pháp này ngoài yếu tố về dinh dưỡng, còn đáp ứng về các điều kiện sinh thái rất nghiêm ngặt như độ ẩm, ánh sáng nhiệt độ và môi trường nuôi cấy vô trùng, không lẫn tạp chất và vi sinh vật khác, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cùng với bề dày nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng nói chung và nấm Đông trùng hạ thảo nói riêng của Viện bảo vệ thực vật (gọi tắt là Viện) và hệ thống phòng nuôi cấy mô của Trung tâm đã được trang bị máy móc thiết bị chuyên dụng và đặc biệt là đội ngũ kỹ sư có chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm trong tiếp nhận, chuyển giao ứng dụng tiến bộ công nghệ. Đề tài được triển khai nhằm khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có tại địa phương, bởi Yên Bái là một trong những tỉnh có nghề nuôi tằm khá phát triển, mặt khác xác định tính khả thi trong phát triển sản xuất nấm ĐTHT tại Yên Bái, góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.
Đề tài được triển khai trong 3 năm (từ năm 2021-2023), với quy mô: 1 mô hình sản xuất nấm ĐTHT Cordyceps militars trên giá thể nhộng tằm; 1 bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nấm phù hợp với điều kiện của tỉnh ngắn gọn, dễ hiểu và dễ áp dụng; đào tạo được 2 - 3 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật sản xuất, sau khi được đào tạo có thể tự sản xuất nấm ĐTHT đạt năng suất, chất lượng tốt. Trong năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, Viện và Trung tâm đã tiến hành điều tra, khảo sát chọn điểm triển khai và nguồn cung cấp giá thể nhộng tằm; mua sắm trang thiết bị, máy móc cho phòng nuôi cấy; nguyên vật liệu và hóa chất... đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Năm 2022, hai đơn vị tiếp tục triển khai nhiệm vụ, tổ chức sản xuất nấm ĐTHT trên giá thể nhộng tằm tại Trung tâm bao gồm các quy trình kỹ thuật trong nhân giống (phân lập nấm ĐTHT, nhân giống cấp 1 trên môi trường thạch nghiêng, nhân giống nấm cấp 1, cấp 2 dạng dịch thể); nuôi cấy nấm trên nhộng tằm và giá thể nhộng tằm; theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu khoa học, đánh giá ảnh hưởng của các giá thể nuôi cấy khác nhau và các phương pháp cấy giống khác nhau đến khả năng hình thành và phát triển của quả thể nấm ĐTHT, thu hoạch và bảo quản sản phẩm... kết quả bước đầu của đề tài được đánh giá khá khả quan, đã cho được thu hoạch sản phẩm nấm ĐTHT đảm bảo tiến độ đề ra, qua đánh giá cảm quan, sản phẩm nấm ĐTHT nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở đây đạt trọng lượng từ 20-25 gam/hộp, 85-90% sản phẩm thu hoạch đạt chất lượng.
