Người Thái có nguồn gốc cư trú từ lâu đời tại Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái) và có một nền văn hóa phong phú với đời sống tinh thần và tập quán truyền thống luôn được đề cao và phát huy. Trong đó nhà sàn là một nét văn hóa độc đáo và thú vị, là một chỉnh thể thống nhất giữa tính khoa học, hợp lý và mỹ quan.
Nhà sàn của người Thái Mường Lò
Cộng đồng người Thái sống thành những bản, mường, ở những thung lũng. Cuộc sống hòa với thiên nhiên để tiện cho việc gieo cấy lúa nước, trồng lanh dệt vải nên ngôi nhà sàn của người Thái đặc trưng khác biệt với nhà ở của các dân tộc khác.
Từ xa xưa, trong nhận thức của người Thái là phải làm một kiểu nhà an toàn, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Vì thế, những ngôi nhà truyền thống ra đời gắn với đồng bào hàng ngàn năm, giúp họ tồn tại, phát triển. Để có được ngôi nhà sàn vừa ý, người Thái phải chọn những loại gỗ tốt làm khung nhà, mái lợp gianh. Nhà sàn thường cao hơn mặt đất chừng 2 mét, mặt sàn được lát bằng những cây bương, tre, vầu hoặc gỗ. Điều đặc biệt, trong nếp nhà sàn truyền thống là mặc dù được cấu trúc từ các loại cây gỗ và cây có dóng, lợp bằng cỏ tranh hay ván thông, nhưng không hề dùng đến một mẩu sắt nhỏ nào trong thiết kế xây dựng. Tất cả các hệ thống dây chằng buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giàn mây hoặc vỏ những cây chuyên dùng trong rừng. Tuy đơn sơ, mộc mạc, nhưng nhà sàn rất chắc chắn và bền với mưa rừng, gió núi và khí hậu ẩm ướt quanh năm. Có những ngôi nhà tồn tại tới hàng trăm năm tuổi.
Nhà sàn cổ của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi - "tụp cống" khum khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa "Pua tấu” dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng để tránh được lũ lụt và thú dữ.
Nhà sàn đặc trưng của người Thái đen luôn cũng có hai cầu thang: "Tang chan" và "Tang quản". "Tang chan" ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống, có 9 bậc tượng trưng cho 9 vía của người phụ nữ. "Chan" là phần sàn nhà được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị, các em... thường ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa, cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía. "Tang quản" là cầu thang dành riêng cho nam giới, ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía. Sở dĩ có hai cầu thang là vì trước kia Người thái thường có tục lệ bắt con trai ở rể, trong suốt thời gian ở rể, người con trai chỉ được phép đi bên cầu thang có 7 bậc, người phụ nữ cũng vậy họ cũng chỉ được đi bên cầu thang có 9 bậc.
Ngôi nhà sàn của người Thái vừa trang nhã, vừa chắc chắn. Nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo trang trí trên bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song của sổ, trên "khau cút" của nhà người Thái đen. "Khau cút" là hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên đòn nóc, dùng để chắn gió cho mái tranh hai đầu hồi nhà. Những gia đình quý tộc xưa còn làm thêm bông sen cách điệu ở giao điểm hai tấm ván và tám hình trăng khuyết hướng vào nhau so le trên "khau cút". Nó trở thành tiêu chí về vẻ đẹp của ngôi nhà sàn người Thái đen Tây Bắc và là biểu tượng của sừng trâu, loài linh trưởng gắn bó với cuộc sống trồng cấy lúa nước và truyền thuyết khai thiên lập địa của người Thái đen Mường Lò.
Trên bậu cửa sổ thường chạm hình đôi thuồng luồng - linh vật làm chủ sông, suối, biểu tượng của sức mạnh và gia đình hạnh phúc. Trên các chấn song cửa sổ chạm các hoa văn, họa tiết mô phỏng thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc lặp lại. Đó là những hình thoi như quả trám, hoa ban, búp cây guột… Thiên nhiên được phản ánh trên ngôi nhà một cách sống động, thể hiện tinh tế quan điểm về vũ trụ, âm dương ngũ hành và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Trong nhà sàn Thái có hai cột rất quan trọng, chứa đựng văn hóa tâm linh của đồng bào, đó là cột "sau chảu sửa" và "sau kẹk". Cột "sau chảu sửa" (cột chủ áo) là một cái cột dựng góc đầu cách gian "hoóng" (gian thờ tổ tiên) với gian ngủ của ông bà chủ. "Chủ áo" là chủ hồn, người Thái quan niệm rằng chiếc áo mặc là vật chứa đựng linh hồn người và người ta thường treo thanh gươm thiêng của dòng tộc hoặc khẩu súng kíp, túi đựng thuốc súng, đạn dược và chỉ có chủ nhà (đàn ông) mới được treo áo của mình lên đó.
