Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái quanh năm sương giăng kín trời và những con người sống bình dị nhưng còn bao khó khăn và lạc hậu, cái đói, cái nghèo cứ len lỏi vào tận những bản làng người Mông nơi đây. Thế nhưng, trong những năm gần đây, xã vùng cao này đã có những bước chuyển mình lớn, theo hướng ấm no, văn minh và hạnh phúc hơn.
Công an xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu giúp dân gặt lúa.
Đó là từ khi xã vùng cao này có một đội ngũ những con người trẻ tuổi nhiệt huyết, căng tràn sức sống đến và thổi vào lòng những người dân nơi đây tình yêu thương cuộc sống, giúp họ biết cách đẩy lùi cái đói nghèo và lạc hậu... Họ là những cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Yên Bái đến đây theo đề án "Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã" của Bộ Công an. Với trái tim nhiệt huyết và lòng hăm hở nhiệt tình của tuổi trẻ, họ đã đến Bản Mù và đưa cuộc sống người dân nơi đây từng bước vươn lên, thoát khỏi những đám mây mù, thoát cảnh nghèo đói.
Một ngày làm việc của các đồng chí Công an xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu không bắt đầu và kết thúc ở cơ quan, trừ những buổi họp giao ban cố định, thì những khoảng thời gian còn lại được các anh tận dụng tối đa xuống địa bàn để gặp gỡ, tiếp xúc với nhân dân.
Nhớ lại những ngày đầu đặt chân đến Bản Mù, Đại úy Hờ A Dềnh – Trưởng Công an xã cho biết, thời gian đầu người dân trong các bản còn tỏ ra nghi ngại và tránh tiếp xúc với Công an. Chính vì vậy, cán bộ chiến sĩ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc thay đổi nhận thức, phong tục, tập quán lạc hậu, cũng như công tác xử lý người nghiện. Nhưng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, mong muốn giúp người dân nơi đây thay đổi nhận thức, thay đổi cuộc sống, thoát khỏi cảnh đói nghèo, Công an xã Bản Mù đã "vượt nắng, thắng mưa”, chủ động tiếp cận địa bàn, nắm hộ, nắm khẩu, chia nhau "đi từng ngõ, gõ từng nhà” để thăm hỏi, động viên, tuyên truyền pháp luật đến từng người dân, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin.
Bản Mù là xã có địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, phân bố không đồng đều, một số nhà nằm cheo leo bên sườn núi, để đến được đó, anh em phải băng rừng, lội suối mất cả nửa ngày trời. Mùa nắng còn đỡ, mùa mưa đường trơn trượt thì toàn phải đi bộ, đi xe máy thì phải "tay lái lụa” nếu không ngã xe là chuyện bình thường. Nhưng mỗi khi có sự việc xảy ra, dân báo về là lực lượng Công an xã lập tức có mặt, Đại úy Hờ A Dềnh chia sẻ thêm.
Ông Hoàng Văn Đông, Bí thư Đảng ủy xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái khẳng định, việc đưa Công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh Công an xã là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ có thể khẳng định rằng, công tác phối hợp cũng như chất lượng hoạt động của Công an xã có những chuyển biến tích cực hơn rất nhiều so với những năm trước đây, đặc biệt là tham mưu kịp thời với chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo ANTT tại địa bàn xã; thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Sau một buổi hướng dẫn người dân tạo lập tài khoản định danh điện tử, cài đặt ứng dụng VNeID, Trung úy Giàng Của Láy, Phó trưởng Công an xã Bản Mù dẫn chúng tôi ghé thăm gia đình chị Giàng Thị Vang ở thôn Mù Thấp, xã Bản Mù, việc đầu tiên mà đồng chí Phó trưởng Công an xã làm là cùng chị Vang ra thăm nương khoai sọ của gia đình chị. Vừa hỏi thăm gia đình anh vừa hướng dẫn chị cách trồng và bón phân định kỳ sao cho cây khoai sọ phát triển tốt, năng suất cao và tránh được một số bệnh thường gặp. Chị Vang cho biết, từ khi có các anh Công an về đây, thôn bản không những không còn các vụ việc mất ANTT, mà bà con còn thường xuyên được cán bộ Công an tới nhà thăm hỏi, động viên, hướng dẫn cách chăn nuôi và trồng lúa… ngoài ra các anh còn tuyên truyền, nhắc nhở bà con trong bản chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không nghe theo người xấu, không làm việc vi phạm pháp luật.
