CTTĐT - Đến huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, đi đâu cũng gặp Quế - một loài cây đã gắn bó với đời sống thường ngày của người dân. Không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế cho mỗi gia đình mà cây Quế còn gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá của cộng đồng người Dao Văn Yên.
Không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế cho mỗi gia đình mà cây Quế còn gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá của cộng đồng người Dao Văn Yên
Nằm ở phía Bắc tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên có diện tích tự nhiên trên 139 nghìn ha; trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 75%. Do có địa hình đồi núi cao, nằm trong vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng của cây Quế, nên vùng Quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời và gắn liền với cuộc sống của người Dao. Người Dao ở Văn Yên cần cù, chịu khó, gắn bó với cây Quế, nghề Quế, nên những kinh nghiệm trồng Quế đặc trưng như: chọn giống, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Từ xưa, Quế đã là một trong 4 vị thuốc quý được gọi là "tứ bảo đông y" gồm: sâm, nhung, quế, phụ. Ngày nay, Quế, bột Quế càng được sử dụng nhiều hơn và không chỉ trong dược liệu mà còn là nguyên liệu mỹ phẩm, gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn. Cây Quế không chỉ giúp người dân Văn Yên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu, là "biểu tượng" kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Dao, mà còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi trường.
Đặc điểm
Quế là một loại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ làm gia vị được ưa chuộng và sử dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm chính của cây Quế chủ yếu là vỏ thân, vỏ cành và tinh dầu được chưng cất từ vỏ hoặc lá, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. Trong y học dùng làm thuốc chữa trị các chứng bệnh về tim mạch, hô hấp và tiêu hóa. Trong công nghiệp thực phẩm và hóa mỹ phẩm sử dụng làm gia vị chế biến thức ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm hương liệu trong các sản phẩm cao cấp như rượu, nước hoa, kem dưỡng da,… Ngoài ra, gỗ Quế có mùi thơm đặc trưng và màu sắc phù hợp để trang trí nội thất, làm đồ mộc gia dụng. Đặc biệt, gỗ Quế có kích thước nhỏ cũng có thể bóc lạng để sản xuất gỗ ván ép có đặc điểm nhẹ và đẹp, thích hợp sử dụng để trang trí nội thất được nhiều người ưa chuộng.
Về diện tích, vùng Quế Văn Yên
Quế là cây trồng có từ lâu đời gắn liền với truyền thống, tập quán, văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên, nhất là dân tộc Dao Đỏ. Quế là cây trồng chủ lực của huyện Văn Yên, là cây trồng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đây là cây trồng đa lợi ích, cho giá trị kinh tế cao, các sản phẩm Quế trên thị trường tương đối ổn định.
Quế Văn Yên được trồng ở 27/27 xã, thị trấn của huyện. Đến hết năm 2018, tổng diện tích Quế trên địa bàn huyện Văn Yên là 40.019 ha, trong đó diện tích Quế tập trung là 25.357 ha, đã được xác lập chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tại 8 xã nằm ở hữu ngạn sông Hồng (xã Phong Dụ Thượng: 1.998 ha, Phong Dụ Hạ: 2.112 ha, Xuân Tầm: 3.371 ha, Châu Quế Hạ: 4.789 ha, Tân Hợp: 2.624 ha, Đại Sơn: 3.168 ha, Viễn Sơn: 2.600 ha, Mỏ Vàng: 4.695 ha).
Về tình hình sản xuất, kinh doanh giống Quế
Trên địa bàn huyện có 212 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giống Quế, trong đó có 03 HTX sản xuất, kinh doanh giống Quế, còn lại là sản xuất, kinh doanh giống Quế theo quy mô hộ gia đình. Hằng năm gieo ươm trên 40 đến 50 triệu cây giống Quế, cung ứng cho các địa phương trong và ngoài huyện.
Về trồng, chăm sóc, bảo vệ cây Quế
Hằng năm diện tích Quế trồng mới và trồng vào diện tích đã khai thác từ 1.800 ha đến 2.000 ha/năm (chủ yếu là trồng lại sau khai thác). Công tác chăm sóc, bảo vệ đối với cây Quế Văn Yên: Huyện Văn Yên đã xây dựng chỉ dẫn địa lý Quế Văn Yên cho 8 xã vùng Quế từ năm 2010 (Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Châu Quế Hạ, Tân Hợp, Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng); xây dựng Đề án bảo tồn cây Quế giống và diện tích Quế tập trung gắn với phát triển du lịch sinh thái (bảo tồn 90 cây Quế trội làm giống và 14,5 ha Quế tập trung gắn phát triển du lịch sinh thái vùng Quế).
