CTTĐT - Đến nay, toàn tỉnh có 4.100 ha cây dược liệu, đạt 82% so với mục tiêu đến năm 2025.
Người dân ở nhiều địa phương huyện Trấn Yên trồng cây Khôi nhung nhằm bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Trong đó, tỉnh tiếp tục thực hiện định hướng phát triển một số cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như: Khôi Nhung, Đương Quy, Hoài Sơn, Cà gai leo... Hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh.
Đối với vùng cao, tập trung phát triển dược liệu dưới tán rừng; xây dựng một số mô hình, dự án trồng dược liệu dưới tán rừng tại một số diện tích rừng tự nhiên ở các địa phương có tiềm năng, thế mạnh như trồng và nhân rộng mô hình trồng cây Sâm Hoàng Shin cô tại xã Xà Hồ 3,0 ha; thực hiện Đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển cây dược liệu Ba kích và Đương quy Nhật Bản tại huyện Mù Cang Chải”... nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình và triển vọng để nhân rộng cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, qua đó nâng cao nhận thức của người dân địa phương về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ cho người dân.
Đối với vùng thấp, nghiên cứu mở rộng, trồng thử nghiệm và phát triển một số cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như: Đương Quy, Hoài Sơn,... Đồng thời, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký, thực hiện các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu lá Khôi, cà gai leo tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình.
1570 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đến nay, toàn tỉnh có 4.100 ha cây dược liệu, đạt 82% so với mục tiêu đến năm 2025. Trong đó, tỉnh tiếp tục thực hiện định hướng phát triển một số cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như: Khôi Nhung, Đương Quy, Hoài Sơn, Cà gai leo... Hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh.
Đối với vùng cao, tập trung phát triển dược liệu dưới tán rừng; xây dựng một số mô hình, dự án trồng dược liệu dưới tán rừng tại một số diện tích rừng tự nhiên ở các địa phương có tiềm năng, thế mạnh như trồng và nhân rộng mô hình trồng cây Sâm Hoàng Shin cô tại xã Xà Hồ 3,0 ha; thực hiện Đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển cây dược liệu Ba kích và Đương quy Nhật Bản tại huyện Mù Cang Chải”... nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình và triển vọng để nhân rộng cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, qua đó nâng cao nhận thức của người dân địa phương về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ cho người dân.
Đối với vùng thấp, nghiên cứu mở rộng, trồng thử nghiệm và phát triển một số cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như: Đương Quy, Hoài Sơn,... Đồng thời, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký, thực hiện các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu lá Khôi, cà gai leo tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình.