CTTĐT - Với mục tiêu tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Bộ tiêu chí tạm thời về công dân số trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025, đồng thời triển khai các ứng dụng nền tảng số thiết thực nhất đến với người dân trên địa bàn huyện, từ đó tăng số lượng người dân Văn Yên trở thành Công dân số Yên Bái, ngày 15/5/2023, UBND huyện Văn Yên đã Triển khai “Chiến dịch phát triển công dân số - từ khu phố tới bản làng”.
Quang cảnh hội nghị triển khai chiến dịch “phát triển công dân số từ khu phố đến bản làng”
Kế hoạch này sẽ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ chuyển đổi số, tổ chuyển đổi số cộng đồng. Triển khai các nền tảng ứng dụng theo các tiêu chí Công dân số trên cơ sở tích hợp các tiện ích phục vụ người dân và doanh nghiệp tạo sự thống nhất và hình thành thói quen giải quyết công việc trên môi trường điện tử cho người dân, đẩy nhanh chuyển đổi số trên địa bàn huyện. Việc thực hiện chiến dịch này sẽ được triển khai trực tiếp tại 25 xã, thị trấn và làm theo hình thức cuốn chiếu, lần lượt từng xã. Chú trọng khuyến khích các địa phương, đơn vị chủ động hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân tự cài đặt, chuẩn hoá, kích hoạt các ứng dụng trên ngay cả khi chưa tổ chức chiến dịch.
Huyện Văn Yên phấn đấu, trong chiến dịch sẽ có 100% cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang, người lao động trong các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện trở thành công dân số theo Bộ tiêu chí tạm thời của UBND tỉnh; 80% người dân từ 14 tuổi trở lên có căn cước công dân, có điện thoại thông minh đạt chuẩn Công dân số Yên Bái; 100% người có công, người hưởng chế độ bảo trợ xã hội (có điện thoại thông minh) được lập tài khoản ngân hàng để sẵn sàng tiếp nhận các khoản tiền trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt khi UBND tỉnh chỉ đạo nhân rộng đến địa bàn huyện.
Trọng tâm là triển khai cài đặt, kích hoạt, chuẩn hoá các ứng dụng nền tảng đảm bảo thực hiện theo 6 tiêu chí về thiết bị và nền tảng số như có điện thoại thông minh, SIM điện thoại chính chủ và đảm bảo kết nối mạng internet (3G, 4G, Wifi...); Có tài khoản định danh điện tử (cài đặt VNeID mức độ 2); Có tài khoản dịch vụ công trực tuyến; Có tài khoản thanh toán số (dịch vụ ngân hàng số, ví điện tử hoặc Mobile Money); Cài đặt và sử dụng ứng dụng công dân số Yên Bái (YenBai- S); Riêng đối với công dân là đảng viên: Sử dụng nền tảng “Sổ tayđảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”.
1310 lượt xem
CTV: Thu Nhài - Lan Hanh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với mục tiêu tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Bộ tiêu chí tạm thời về công dân số trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025, đồng thời triển khai các ứng dụng nền tảng số thiết thực nhất đến với người dân trên địa bàn huyện, từ đó tăng số lượng người dân Văn Yên trở thành Công dân số Yên Bái, ngày 15/5/2023, UBND huyện Văn Yên đã Triển khai “Chiến dịch phát triển công dân số - từ khu phố tới bản làng”. Kế hoạch này sẽ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ chuyển đổi số, tổ chuyển đổi số cộng đồng. Triển khai các nền tảng ứng dụng theo các tiêu chí Công dân số trên cơ sở tích hợp các tiện ích phục vụ người dân và doanh nghiệp tạo sự thống nhất và hình thành thói quen giải quyết công việc trên môi trường điện tử cho người dân, đẩy nhanh chuyển đổi số trên địa bàn huyện. Việc thực hiện chiến dịch này sẽ được triển khai trực tiếp tại 25 xã, thị trấn và làm theo hình thức cuốn chiếu, lần lượt từng xã. Chú trọng khuyến khích các địa phương, đơn vị chủ động hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân tự cài đặt, chuẩn hoá, kích hoạt các ứng dụng trên ngay cả khi chưa tổ chức chiến dịch.
Huyện Văn Yên phấn đấu, trong chiến dịch sẽ có 100% cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang, người lao động trong các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện trở thành công dân số theo Bộ tiêu chí tạm thời của UBND tỉnh; 80% người dân từ 14 tuổi trở lên có căn cước công dân, có điện thoại thông minh đạt chuẩn Công dân số Yên Bái; 100% người có công, người hưởng chế độ bảo trợ xã hội (có điện thoại thông minh) được lập tài khoản ngân hàng để sẵn sàng tiếp nhận các khoản tiền trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt khi UBND tỉnh chỉ đạo nhân rộng đến địa bàn huyện.
Trọng tâm là triển khai cài đặt, kích hoạt, chuẩn hoá các ứng dụng nền tảng đảm bảo thực hiện theo 6 tiêu chí về thiết bị và nền tảng số như có điện thoại thông minh, SIM điện thoại chính chủ và đảm bảo kết nối mạng internet (3G, 4G, Wifi...); Có tài khoản định danh điện tử (cài đặt VNeID mức độ 2); Có tài khoản dịch vụ công trực tuyến; Có tài khoản thanh toán số (dịch vụ ngân hàng số, ví điện tử hoặc Mobile Money); Cài đặt và sử dụng ứng dụng công dân số Yên Bái (YenBai- S); Riêng đối với công dân là đảng viên: Sử dụng nền tảng “Sổ tayđảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”.