CTTĐT - Trong giai đoạn 2020-2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức bàn giao kết quả 51 nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc 05 lĩnh vực cho các đơn vị có cam kết tiếp nhận sản phẩm. Trong đó lĩnh vực nông, lâm nghiệp: 28 nhiệm vụ; lĩnh vực khoa học xã hội: 6 nhiệm vụ; lĩnh vực công nghệ thông tin: 3 nhiệm vụ; lĩnh vực Sở hữu trí tuệ: 13 nhiệm vụ và lĩnh vực công nghiệp: 01 nhiệm vụ.
Mô hình trồng và nhân giống cỏ ngọt của Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật nông - lâm, thủy sản TND thị xã Nghĩa lộ tỉnh Yên Bái
Trên cơ sở kết quả đạt được từ các nhiệm vụ khoa học đã kết thúc, hàng năm sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức bàn giao kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ khoa học cho các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị, địa phương có cam kết tiếp nhận. Sau khi nhận bàn giao các sở, ngành, đơn vị chủ trì và chính quyền địa phương tiếp tục chỉ đạo duy trì và nhân rộng, coi đây là một trong những hoạt động đẩy mạnh công tác chuyển giao, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống xã hội, nhằm phát huy hiệu quả các kết quả nghiên cứu KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong tỉnh. Nhiều nhiệm vụ đã mang lại hiệu quả rất tích cực đó là:
Dự án Xác lập quyền đối với Nhãn hiệu chứng nhận “Khoai sọ nương Trạm Tấu", với quy mô ban đầu 80ha vào năm 2019 đến cuối năm 2022 diện tích đã tăng lên 400ha. Sau khi được cấp công nhận quyền sở hữu trí tuệ, sản phẩm khoai sọ nương Trạm Tấu đưa ra thị trường có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có dấu hiệu để nhận biết phân biệt sản phẩm, điều đó đã tạo tác động tích cực cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh và từng bước nâng cao giá trị của sản phẩm, đáp ứng được xu hướng của người tiêu dùng ngày nay. Mặt khác đã góp phần thay đổi từ hình thức sản xuất với quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng tập trung, áp dụng quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất và bảo quản sản phẩm.... Đối với Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý "Mật ong Mù Cang Chải” cho sản phẩm mật ong của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, sau khi được cấp quyền Bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm mật ong Mù Cang Chải đang từ một sản phẩm đơn thuần nuôi tự phát trong dân, thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các ngành chức năng của Tỉnh, của Trung ương đã tạo nên sản phẩm mật ong Mù Cang Chải có tên gọi riêng, có logo đặc trưng và có dán tem mã truy suất nguồn gốc. Đến nay, sản phẩm mật ong Mù Cang Chải đã đã có thương hiệu hàng hóa và trở thành sản phẩm mang lại thu nhập chính cho người dân ở địa phương.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm cây cỏ ngọt (Steviarebaudiana) trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái" từ 5 ha diện tích trồng thử nghiệm đến nay đã mở rộng diện tích lên 30ha, năng suất đạt mức tối thiểu 5 tấn khô/ha, sản lượng đạt trên 150 tấn khô/năm, đến nay diện tích trồng cỏ ngọt đã phát triển sang các tỉnh lân cận như Hà Giang, Lào Cai.
Dự án “Ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình sản xuất nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) từ nguyên liệu ngọn, cành cây keo tại tỉnh Yên Bái”, kết của dự án đã đánh dấu một bước phát triển mới trong nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, là cơ sở khoa học để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho người dân, lan tỏa nhân rộng các mô hình sản xuất nấm Linh chi trên địa bàn tỉnh, góp phần tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có tại các địa phương, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả.
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến các điểm cung cấp dịch vụ Internet, trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Yên Bái”do sở Thông tin Truyền thông (TTTT) chủ trì thực hiện, sau khi tiếp nhận bàn giao kết quả nhiệm vụ sở Thông tin và truyền thông đã triển khai đến các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh và các phòng Văn hóa và Thông tin các huyện,thị, thành phố và 139 điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, cấp phát tài khoản, phân quyền người sử dụng và theo dõi trạng thái hoạt động cho 139 điểm kinh doanh (137 điểm kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh và 02 điểm theo hình thức công ty cổ phần), thông qua phần mềm đã hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến các điểm cung cấp dịch vụ Internet, trò chơi điện tử công cộng để xác định địa chỉ, định vị vị trí, thống kê thời gian hoạt động, quản lý việc truy cập Internet của khách hàng ... góp phần nâng cao hiệu quả của cơ quan quản lý và công tác đảm bảo an toàn, an ninh trong cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh.
Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, cải tiến mẫu mã và áp dụng công nghệ đúc mẫu xốp sản xuất trụ nước chữa cháy 3 cửa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm” do Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 83 chủ trì thực hiện. Thông qua kết quả triển khai thực hiện đã góp phần đưa tiến độ kỹ thuật mới vào sản xuất, giảm sức lao động, tiết kiệm vật tư năng lượng, tăng tính năng sử dụng, từ đó năm 2022 công ty đã tổ chức sản xuất và tiêu thụ ra thị trường 7.800 trụ nước 3 cửa cải tiến với doanh thu trên 47 tỷ đồng.
Đề tài“Nghiên cứu tính thích ứng của giống Na nhập nội tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” do Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN chủ trì thực hiện, đề tài triển khai với quy mô 5,1 ha với 02 giống Na nhập nội (Na dai Đài Loan và Na dai Thái Lan). Sau trồng 31 tháng trồng cho thấy 2 giống na phát triển tốt đã ra hoa, đậu quả và thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn. Với kết quả bước đầu của đề tài đơn vị trủ trì đã triển khai nhân rộng thêm 2 mô hình tại thành phố Yên Bái và huyện Lục Yên với quy 1,0 ha/1 mô hình. Cùng với đó, năm 2022 sở KH&CN đã tiến hành rà soát kết quả các nhiệm vụ có tính thực tiễn, mang lại hiệu quả cao, tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh và phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình lồng ghép triển khai nhân rộng kết quả nghiên cứu sau khi đã tiếp nhận, bàn giao vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Có thể nói, trong giai đoạn 2020-2022, hoạt động triển khai các nhiệm vụ KH&CN đã có những bước đi, cách làm đột phá trong suy nghĩ và hành động, có sự tham gia chỉ đạo sát sao và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các nhiệm vụ cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức đó là: Công tác lãnh chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ KH&CN, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa tạo ra sự đột phá, chưa lan tỏa và chưa tạo ra các sản phẩm nổi bật; việc đầu tư cho KH&CN hàng năm có tăng nhưng quy mô ở mức nhỏ, chưa có các chương trình lớn để tạo thành phong trào nghiên cứu KH&CN; trình tự, thủ tục còn phức tạp, điều đó đã làm giảm sự nhiệt huyết của những người làm khoa học và các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, thời gian triển khai các nhiệm vụ KH&CN ngắn (Trung bình là 3 năm) nên phần lớn chưa đủ thời gian đánh giá hiệu quả và đưa ra khuyến cáo nhân rộng; Chưa có chính sách riêng hỗ trợ nhân rộng kết quả từ các Nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp vào trong sản xuất...
1113 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Khoa học và Công nghệ
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong giai đoạn 2020-2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức bàn giao kết quả 51 nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc 05 lĩnh vực cho các đơn vị có cam kết tiếp nhận sản phẩm. Trong đó lĩnh vực nông, lâm nghiệp: 28 nhiệm vụ; lĩnh vực khoa học xã hội: 6 nhiệm vụ; lĩnh vực công nghệ thông tin: 3 nhiệm vụ; lĩnh vực Sở hữu trí tuệ: 13 nhiệm vụ và lĩnh vực công nghiệp: 01 nhiệm vụ.Trên cơ sở kết quả đạt được từ các nhiệm vụ khoa học đã kết thúc, hàng năm sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức bàn giao kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ khoa học cho các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị, địa phương có cam kết tiếp nhận. Sau khi nhận bàn giao các sở, ngành, đơn vị chủ trì và chính quyền địa phương tiếp tục chỉ đạo duy trì và nhân rộng, coi đây là một trong những hoạt động đẩy mạnh công tác chuyển giao, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống xã hội, nhằm phát huy hiệu quả các kết quả nghiên cứu KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong tỉnh. Nhiều nhiệm vụ đã mang lại hiệu quả rất tích cực đó là:
Dự án Xác lập quyền đối với Nhãn hiệu chứng nhận “Khoai sọ nương Trạm Tấu", với quy mô ban đầu 80ha vào năm 2019 đến cuối năm 2022 diện tích đã tăng lên 400ha. Sau khi được cấp công nhận quyền sở hữu trí tuệ, sản phẩm khoai sọ nương Trạm Tấu đưa ra thị trường có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có dấu hiệu để nhận biết phân biệt sản phẩm, điều đó đã tạo tác động tích cực cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh và từng bước nâng cao giá trị của sản phẩm, đáp ứng được xu hướng của người tiêu dùng ngày nay. Mặt khác đã góp phần thay đổi từ hình thức sản xuất với quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng tập trung, áp dụng quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất và bảo quản sản phẩm.... Đối với Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý "Mật ong Mù Cang Chải” cho sản phẩm mật ong của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, sau khi được cấp quyền Bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm mật ong Mù Cang Chải đang từ một sản phẩm đơn thuần nuôi tự phát trong dân, thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các ngành chức năng của Tỉnh, của Trung ương đã tạo nên sản phẩm mật ong Mù Cang Chải có tên gọi riêng, có logo đặc trưng và có dán tem mã truy suất nguồn gốc. Đến nay, sản phẩm mật ong Mù Cang Chải đã đã có thương hiệu hàng hóa và trở thành sản phẩm mang lại thu nhập chính cho người dân ở địa phương.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm cây cỏ ngọt (Steviarebaudiana) trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái" từ 5 ha diện tích trồng thử nghiệm đến nay đã mở rộng diện tích lên 30ha, năng suất đạt mức tối thiểu 5 tấn khô/ha, sản lượng đạt trên 150 tấn khô/năm, đến nay diện tích trồng cỏ ngọt đã phát triển sang các tỉnh lân cận như Hà Giang, Lào Cai.