Cột "sau kẹk" có thể là cột chống cùng quá giang với cột chủ áo hoặc một cái cột nào đó tùy thuộc vào đặc điểm của dòng họ và các thế hệ cùng chung sống trong ngôi nhà. Nhưng "sau kẹk" nhất thiết phải là cột phía dưới bên quản. "Sau kẹk" được đánh dấu bởi một cái phên tre đan úp lên đầu cột chỗ có khắc chuôi xuyên chống quá giang, bên trong phên tre đan đó buộc vào chiếc cột một gói thuốc và một gói hạt giống cây trồng.
Người Thái rất hòa thuận đầm ấm, thường có 3 thế hệ cùng chung sống trong một gia đình người Thái. Vào những ngày vui, lễ tết, hội hè hoặc có khách quý, mọi người cùng nhau uống rượu, múa xòe và khắp với nhau.
Ngày nay, trong những nếp nhà sàn đã có một số thay đổi với những nguyên liệu mới phù hợp với kiến trúc hiện đại đảm bảo sinh thái và giữ gìn vệ sinh môi trường nhưng vẫn có sự chọn lọc, kế thừa để phù hợp với các điều kiện xã hội và nhu cầu ngày càng cao của con người, đồng thời vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc và tiêu biểu của dân tộc.
Nhà sàn của người Thái biểu trưng tình cảm, lối sống của một tộc người. Được xem như một bảo tàng nghệ thuật sống của người Thái Mường Lò, ngôi nhà thân thương ấy qua lớp thời gian đã hun đúc và lưu giữ những giá trị tinh thần một tộc người và là nơi gửi gắm niềm tin của con người với các thần linh.
13338 lượt xem
Ban Biên tập
Người Thái có nguồn gốc cư trú từ lâu đời tại Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái) và có một nền văn hóa phong phú với đời sống tinh thần và tập quán truyền thống luôn được đề cao và phát huy. Trong đó nhà sàn là một nét văn hóa độc đáo và thú vị, là một chỉnh thể thống nhất giữa tính khoa học, hợp lý và mỹ quan.Cộng đồng người Thái sống thành những bản, mường, ở những thung lũng. Cuộc sống hòa với thiên nhiên để tiện cho việc gieo cấy lúa nước, trồng lanh dệt vải nên ngôi nhà sàn của người Thái đặc trưng khác biệt với nhà ở của các dân tộc khác.
Từ xa xưa, trong nhận thức của người Thái là phải làm một kiểu nhà an toàn, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Vì thế, những ngôi nhà truyền thống ra đời gắn với đồng bào hàng ngàn năm, giúp họ tồn tại, phát triển. Để có được ngôi nhà sàn vừa ý, người Thái phải chọn những loại gỗ tốt làm khung nhà, mái lợp gianh. Nhà sàn thường cao hơn mặt đất chừng 2 mét, mặt sàn được lát bằng những cây bương, tre, vầu hoặc gỗ. Điều đặc biệt, trong nếp nhà sàn truyền thống là mặc dù được cấu trúc từ các loại cây gỗ và cây có dóng, lợp bằng cỏ tranh hay ván thông, nhưng không hề dùng đến một mẩu sắt nhỏ nào trong thiết kế xây dựng. Tất cả các hệ thống dây chằng buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giàn mây hoặc vỏ những cây chuyên dùng trong rừng. Tuy đơn sơ, mộc mạc, nhưng nhà sàn rất chắc chắn và bền với mưa rừng, gió núi và khí hậu ẩm ướt quanh năm. Có những ngôi nhà tồn tại tới hàng trăm năm tuổi.
Nhà sàn cổ của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi - "tụp cống" khum khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa "Pua tấu” dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng để tránh được lũ lụt và thú dữ.