Có lẽ hạnh phúc lớn nhất của các anh đó là từ khi về nhận nhiệm vụ tại địa bàn, bộ máy hành chính từ xã đến thôn, bản đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình sản xuất, phát triển kinh tế như: Trồng lúa nước, trồng cây khoai sọ, trồng ngô… do Công an xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương hướng dẫn đã và đang phát huy hiệu quả cao, giúp nhiều hộ đồng bào Mông nơi đây từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Chia sẻ với chúng tôi, Trung úy Giàng Của Láy cho biết, để gần dân, nói dân hiểu, làm dân tin, ngoài kiến thức chuyên môn học ở trường, mỗi cán bộ Công an phải trang bị thêm cho mình thêm nhiều kiến thức về các lĩnh vực khác như: Trồng trọt, chăn nuôi, dựng nhà, cách chăm sóc trẻ em… Đặc biệt, trong điều kiện các thôn, bản vùng cao đặc biệt khó khăn, thiếu thốn trăm bề, thì việc người cán bộ Công an phải linh hoạt, nhanh nhạy, biết tận dụng những điều kiện sẵn có để xử lý tình huống là hết sức quan trọng. Ngoài ra, để gần dân, nhiều cán bộ ở miền xuôi lên đây công tác còn phải tự học tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số...
Kết quả sau những năm tháng bám bản, bám làng, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giúp nhân dân phát triển kinh tế, đến nay toàn xã đã phát triển được 350ha diện tích lúa nước, 130ha diện tích cây khoai sọ và nhiều cây trồng phát triển kinh tế khác… Cùng với đó, là các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm đã và đang phát huy hiệu quả cao; tỷ lệ hộ nghèo năm sau luôn giảm sâu so với năm trước; đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương từng bước nâng cao và toàn diện hơn.
Trao đổi với phóng viên, Thượng tá Lò Trung Kiên, Trưởng Công an huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái cho biết, sau khi nhận nhiệm vụ và tiếp quản địa bàn, lực lượng Công an xã Bản Mù đã kiên trì bám bản, bám làng, thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và cùng nói tiếng dân tộc với bà con nhân dân. Những hành động, cử chỉ, tình yêu của các cán bộ Công an xã như những cơn mưa dầm, thấm dần, thấm lâu vào đời sống người dân địa phương, từ đó người dân ai cũng tin, cũng quý và nghe theo. Đến nay 7/7 thôn trong xã không còn thực trạng tái trồng cây thuốc phiện, mua bán trái phép chất ma túy, cũng như không còn phát sinh người nghiện mới; các hủ tục lạc hậu dần được đẩy lùi ra khỏi đời sống văn hóa mới của đồng bào nơi đây.
Giờ đây đến với xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, chúng tôi không còn nghe thấy những câu chuyện về trồng cây thuốc phiện hay chuyện cúng con ma rừng nữa, thay vào đó là những câu chuyện mới, câu chuyện về trồng cây khoai sọ, trồng cây ngô, trồng cây lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang; người dân làm nỗ lực ăn theo nếp sống mới, trẻ em được cắp sách tới trường, người ốm được đưa đến Trạm Y tế thăm khám… Cái ấm no hiện lên qua những ngôi nhà khang trang, kiên cố, những thửa ruộng bậc thang óng vàng mùa lúa chín.
