CTTĐT - Phát huy lợi thế về văn hóa, tài nguyên thiên nhiên cùng nhiều địa danh, di tích lịch sử, cách mạng, xã Việt Hồng (huyện Trấn Yên) đã tập trung nguồn lực để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Để triển khai loại hình này, chính quyền địa phương luôn coi trọng bảo vệ môi trường, góp phần tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Toàn cảnh cơ sở du lịch homestay của anh Hoàng Thanh Hiệp ở Bản Chao, xã Việt Hồng
Xã Việt Hồng nằm trong quần thể di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần cách mạng, nơi đây chứa đựng những giá trị văn hóa - lịch sử, sự đa dạng, phong phú với tiềm năng thiên nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trên địa bàn xã có 7 dân tộc anh em sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 89%. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa phong phú và độc đáo riêng, góp phần tạo nên bức tranh sắc thái văn hóa đa dạng. Trong những năm qua, Việt Hồng luôn chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trọng tâm là du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Anh Triệu Khánh Thiện - Chủ tịch UBND xã Việt Hồng cho biết: “Năm 2022, tình hình dịch Covid -19 đã được kiểm soát nên lượng khách đến tham quan, du lịch tại Việt Hồng đã tăng cao. Các điểm du lịch trong xã đã đón gần 6000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt trên 4 tỷ đồng. Có thể nói, tuy mới ở giai đoạn khởi điểm, song qua việc khảo sát đánh giá mức độ tiềm năng, lợi thế sẵn có tại địa phương và hơn nữa là sự hưởng ứng tích cực của người dân, việc phát triển du lịch trên vùng đất chiến khu Vần đã bước đầu đạt kết quả tích cực. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ du lịch, thương mại, tăng thu nhập cho người dân từ làm du lịch cộng đồng. Đồng thời, mở ra cơ hội trao đổi, giao lưu văn hóa giữa du khách với cộng đồng, góp phần tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng đất chiến cách mạng lịch sử.”
Những năm gần đây, xã Việt Hồng đã và đang phát triển các mô hình du lịch homestay nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ, thương mại; giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện, trên địa bàn xã đã xây dựng được 2 mô hình homestay với các loại hình: nghỉ dưỡng, ăn uống, trải nghiệm. Mô hình du lịch cộng đồng (homestay) của gia đình ông Hoàng Ngọc Liên ở bản Vần là mô hình đầu tiên ở xã đi vào hoạt động. Năm 2022, mô hình du lịch homestay của ông Liên đã được công nhận sản phẩm du lịch OCOP 3 sao của tỉnh Yên Bái. Theo ông Liên chia sẻ: “Mục đích của tôi là khi du khách với homestay của mình sẽ cùng sống, sinh hoạt với người dân địa phương để tìm hiểu những phong tục tập quán của người dân nơi đây, cùng tham gia vào các hoạt động của người dân. Sau khi tham quan trải nghiệm các di tích lịch sử cách mạng, cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ thì tối đến, trong những nếp nhà sàn truyền thống, du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống của người dân bản địa hấp dẫn như: vịt suối, cá nướng, cơm lam, rau rừng... Từ đó, có thể quảng bá hình ảnh quê hương, dân tộc mình đến du khách thập phương, và chúng tôi cũng coi đây là một nghề có thể mang lại thu nhập ổn định cho gia đình”.
Anh Triệu Khánh Thiện - Chủ tịch UBND xã Việt Hồng thăm gian trưng bày sản phẩm OCOP tại cơ sở du lịch của ông Hoàng Ngọc Liên ở bản Chao
Hướng tới mục tiêu đưa du lịch homestay trở thành một ngành phát triển kinh tế, chính quyền xã Việt Hồng đang tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thúc đẩy ngành du lịch phát triển; phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá định hướng phát triển mô hình du lịch đến từng hộ dân, đồng thời triển khai đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về du lịch, lễ tân, nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; phát triển các sản phẩm đặc trưng, xây dựng sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng; Bên cạnh đó, xã cũng thành lập và duy trì hoạt động 6 đội văn nghệ của 6 bản; trong đó, lấy đội văn nghệ bản Nả làm nòng cốt để phục vụ hoạt động du lịch homestay. Xã Việt Hồng cũng đã mở các lớp học tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày và truyền dạy một số bài hát dân ca Tày; khôi phục phát triển một số sản phẩm truyền thống của dân tộc Tày phục vụ phát triển du lịch.
Chủ tịch UBND xã Việt Hồng Triệu Khánh Thiện chia sẻ: “Hiện nay mức độ phát triển du lịch ban đầu ở địa phương còn nhỏ lẻ, chưa có nhiều cơ sở lưu trú nên số lượng du khách còn hạn chế, chủ yếu là du khách trong huyện, trong tỉnh. Hiện nay, xã Việt Hồng đã xây dựng 3 tour du lịch trải nghiệm như: Thăm di tích lịch sử cấp quốc gia Đình Trung, Nhà ông Trần Đình Khánh, Đình Làng Dọc; tham quan và trải nghiệm rừng nguyên sinh và khu di tích lịch sử cấp quốc gia Hang Dơi; thăm và trải nghiệm thác Trường Thọ, ao Sen bản Nả, chụp ảnh và sinh hoạt ẩm thực tại ao sen bản Nả. Sau các chuyến thăm quan, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống và sinh hoạt ẩm thực của đồng bào Tày ở một số cơ sở homestay tại bản Chao, bản Vần và bản Nả.”
Trong thời gian tới, xã Việt Hồng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch; phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đồng thời, tiếp tục lựa chọn hộ gia đình để phát triển nhân rộng mô hình homestay, mô hình du lịch trải nghiệm.