1508 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Khoa học và Công nghệ
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trung tâm ứng dụng, Kỹ thuật, Thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái (gọi tắt là Trung tâm) là cơ quan đầu mối tổ chức triển khai và thực hiện ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống xã hội của địa phương. Năm 2021, Trung tâm đã phối hợp với Viện bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai đề tài "Sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm tại tỉnh Yên Bái" (gọi tắt là Đề tài).Nấm Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) là các loại nấm ký sinh trên sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành của một số loài côn trùng. Là một loại dược liệu dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bênh nan y hiệu quả như bệnh rối loạn chức năng gan (Nan J.X. 2001), phòng chống ung thư đặc biệt là ung thư vú và ung thư phổi. Ngày nay loại nấm này được sử dụng rộng rãi cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Đến nay các nhà khoa học đã phát hiện được hơn 400 loài nấm ĐTHT thuộc chi Cordyceps, trong đó loài Cordyceps militaris được đánh giá là có giá trị dược liệu cao, chứa rất nhiều hoạt chất dược liệu quý, rất tốt cho cơ thể con người, giúp điều trị và bồi bổ cho các hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, hô hấp... Với giá trị dược liệu cao, nấm ĐTHT ngoài tự nhiên đang bị khai thác quá mức dẫn đến cực kì khan hiếm, giá thành cao, người tiêu dùng khó tiếp cận. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu về phương pháp nuôi trồng nấm ĐTHT nói chung và nấm ĐTHT Cordyceps militaris nói riêng trong điều kiện nhân tạo nhằm chủ động về công nghệ, tăng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm là rất cần thiết. Nấm ĐTHT Cordyceps militaris chủ yếu được nuôi cấy trên 2 dạng thức ăn chính là giá thể nhộng tằm tổng hợp và nhộng tằm trong điều kiện nhân tạo, tuy nhiên nuôi trên giá thể nhộng tằm tổng hợp cho năng suất cao chất lượng tốt hơn, dễ thực hiện và phù hợp cho sản xuất hàng hóa, nguồn nguyên liệu được sản xuất trong nước bao gồm: Nhộng nguyên con, khoai tây, nước dừa, bột nhộng khô, gạo lứt, Glucose, pepton, cao nấm men, agar. Điểm nổi bật ở phương pháp này ngoài yếu tố về dinh dưỡng, còn đáp ứng về các điều kiện sinh thái rất nghiêm ngặt như độ ẩm, ánh sáng nhiệt độ và môi trường nuôi cấy vô trùng, không lẫn tạp chất và vi sinh vật khác, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cùng với bề dày nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng nói chung và nấm Đông trùng hạ thảo nói riêng của Viện bảo vệ thực vật (gọi tắt là Viện) và hệ thống phòng nuôi cấy mô của Trung tâm đã được trang bị máy móc thiết bị chuyên dụng và đặc biệt là đội ngũ kỹ sư có chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm trong tiếp nhận, chuyển giao ứng dụng tiến bộ công nghệ. Đề tài được triển khai nhằm khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có tại địa phương, bởi Yên Bái là một trong những tỉnh có nghề nuôi tằm khá phát triển, mặt khác xác định tính khả thi trong phát triển sản xuất nấm ĐTHT tại Yên Bái, góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.
Đề tài được triển khai trong 3 năm (từ năm 2021-2023), với quy mô: 1 mô hình sản xuất nấm ĐTHT Cordyceps militars trên giá thể nhộng tằm; 1 bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nấm phù hợp với điều kiện của tỉnh ngắn gọn, dễ hiểu và dễ áp dụng; đào tạo được 2 - 3 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật sản xuất, sau khi được đào tạo có thể tự sản xuất nấm ĐTHT đạt năng suất, chất lượng tốt. Trong năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, Viện và Trung tâm đã tiến hành điều tra, khảo sát chọn điểm triển khai và nguồn cung cấp giá thể nhộng tằm; mua sắm trang thiết bị, máy móc cho phòng nuôi cấy; nguyên vật liệu và hóa chất... đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Năm 2022, hai đơn vị tiếp tục triển khai nhiệm vụ, tổ chức sản xuất nấm ĐTHT trên giá thể nhộng tằm tại Trung tâm bao gồm các quy trình kỹ thuật trong nhân giống (phân lập nấm ĐTHT, nhân giống cấp 1 trên môi trường thạch nghiêng, nhân giống nấm cấp 1, cấp 2 dạng dịch thể); nuôi cấy nấm trên nhộng tằm và giá thể nhộng tằm; theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu khoa học, đánh giá ảnh hưởng của các giá thể nuôi cấy khác nhau và các phương pháp cấy giống khác nhau đến khả năng hình thành và phát triển của quả thể nấm ĐTHT, thu hoạch và bảo quản sản phẩm... kết quả bước đầu của đề tài được đánh giá khá khả quan, đã cho được thu hoạch sản phẩm nấm ĐTHT đảm bảo tiến độ đề ra, qua đánh giá cảm quan, sản phẩm nấm ĐTHT nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở đây đạt trọng lượng từ 20-25 gam/hộp, 85-90% sản phẩm thu hoạch đạt chất lượng.