861 lượt xem
Theo CAND
Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái quanh năm sương giăng kín trời và những con người sống bình dị nhưng còn bao khó khăn và lạc hậu, cái đói, cái nghèo cứ len lỏi vào tận những bản làng người Mông nơi đây. Thế nhưng, trong những năm gần đây, xã vùng cao này đã có những bước chuyển mình lớn, theo hướng ấm no, văn minh và hạnh phúc hơn.Đó là từ khi xã vùng cao này có một đội ngũ những con người trẻ tuổi nhiệt huyết, căng tràn sức sống đến và thổi vào lòng những người dân nơi đây tình yêu thương cuộc sống, giúp họ biết cách đẩy lùi cái đói nghèo và lạc hậu... Họ là những cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Yên Bái đến đây theo đề án "Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã" của Bộ Công an. Với trái tim nhiệt huyết và lòng hăm hở nhiệt tình của tuổi trẻ, họ đã đến Bản Mù và đưa cuộc sống người dân nơi đây từng bước vươn lên, thoát khỏi những đám mây mù, thoát cảnh nghèo đói.
Một ngày làm việc của các đồng chí Công an xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu không bắt đầu và kết thúc ở cơ quan, trừ những buổi họp giao ban cố định, thì những khoảng thời gian còn lại được các anh tận dụng tối đa xuống địa bàn để gặp gỡ, tiếp xúc với nhân dân.
Nhớ lại những ngày đầu đặt chân đến Bản Mù, Đại úy Hờ A Dềnh – Trưởng Công an xã cho biết, thời gian đầu người dân trong các bản còn tỏ ra nghi ngại và tránh tiếp xúc với Công an. Chính vì vậy, cán bộ chiến sĩ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc thay đổi nhận thức, phong tục, tập quán lạc hậu, cũng như công tác xử lý người nghiện. Nhưng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, mong muốn giúp người dân nơi đây thay đổi nhận thức, thay đổi cuộc sống, thoát khỏi cảnh đói nghèo, Công an xã Bản Mù đã "vượt nắng, thắng mưa”, chủ động tiếp cận địa bàn, nắm hộ, nắm khẩu, chia nhau "đi từng ngõ, gõ từng nhà” để thăm hỏi, động viên, tuyên truyền pháp luật đến từng người dân, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin.
Bản Mù là xã có địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, phân bố không đồng đều, một số nhà nằm cheo leo bên sườn núi, để đến được đó, anh em phải băng rừng, lội suối mất cả nửa ngày trời. Mùa nắng còn đỡ, mùa mưa đường trơn trượt thì toàn phải đi bộ, đi xe máy thì phải "tay lái lụa” nếu không ngã xe là chuyện bình thường. Nhưng mỗi khi có sự việc xảy ra, dân báo về là lực lượng Công an xã lập tức có mặt, Đại úy Hờ A Dềnh chia sẻ thêm.
Ông Hoàng Văn Đông, Bí thư Đảng ủy xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái khẳng định, việc đưa Công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh Công an xã là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ có thể khẳng định rằng, công tác phối hợp cũng như chất lượng hoạt động của Công an xã có những chuyển biến tích cực hơn rất nhiều so với những năm trước đây, đặc biệt là tham mưu kịp thời với chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo ANTT tại địa bàn xã; thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Sau một buổi hướng dẫn người dân tạo lập tài khoản định danh điện tử, cài đặt ứng dụng VNeID, Trung úy Giàng Của Láy, Phó trưởng Công an xã Bản Mù dẫn chúng tôi ghé thăm gia đình chị Giàng Thị Vang ở thôn Mù Thấp, xã Bản Mù, việc đầu tiên mà đồng chí Phó trưởng Công an xã làm là cùng chị Vang ra thăm nương khoai sọ của gia đình chị. Vừa hỏi thăm gia đình anh vừa hướng dẫn chị cách trồng và bón phân định kỳ sao cho cây khoai sọ phát triển tốt, năng suất cao và tránh được một số bệnh thường gặp. Chị Vang cho biết, từ khi có các anh Công an về đây, thôn bản không những không còn các vụ việc mất ANTT, mà bà con còn thường xuyên được cán bộ Công an tới nhà thăm hỏi, động viên, hướng dẫn cách chăn nuôi và trồng lúa… ngoài ra các anh còn tuyên truyền, nhắc nhở bà con trong bản chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không nghe theo người xấu, không làm việc vi phạm pháp luật.