1966 lượt xem
CTV: Thanh Tiến - Lộc Chầm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phát huy lợi thế về văn hóa, tài nguyên thiên nhiên cùng nhiều địa danh, di tích lịch sử, cách mạng, xã Việt Hồng (huyện Trấn Yên) đã tập trung nguồn lực để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Để triển khai loại hình này, chính quyền địa phương luôn coi trọng bảo vệ môi trường, góp phần tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.Xã Việt Hồng nằm trong quần thể di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần cách mạng, nơi đây chứa đựng những giá trị văn hóa - lịch sử, sự đa dạng, phong phú với tiềm năng thiên nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trên địa bàn xã có 7 dân tộc anh em sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 89%. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa phong phú và độc đáo riêng, góp phần tạo nên bức tranh sắc thái văn hóa đa dạng. Trong những năm qua, Việt Hồng luôn chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trọng tâm là du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Anh Triệu Khánh Thiện - Chủ tịch UBND xã Việt Hồng cho biết: “Năm 2022, tình hình dịch Covid -19 đã được kiểm soát nên lượng khách đến tham quan, du lịch tại Việt Hồng đã tăng cao. Các điểm du lịch trong xã đã đón gần 6000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt trên 4 tỷ đồng. Có thể nói, tuy mới ở giai đoạn khởi điểm, song qua việc khảo sát đánh giá mức độ tiềm năng, lợi thế sẵn có tại địa phương và hơn nữa là sự hưởng ứng tích cực của người dân, việc phát triển du lịch trên vùng đất chiến khu Vần đã bước đầu đạt kết quả tích cực. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ du lịch, thương mại, tăng thu nhập cho người dân từ làm du lịch cộng đồng. Đồng thời, mở ra cơ hội trao đổi, giao lưu văn hóa giữa du khách với cộng đồng, góp phần tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng đất chiến cách mạng lịch sử.”
Những năm gần đây, xã Việt Hồng đã và đang phát triển các mô hình du lịch homestay nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ, thương mại; giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện, trên địa bàn xã đã xây dựng được 2 mô hình homestay với các loại hình: nghỉ dưỡng, ăn uống, trải nghiệm. Mô hình du lịch cộng đồng (homestay) của gia đình ông Hoàng Ngọc Liên ở bản Vần là mô hình đầu tiên ở xã đi vào hoạt động. Năm 2022, mô hình du lịch homestay của ông Liên đã được công nhận sản phẩm du lịch OCOP 3 sao của tỉnh Yên Bái. Theo ông Liên chia sẻ: “Mục đích của tôi là khi du khách với homestay của mình sẽ cùng sống, sinh hoạt với người dân địa phương để tìm hiểu những phong tục tập quán của người dân nơi đây, cùng tham gia vào các hoạt động của người dân. Sau khi tham quan trải nghiệm các di tích lịch sử cách mạng, cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ thì tối đến, trong những nếp nhà sàn truyền thống, du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống của người dân bản địa hấp dẫn như: vịt suối, cá nướng, cơm lam, rau rừng... Từ đó, có thể quảng bá hình ảnh quê hương, dân tộc mình đến du khách thập phương, và chúng tôi cũng coi đây là một nghề có thể mang lại thu nhập ổn định cho gia đình”.
Anh Triệu Khánh Thiện - Chủ tịch UBND xã Việt Hồng thăm gian trưng bày sản phẩm OCOP tại cơ sở du lịch của ông Hoàng Ngọc Liên ở bản Chao
Hướng tới mục tiêu đưa du lịch homestay trở thành một ngành phát triển kinh tế, chính quyền xã Việt Hồng đang tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thúc đẩy ngành du lịch phát triển; phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá định hướng phát triển mô hình du lịch đến từng hộ dân, đồng thời triển khai đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về du lịch, lễ tân, nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; phát triển các sản phẩm đặc trưng, xây dựng sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng; Bên cạnh đó, xã cũng thành lập và duy trì hoạt động 6 đội văn nghệ của 6 bản; trong đó, lấy đội văn nghệ bản Nả làm nòng cốt để phục vụ hoạt động du lịch homestay. Xã Việt Hồng cũng đã mở các lớp học tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày và truyền dạy một số bài hát dân ca Tày; khôi phục phát triển một số sản phẩm truyền thống của dân tộc Tày phục vụ phát triển du lịch.
Chủ tịch UBND xã Việt Hồng Triệu Khánh Thiện chia sẻ: “Hiện nay mức độ phát triển du lịch ban đầu ở địa phương còn nhỏ lẻ, chưa có nhiều cơ sở lưu trú nên số lượng du khách còn hạn chế, chủ yếu là du khách trong huyện, trong tỉnh. Hiện nay, xã Việt Hồng đã xây dựng 3 tour du lịch trải nghiệm như: Thăm di tích lịch sử cấp quốc gia Đình Trung, Nhà ông Trần Đình Khánh, Đình Làng Dọc; tham quan và trải nghiệm rừng nguyên sinh và khu di tích lịch sử cấp quốc gia Hang Dơi; thăm và trải nghiệm thác Trường Thọ, ao Sen bản Nả, chụp ảnh và sinh hoạt ẩm thực tại ao sen bản Nả. Sau các chuyến thăm quan, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống và sinh hoạt ẩm thực của đồng bào Tày ở một số cơ sở homestay tại bản Chao, bản Vần và bản Nả.”
Trong thời gian tới, xã Việt Hồng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch; phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đồng thời, tiếp tục lựa chọn hộ gia đình để phát triển nhân rộng mô hình homestay, mô hình du lịch trải nghiệm.