Trong năm 2015 - 2016, huyện Mù Cang Chải đã chủ trì triển khai Dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh: “Xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận sơn tra Mù Cang Chải cho sản phẩm quả sơn tra của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”.
Đồng bào Mông, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải thu hoạch quả sơn tra. (Ảnh: Thu Trang)
Mục tiêu của Dự án là thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm quả sơn tra của huyện Mù Cang Chải, nhằm bảo đảm việc kiểm soát chất lượng, chế biến và xúc tiến thương mại cho sản phẩm quả sơn tra, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của sản phẩm quả sơn tra (táo mèo) mang nhãn hiệu chứng nhận “Sơn tra Mù Cang Chải” đối với người nông dân địa phương.
Tổng kinh phí thực hiện Dự án là 295 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn sự nghiệp khoa học là 265 triệu đồng và nguồn đối ứng của địa phương là 30 triệu đồng.
Ông Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, Chủ nhiệm Dự án cho biết: “Theo số liệu báo cáo kết quả Đề tài “Nghiên cứu công nghệ chế biến nước giải khát lên men từ quả sơn tra” của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc năm 2013, quả sơn tra huyện Mù Cang Chải có dạng hình tròn hơi dẹt, màu vàng trong, hơi hồng, mùi thơm, vị ngọt hơi chua, giòn, hơi chát. Hàm lượng tanin 11,96%; hàm lượng axit hữu cơ 6,75%; hàm lượng Vitamin C 28mg/100g thịt quả; hàm lượng ẩm (nước) 85,5%; chất hòa tan 20,18%; hàm lượng đường 5,48%.
Từ đó, có thể thấy, quả sơn tra huyện Mù Cang Chải có chứa nhiều các chất dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng các chất này cũng chiếm tương đối cao. Những năm gần đây, quả sơn tra mang lại giá trị kinh tế cao, giá sơn tra bán tăng gấp 4 đến 5 lần những năm trước, giá bán đầu vụ và cuối vụ dao động từ 45.000 đồng đến 50.000 đồng/1kg, giữa vụ 18.000 đồng đến 20.000 đồng/1kg. Thị trường tiêu thụ rộng khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung… Giá trị của quả sơn tra đã góp phần đáng kể giải quyết đói giáp hạt cho nhiều gia đình ở các xã trong huyện Mù Cang Chải...”.
Sau khi được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Dự án khoa học công nghệ “Xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận sơn tra Mù Cang Chải cho sản phẩm sơn tra của huyện Mù Cang Chải”, trong 2 năm 2015 - 2016, đơn vị chủ trì Dự án (UBND huyện Mù Cang Chải) đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và các xã của huyện Mù Cang Chải tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin phục vụ cho việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Sơn tra Mù Cang Chải”.
Qua điều tra tại 13 xã với sự tham gia trực tiếp của người dân, huyện Mù Cang Chải hiện có trên 2.000ha sơn tra, phân bố ở 13/14 xã, thị trấn, tập trung nhiều ở các xã: Nậm Có, Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề, Kim Nọi, Lao Chải.
Trong đó, diện tích đã cho thu hoạch là trên 1.300ha với sản lượng 1.800 tấn quả cùng với đáp ứng các tiêu chí chứng nhận về quả sơn tra như ngoại hình, thành phần sinh hóa, các hàm lượng chất, nước, vitamin, đường... Cùng với việc điều tra, thu thập các thông tin làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng nhãn hiệu "Sơn tra Mù Cang Chải”.
Đơn vị chủ trì Dự án đã xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; Quy chế cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận: Quy chế cấp và sử dụng tem mang nhãn hiệu chứng nhận; xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản quả sơn tra...
Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải phân loại quả sơn tra trước khi bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Việc xây dựng các quy chế; xây dựng bộ tài liệu... đều do UBND huyện Mù Cang Chải chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan (xin ý kiến chuyên gia, tổ chức họp lấy ý kiến, tổ chức tọa đàm khoa học...); hoàn thiện bộ hồ sơ và nộp đơn đăng ký lên Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ xin cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu “Sơn tra Mù Cang Chải”...
Sau 2 năm triển khai Dự án đơn vị chủ quản Dự án đã đáp ứng các yêu cầu đề ra, tháng 11/2016, quả sơn tra Mù Cang Chải đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Sơn tra Mù Cang Chải" do UBND huyện Mù Cang Chải làm chủ sở hữu nhãn hiệu.
Việc tạo lập, quản lý và phát triển hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận "Sơn tra Mù Cang Chải" là tiền đề nâng cao giá trị của sản phẩm sơn tra trên thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm sơn tra mang nhãn hiệu chứng nhận "Sơn tra Mù Cang Chải" được đảm bảo ổn định về chất lượng, chính xác về nguồn gốc và được pháp luật bảo vệ. Đây là điều kiện tốt để cây sơn tra tiếp tục đóng góp vào định canh - định cư, xóa đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân các dân tộc ở vùng cao Mù Cang Chải.