Nhà sàn đặc trưng của người Thái đen luôn cũng có hai cầu thang: "Tang chan" và "Tang quản". "Tang chan" ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống, có 9 bậc tượng trưng cho 9 vía của người phụ nữ. "Chan" là phần sàn nhà được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị, các em... thường ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa, cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía. "Tang quản" là cầu thang dành riêng cho nam giới, ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía. Sở dĩ có hai cầu thang là vì trước kia Người thái thường có tục lệ bắt con trai ở rể, trong suốt thời gian ở rể, người con trai chỉ được phép đi bên cầu thang có 7 bậc, người phụ nữ cũng vậy họ cũng chỉ được đi bên cầu thang có 9 bậc.
Ngôi nhà sàn của người Thái vừa trang nhã, vừa chắc chắn. Nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo trang trí trên bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song của sổ, trên "khau cút" của nhà người Thái đen. "Khau cút" là hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên đòn nóc, dùng để chắn gió cho mái tranh hai đầu hồi nhà. Những gia đình quý tộc xưa còn làm thêm bông sen cách điệu ở giao điểm hai tấm ván và tám hình trăng khuyết hướng vào nhau so le trên "khau cút". Nó trở thành tiêu chí về vẻ đẹp của ngôi nhà sàn người Thái đen Tây Bắc và là biểu tượng của sừng trâu, loài linh trưởng gắn bó với cuộc sống trồng cấy lúa nước và truyền thuyết khai thiên lập địa của người Thái đen Mường Lò.
Trên bậu cửa sổ thường chạm hình đôi thuồng luồng - linh vật làm chủ sông, suối, biểu tượng của sức mạnh và gia đình hạnh phúc. Trên các chấn song cửa sổ chạm các hoa văn, họa tiết mô phỏng thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc lặp lại. Đó là những hình thoi như quả trám, hoa ban, búp cây guột… Thiên nhiên được phản ánh trên ngôi nhà một cách sống động, thể hiện tinh tế quan điểm về vũ trụ, âm dương ngũ hành và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Trong nhà sàn Thái có hai cột rất quan trọng, chứa đựng văn hóa tâm linh của đồng bào, đó là cột "sau chảu sửa" và "sau kẹk". Cột "sau chảu sửa" (cột chủ áo) là một cái cột dựng góc đầu cách gian "hoóng" (gian thờ tổ tiên) với gian ngủ của ông bà chủ. "Chủ áo" là chủ hồn, người Thái quan niệm rằng chiếc áo mặc là vật chứa đựng linh hồn người và người ta thường treo thanh gươm thiêng của dòng tộc hoặc khẩu súng kíp, túi đựng thuốc súng, đạn dược và chỉ có chủ nhà (đàn ông) mới được treo áo của mình lên đó.
Cột "sau kẹk" có thể là cột chống cùng quá giang với cột chủ áo hoặc một cái cột nào đó tùy thuộc vào đặc điểm của dòng họ và các thế hệ cùng chung sống trong ngôi nhà. Nhưng "sau kẹk" nhất thiết phải là cột phía dưới bên quản. "Sau kẹk" được đánh dấu bởi một cái phên tre đan úp lên đầu cột chỗ có khắc chuôi xuyên chống quá giang, bên trong phên tre đan đó buộc vào chiếc cột một gói thuốc và một gói hạt giống cây trồng.
Người Thái rất hòa thuận đầm ấm, thường có 3 thế hệ cùng chung sống trong một gia đình người Thái. Vào những ngày vui, lễ tết, hội hè hoặc có khách quý, mọi người cùng nhau uống rượu, múa xòe và khắp với nhau.
Ngày nay, trong những nếp nhà sàn đã có một số thay đổi với những nguyên liệu mới phù hợp với kiến trúc hiện đại đảm bảo sinh thái và giữ gìn vệ sinh môi trường nhưng vẫn có sự chọn lọc, kế thừa để phù hợp với các điều kiện xã hội và nhu cầu ngày càng cao của con người, đồng thời vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc và tiêu biểu của dân tộc.
Nhà sàn của người Thái biểu trưng tình cảm, lối sống của một tộc người. Được xem như một bảo tàng nghệ thuật sống của người Thái Mường Lò, ngôi nhà thân thương ấy qua lớp thời gian đã hun đúc và lưu giữ những giá trị tinh thần một tộc người và là nơi gửi gắm niềm tin của con người với các thần linh.