Thực hiện Nghị quyết số 51 của Ban Chấp hành khóa XIX về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (viết tắt là Nghị quyết 51), Ban Thường vụ Huyện ủy Trạm Tấu đã ban hành Kế hoạch số 49 để thực hiện; trong đó, đã đề ra 21 chỉ tiêu chủ yếu. Đến nay, đã có 9 chỉ tiêu đạt 100% kế hoạch, 9 chỉ tiêu đạt từ 50% trở lên, 3 chỉ tiêu chưa đến thời điểm đánh giá...
Huyện Trạm Tấu tập huấn công tác triển khai xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử, số hóa thành phần hồ sơ và công tác chuyển đổi số.
Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 51, Đảng bộ huyện Trạm Tấu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp như: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và người dân, nhất là vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện CĐS để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của địa phương, đơn vị.
Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo CĐS do đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; chỉ đạo thí điểm thành lập 6 tổ CĐS cộng đồng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện việc CĐS trên địa bàn; cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn về CĐS do tỉnh tổ chức...
Theo đó, Trạm Tấu đã tập trung xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số; trong đó, đã triển khai lắp đặt mạng số liệu chuyên dùng cấp II cho 29 cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn; xây dựng 10 điểm cầu phục vụ công tác hội nghị truyền hình trực tuyến từ khi Trung ương, tỉnh, huyện tổ chức; phát triển nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, bảo hiểm; triển khai hệ thống thư điện tử cho 100% cơ quan nhà nước cấp huyện, cấp xã.'
100% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã được cấp tài khoản thư điện tử, quản lý văn bản và điều hành trong nội bộ huyện (trừ văn bản mật) và được áp dụng chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ cho 10 phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền, Cơ quan Tổ chức - Nội vụ, Cơ quan Thanh tra - Kiểm tra; 12 xã, thị trấn; duy trì và đẩy mạnh hoạt động cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử, giúp giảm thời gian xử lý công việc và tiết kiệm chi phí.
Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả CĐS, kinh tế số bước đầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện, đã xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới như: phối hợp Bưu điện tỉnh Yên Bái, Viettel Yên Bái đưa 5 sản phẩm: chè Shan, lợn bản địa, gà đen, măng ớt, khoai sọ nương, đạt OCOP 3 sao lên sàn thương mại giao dịch điện tử Postmart (của VNPost) và đang tiến hành triển khai hóa đơn điện tử.
Xã hội số đang được hình thành, tỷ lệ người dân trên địa bàn huyện sử dụng Smartphone chiếm trên 50,14% dân số. Cùng đó là việc triển khai phần mềm khai báo y tế trong phòng, chống Covid-19; áp dụng dạy học online trực tuyến vào trong giảng dạy; một số cơ quan, đơn vị liên kết với ngân hàng chi trả tiền lương qua tài khoản; chi trả tiền điện, nước, cước viễn thông qua thanh toán điện tử; đẩy mạnh các hình thức mua, bán trực tuyến; 100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện và trả kết quả qua Bộ phận dịch vụ hành chính công huyện; tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của huyện trên các nền tảng số như: trang Fanpage Trạm Tấu mến yêu, trang thông tin Du lịch Trạm Tấu, Trang thông tin điện tử huyện….
Địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng phát triển hạ tầng. Đến nay, mạng cáp quang Internet được triển khai đến 100% xã, thị trấn; chất lượng dịch vụ điện thoại và tốc độ Internet luôn đảm bảo duy trì ổn định.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 51, thời gian tới Đảng bộ huyện Trạm Tấu tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp CĐS, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh; đẩy mạnh triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án số hóa, CĐS mọi quy trình nghiệp vụ của cơ quan nhà nước…
Đồng thời, đưa toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến của huyện lên mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 45 của Chính phủ…
1267 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Nghị quyết số 51 của Ban Chấp hành khóa XIX về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (viết tắt là Nghị quyết 51), Ban Thường vụ Huyện ủy Trạm Tấu đã ban hành Kế hoạch số 49 để thực hiện; trong đó, đã đề ra 21 chỉ tiêu chủ yếu. Đến nay, đã có 9 chỉ tiêu đạt 100% kế hoạch, 9 chỉ tiêu đạt từ 50% trở lên, 3 chỉ tiêu chưa đến thời điểm đánh giá...Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 51, Đảng bộ huyện Trạm Tấu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp như: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và người dân, nhất là vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện CĐS để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của địa phương, đơn vị.
Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo CĐS do đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; chỉ đạo thí điểm thành lập 6 tổ CĐS cộng đồng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện việc CĐS trên địa bàn; cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn về CĐS do tỉnh tổ chức...
Theo đó, Trạm Tấu đã tập trung xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số; trong đó, đã triển khai lắp đặt mạng số liệu chuyên dùng cấp II cho 29 cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn; xây dựng 10 điểm cầu phục vụ công tác hội nghị truyền hình trực tuyến từ khi Trung ương, tỉnh, huyện tổ chức; phát triển nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, bảo hiểm; triển khai hệ thống thư điện tử cho 100% cơ quan nhà nước cấp huyện, cấp xã.'
100% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã được cấp tài khoản thư điện tử, quản lý văn bản và điều hành trong nội bộ huyện (trừ văn bản mật) và được áp dụng chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ cho 10 phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền, Cơ quan Tổ chức - Nội vụ, Cơ quan Thanh tra - Kiểm tra; 12 xã, thị trấn; duy trì và đẩy mạnh hoạt động cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử, giúp giảm thời gian xử lý công việc và tiết kiệm chi phí.
Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả CĐS, kinh tế số bước đầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện, đã xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới như: phối hợp Bưu điện tỉnh Yên Bái, Viettel Yên Bái đưa 5 sản phẩm: chè Shan, lợn bản địa, gà đen, măng ớt, khoai sọ nương, đạt OCOP 3 sao lên sàn thương mại giao dịch điện tử Postmart (của VNPost) và đang tiến hành triển khai hóa đơn điện tử.
Xã hội số đang được hình thành, tỷ lệ người dân trên địa bàn huyện sử dụng Smartphone chiếm trên 50,14% dân số. Cùng đó là việc triển khai phần mềm khai báo y tế trong phòng, chống Covid-19; áp dụng dạy học online trực tuyến vào trong giảng dạy; một số cơ quan, đơn vị liên kết với ngân hàng chi trả tiền lương qua tài khoản; chi trả tiền điện, nước, cước viễn thông qua thanh toán điện tử; đẩy mạnh các hình thức mua, bán trực tuyến; 100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện và trả kết quả qua Bộ phận dịch vụ hành chính công huyện; tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của huyện trên các nền tảng số như: trang Fanpage Trạm Tấu mến yêu, trang thông tin Du lịch Trạm Tấu, Trang thông tin điện tử huyện….
Địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng phát triển hạ tầng. Đến nay, mạng cáp quang Internet được triển khai đến 100% xã, thị trấn; chất lượng dịch vụ điện thoại và tốc độ Internet luôn đảm bảo duy trì ổn định.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 51, thời gian tới Đảng bộ huyện Trạm Tấu tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp CĐS, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh; đẩy mạnh triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án số hóa, CĐS mọi quy trình nghiệp vụ của cơ quan nhà nước…
Đồng thời, đưa toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến của huyện lên mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 45 của Chính phủ…