Dự án “Ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình sản xuất nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) từ nguyên liệu ngọn, cành cây keo tại tỉnh Yên Bái”, kết của dự án đã đánh dấu một bước phát triển mới trong nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, là cơ sở khoa học để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho người dân, lan tỏa nhân rộng các mô hình sản xuất nấm Linh chi trên địa bàn tỉnh, góp phần tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có tại các địa phương, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả.
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến các điểm cung cấp dịch vụ Internet, trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Yên Bái”do sở Thông tin Truyền thông (TTTT) chủ trì thực hiện, sau khi tiếp nhận bàn giao kết quả nhiệm vụ sở Thông tin và truyền thông đã triển khai đến các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh và các phòng Văn hóa và Thông tin các huyện,thị, thành phố và 139 điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, cấp phát tài khoản, phân quyền người sử dụng và theo dõi trạng thái hoạt động cho 139 điểm kinh doanh (137 điểm kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh và 02 điểm theo hình thức công ty cổ phần), thông qua phần mềm đã hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến các điểm cung cấp dịch vụ Internet, trò chơi điện tử công cộng để xác định địa chỉ, định vị vị trí, thống kê thời gian hoạt động, quản lý việc truy cập Internet của khách hàng ... góp phần nâng cao hiệu quả của cơ quan quản lý và công tác đảm bảo an toàn, an ninh trong cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh.
Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, cải tiến mẫu mã và áp dụng công nghệ đúc mẫu xốp sản xuất trụ nước chữa cháy 3 cửa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm” do Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 83 chủ trì thực hiện. Thông qua kết quả triển khai thực hiện đã góp phần đưa tiến độ kỹ thuật mới vào sản xuất, giảm sức lao động, tiết kiệm vật tư năng lượng, tăng tính năng sử dụng, từ đó năm 2022 công ty đã tổ chức sản xuất và tiêu thụ ra thị trường 7.800 trụ nước 3 cửa cải tiến với doanh thu trên 47 tỷ đồng.
Đề tài“Nghiên cứu tính thích ứng của giống Na nhập nội tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” do Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN chủ trì thực hiện, đề tài triển khai với quy mô 5,1 ha với 02 giống Na nhập nội (Na dai Đài Loan và Na dai Thái Lan). Sau trồng 31 tháng trồng cho thấy 2 giống na phát triển tốt đã ra hoa, đậu quả và thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn. Với kết quả bước đầu của đề tài đơn vị trủ trì đã triển khai nhân rộng thêm 2 mô hình tại thành phố Yên Bái và huyện Lục Yên với quy 1,0 ha/1 mô hình. Cùng với đó, năm 2022 sở KH&CN đã tiến hành rà soát kết quả các nhiệm vụ có tính thực tiễn, mang lại hiệu quả cao, tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh và phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình lồng ghép triển khai nhân rộng kết quả nghiên cứu sau khi đã tiếp nhận, bàn giao vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Có thể nói, trong giai đoạn 2020-2022, hoạt động triển khai các nhiệm vụ KH&CN đã có những bước đi, cách làm đột phá trong suy nghĩ và hành động, có sự tham gia chỉ đạo sát sao và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các nhiệm vụ cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức đó là: Công tác lãnh chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ KH&CN, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa tạo ra sự đột phá, chưa lan tỏa và chưa tạo ra các sản phẩm nổi bật; việc đầu tư cho KH&CN hàng năm có tăng nhưng quy mô ở mức nhỏ, chưa có các chương trình lớn để tạo thành phong trào nghiên cứu KH&CN; trình tự, thủ tục còn phức tạp, điều đó đã làm giảm sự nhiệt huyết của những người làm khoa học và các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, thời gian triển khai các nhiệm vụ KH&CN ngắn (Trung bình là 3 năm) nên phần lớn chưa đủ thời gian đánh giá hiệu quả và đưa ra khuyến cáo nhân rộng; Chưa có chính sách riêng hỗ trợ nhân rộng kết quả từ các Nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp vào trong sản xuất...