Có lẽ hạnh phúc lớn nhất của các anh đó là từ khi về nhận nhiệm vụ tại địa bàn, bộ máy hành chính từ xã đến thôn, bản đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình sản xuất, phát triển kinh tế như: Trồng lúa nước, trồng cây khoai sọ, trồng ngô… do Công an xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương hướng dẫn đã và đang phát huy hiệu quả cao, giúp nhiều hộ đồng bào Mông nơi đây từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Chia sẻ với chúng tôi, Trung úy Giàng Của Láy cho biết, để gần dân, nói dân hiểu, làm dân tin, ngoài kiến thức chuyên môn học ở trường, mỗi cán bộ Công an phải trang bị thêm cho mình thêm nhiều kiến thức về các lĩnh vực khác như: Trồng trọt, chăn nuôi, dựng nhà, cách chăm sóc trẻ em… Đặc biệt, trong điều kiện các thôn, bản vùng cao đặc biệt khó khăn, thiếu thốn trăm bề, thì việc người cán bộ Công an phải linh hoạt, nhanh nhạy, biết tận dụng những điều kiện sẵn có để xử lý tình huống là hết sức quan trọng. Ngoài ra, để gần dân, nhiều cán bộ ở miền xuôi lên đây công tác còn phải tự học tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số...
Kết quả sau những năm tháng bám bản, bám làng, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giúp nhân dân phát triển kinh tế, đến nay toàn xã đã phát triển được 350ha diện tích lúa nước, 130ha diện tích cây khoai sọ và nhiều cây trồng phát triển kinh tế khác… Cùng với đó, là các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm đã và đang phát huy hiệu quả cao; tỷ lệ hộ nghèo năm sau luôn giảm sâu so với năm trước; đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương từng bước nâng cao và toàn diện hơn.
Trao đổi với phóng viên, Thượng tá Lò Trung Kiên, Trưởng Công an huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái cho biết, sau khi nhận nhiệm vụ và tiếp quản địa bàn, lực lượng Công an xã Bản Mù đã kiên trì bám bản, bám làng, thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và cùng nói tiếng dân tộc với bà con nhân dân. Những hành động, cử chỉ, tình yêu của các cán bộ Công an xã như những cơn mưa dầm, thấm dần, thấm lâu vào đời sống người dân địa phương, từ đó người dân ai cũng tin, cũng quý và nghe theo. Đến nay 7/7 thôn trong xã không còn thực trạng tái trồng cây thuốc phiện, mua bán trái phép chất ma túy, cũng như không còn phát sinh người nghiện mới; các hủ tục lạc hậu dần được đẩy lùi ra khỏi đời sống văn hóa mới của đồng bào nơi đây.
Giờ đây đến với xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, chúng tôi không còn nghe thấy những câu chuyện về trồng cây thuốc phiện hay chuyện cúng con ma rừng nữa, thay vào đó là những câu chuyện mới, câu chuyện về trồng cây khoai sọ, trồng cây ngô, trồng cây lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang; người dân làm nỗ lực ăn theo nếp sống mới, trẻ em được cắp sách tới trường, người ốm được đưa đến Trạm Y tế thăm khám… Cái ấm no hiện lên qua những ngôi nhà khang trang, kiên cố, những thửa ruộng bậc thang óng vàng mùa lúa chín.