1656 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trong năm 2015 - 2016, huyện Mù Cang Chải đã chủ trì triển khai Dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh: “Xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận sơn tra Mù Cang Chải cho sản phẩm quả sơn tra của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”.Mục tiêu của Dự án là thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm quả sơn tra của huyện Mù Cang Chải, nhằm bảo đảm việc kiểm soát chất lượng, chế biến và xúc tiến thương mại cho sản phẩm quả sơn tra, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của sản phẩm quả sơn tra (táo mèo) mang nhãn hiệu chứng nhận “Sơn tra Mù Cang Chải” đối với người nông dân địa phương.
Tổng kinh phí thực hiện Dự án là 295 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn sự nghiệp khoa học là 265 triệu đồng và nguồn đối ứng của địa phương là 30 triệu đồng.
Ông Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, Chủ nhiệm Dự án cho biết: “Theo số liệu báo cáo kết quả Đề tài “Nghiên cứu công nghệ chế biến nước giải khát lên men từ quả sơn tra” của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc năm 2013, quả sơn tra huyện Mù Cang Chải có dạng hình tròn hơi dẹt, màu vàng trong, hơi hồng, mùi thơm, vị ngọt hơi chua, giòn, hơi chát. Hàm lượng tanin 11,96%; hàm lượng axit hữu cơ 6,75%; hàm lượng Vitamin C 28mg/100g thịt quả; hàm lượng ẩm (nước) 85,5%; chất hòa tan 20,18%; hàm lượng đường 5,48%.
Từ đó, có thể thấy, quả sơn tra huyện Mù Cang Chải có chứa nhiều các chất dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng các chất này cũng chiếm tương đối cao. Những năm gần đây, quả sơn tra mang lại giá trị kinh tế cao, giá sơn tra bán tăng gấp 4 đến 5 lần những năm trước, giá bán đầu vụ và cuối vụ dao động từ 45.000 đồng đến 50.000 đồng/1kg, giữa vụ 18.000 đồng đến 20.000 đồng/1kg. Thị trường tiêu thụ rộng khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung… Giá trị của quả sơn tra đã góp phần đáng kể giải quyết đói giáp hạt cho nhiều gia đình ở các xã trong huyện Mù Cang Chải...”.
Sau khi được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Dự án khoa học công nghệ “Xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận sơn tra Mù Cang Chải cho sản phẩm sơn tra của huyện Mù Cang Chải”, trong 2 năm 2015 - 2016, đơn vị chủ trì Dự án (UBND huyện Mù Cang Chải) đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và các xã của huyện Mù Cang Chải tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin phục vụ cho việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Sơn tra Mù Cang Chải”.
Qua điều tra tại 13 xã với sự tham gia trực tiếp của người dân, huyện Mù Cang Chải hiện có trên 2.000ha sơn tra, phân bố ở 13/14 xã, thị trấn, tập trung nhiều ở các xã: Nậm Có, Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề, Kim Nọi, Lao Chải.
Trong đó, diện tích đã cho thu hoạch là trên 1.300ha với sản lượng 1.800 tấn quả cùng với đáp ứng các tiêu chí chứng nhận về quả sơn tra như ngoại hình, thành phần sinh hóa, các hàm lượng chất, nước, vitamin, đường... Cùng với việc điều tra, thu thập các thông tin làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng nhãn hiệu "Sơn tra Mù Cang Chải”.
Đơn vị chủ trì Dự án đã xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; Quy chế cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận: Quy chế cấp và sử dụng tem mang nhãn hiệu chứng nhận; xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản quả sơn tra...
Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải phân loại quả sơn tra trước khi bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Việc xây dựng các quy chế; xây dựng bộ tài liệu... đều do UBND huyện Mù Cang Chải chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan (xin ý kiến chuyên gia, tổ chức họp lấy ý kiến, tổ chức tọa đàm khoa học...); hoàn thiện bộ hồ sơ và nộp đơn đăng ký lên Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ xin cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu “Sơn tra Mù Cang Chải”...
Sau 2 năm triển khai Dự án đơn vị chủ quản Dự án đã đáp ứng các yêu cầu đề ra, tháng 11/2016, quả sơn tra Mù Cang Chải đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Sơn tra Mù Cang Chải" do UBND huyện Mù Cang Chải làm chủ sở hữu nhãn hiệu.
Việc tạo lập, quản lý và phát triển hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận "Sơn tra Mù Cang Chải" là tiền đề nâng cao giá trị của sản phẩm sơn tra trên thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm sơn tra mang nhãn hiệu chứng nhận "Sơn tra Mù Cang Chải" được đảm bảo ổn định về chất lượng, chính xác về nguồn gốc và được pháp luật bảo vệ. Đây là điều kiện tốt để cây sơn tra tiếp tục đóng góp vào định canh - định cư, xóa đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân các dân tộc ở vùng cao Mù Cang Chải.