Về khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Quế
Về sản lượng
- Tổng sản lượng Quế vỏ khô đạt trên 6.500 tấn/năm.
- Sản xuất lá Quế trung bình 65.500 tấn/năm.
- Sản lượng gỗ Quế đạt 55.000 m3/năm.
Về sơ chế quế vỏ, chế biến tinh dầu Quế
- Trên địa bàn huyện có hằng trăm cơ sở thu mua, sơ chế sản phẩm vỏ Quế. Các sản phẩm Quế được chế biến từ vỏ Quế: Quế kẹp số 3, Quế khâu, Quế chẻ, Quế bào ống điếu, Quế khúc, Quế thuốc lá, Quế bột, các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ Quế....
- Trên địa bàn huyện có 38 cơ sở sản xuất trưng cất tinh dầu quế (trong đó có 11 nhà máy với 12 dây truyền sản xuất; hộ tư nhân 27 hộ nấu trưng cất thủ công). Sản lượng dầu trung bình đạt trên 300 tấn/năm.
Về thị trường sản phẩm Quế
Quế vỏ và tinh dầu được sản xuất, tiêu thụ theo đơn đặt của khách hàng trong và ngoài nước. Thị trường tiêu thụ trong nước như: tỉnh Bắc Giang, Thành phố Hà Nội. Thị trường xuất khẩu các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Băng La Đét, Ai Cập, Sing Ga Po, Mỹ, Anh, Hà Lan,...
Gỗ Quế được các cơ sở, HTX thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ thanh bao bì, xẻ nan xuất bán chủ yếu sang các nước: Đài Loan, Trung Quốc; ngoài ra gỗ Quế còn được bán cho nhiều cơ sở xây dựng trong nước.
Về giá trị các sản phẩm Quế
Tổng giá trị cây Quế cho thu nhập gần 500 tỷ đồng/năm, trong đó:
- Giá tinh dầu Quế trung bình từ 560.000 đồng/kg đến 580.000 đồng/kg. Tổng giá trị từ tinh dầu Quế đạt gần 180 tỷ đồng/năm.
- Giá Quế vỏ qua sơ chế từ 36.000 đồng/kg đến 38.000 đồng/kg. Tổng giá trị từ Quế vỏ đạt xấp xỉ 230 tỷ đồng/năm.
- Giá bán hạt Quế giống từ 100.000 đồng/kg đến 150.000 đồng/kg. Cây Quế giống có giá bán trung bình từ 600 đồng/cây đến 800 đồng/cây. Tổng thu nhập từ hạt Quế và cây Quế giống trên 7 tỷ đồng/năm.
- Gỗ Quế được bán với giá từ 1.200.000 đồng/m3 đến 1.800.000 đồng/m3. Tổng giá trị đạt trên 80 tỷ đồng/năm.
Về các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm Quế
Huyện Văn Yên đã 2 lần tổ chức Lễ Hội Quế (năm 2016 và năm 2017) để quảng bá thương hiệu Quế Văn Yên đến bạn bè trong và ngoài nước, đồng thời xúc tiến các hoạt động thương mại đầu tư trong các hoạt động trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ Quế Văn Yên. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có một số cơ sở thu mua, chế biến sản phẩm Quế Văn Yên có liên kết với hộ dân trồng Quế như: Công ty Sơn Hà. Huyện Văn Yên cũng đã phối hợp với tổ chức phát triển Hà Lan để thực hiện dự án “gia vị cuộc sống” thúc đẩy liên kết thị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Quế Văn Yên; đến nay đã thành lập được 24 nhóm hộ ở 12 xã với tổng số 1.152 hộ tham gia.
Lễ Hội Quế được tổ chức hàng năm để quảng bá thương hiệu Quế Văn Yên đến bạn bè trong và ngoài nước, đồng thời xúc tiến các hoạt động thương mại đầu tư trong các hoạt động trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ Quế Văn Yên
Hướng phát triển cây Quế và các sản phẩm từ Quế
1. Duy trí ổn định diện tích Quế từ 40.000 ha. Trong đó vùng trồng Quế tập trung trên 25.000 ha tại các xã vùng chỉ dẫn địa lý của Quế Văn Yên.
2. Đa dạng hóa các sản phẩm từ cây Quế, phát triển các sản phẩm Quế theo hướng bền vững, tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nhằm đưa sản phẩm Quế Văn Yên thâm nhập vào các thị trường phát triển.
3. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến huyện Văn Yên đầu tư chế biến sâu sản phẩm Quế Văn Yên.
4. Làm tốt công tác bảo tồn Quế Văn Yên, gắn việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống, độc đáo của đồng bào dân tộc huyện Văn Yên với cây Quế. Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm với các sản phẩm Quế Văn Yên.
5. Quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ Quế, gỗ Quế và tinh dầu Quế theo hướng bền vững, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình chế biến các sản phẩm Quế Văn Yên nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm Quế Văn Yên.
6. Tiếp tục tập trung phát triển cây Quế theo hướng thâm canh, tăng mật độ, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng sinh khối trên đơn vị diện tích, bảo tồn nguồn giống Quế lá nhỏ, ngon đỏ bản địa, bảo tồn 90 cây Quế và 14,5 ha Quế tập trung ở các xã để làm nguồn giống cung ứng cho công tác trồng Quế hàng năm trên địa bàn.
Một số sản phẩm từ cây Quế huyện Văn Yên:
15889 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đến huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, đi đâu cũng gặp Quế - một loài cây đã gắn bó với đời sống thường ngày của người dân. Không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế cho mỗi gia đình mà cây Quế còn gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá của cộng đồng người Dao Văn Yên.Nằm ở phía Bắc tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên có diện tích tự nhiên trên 139 nghìn ha; trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 75%. Do có địa hình đồi núi cao, nằm trong vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng của cây Quế, nên vùng Quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời và gắn liền với cuộc sống của người Dao. Người Dao ở Văn Yên cần cù, chịu khó, gắn bó với cây Quế, nghề Quế, nên những kinh nghiệm trồng Quế đặc trưng như: chọn giống, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Từ xưa, Quế đã là một trong 4 vị thuốc quý được gọi là "tứ bảo đông y" gồm: sâm, nhung, quế, phụ. Ngày nay, Quế, bột Quế càng được sử dụng nhiều hơn và không chỉ trong dược liệu mà còn là nguyên liệu mỹ phẩm, gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn. Cây Quế không chỉ giúp người dân Văn Yên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu, là "biểu tượng" kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Dao, mà còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi trường.
Đặc điểm
Quế là một loại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ làm gia vị được ưa chuộng và sử dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm chính của cây Quế chủ yếu là vỏ thân, vỏ cành và tinh dầu được chưng cất từ vỏ hoặc lá, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. Trong y học dùng làm thuốc chữa trị các chứng bệnh về tim mạch, hô hấp và tiêu hóa. Trong công nghiệp thực phẩm và hóa mỹ phẩm sử dụng làm gia vị chế biến thức ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm hương liệu trong các sản phẩm cao cấp như rượu, nước hoa, kem dưỡng da,… Ngoài ra, gỗ Quế có mùi thơm đặc trưng và màu sắc phù hợp để trang trí nội thất, làm đồ mộc gia dụng. Đặc biệt, gỗ Quế có kích thước nhỏ cũng có thể bóc lạng để sản xuất gỗ ván ép có đặc điểm nhẹ và đẹp, thích hợp sử dụng để trang trí nội thất được nhiều người ưa chuộng.
Về diện tích, vùng Quế Văn Yên
Quế là cây trồng có từ lâu đời gắn liền với truyền thống, tập quán, văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên, nhất là dân tộc Dao Đỏ. Quế là cây trồng chủ lực của huyện Văn Yên, là cây trồng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đây là cây trồng đa lợi ích, cho giá trị kinh tế cao, các sản phẩm Quế trên thị trường tương đối ổn định.
Quế Văn Yên được trồng ở 27/27 xã, thị trấn của huyện. Đến hết năm 2018, tổng diện tích Quế trên địa bàn huyện Văn Yên là 40.019 ha, trong đó diện tích Quế tập trung là 25.357 ha, đã được xác lập chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tại 8 xã nằm ở hữu ngạn sông Hồng (xã Phong Dụ Thượng: 1.998 ha, Phong Dụ Hạ: 2.112 ha, Xuân Tầm: 3.371 ha, Châu Quế Hạ: 4.789 ha, Tân Hợp: 2.624 ha, Đại Sơn: 3.168 ha, Viễn Sơn: 2.600 ha, Mỏ Vàng: 4.695 ha).
Về tình hình sản xuất, kinh doanh giống Quế
Trên địa bàn huyện có 212 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giống Quế, trong đó có 03 HTX sản xuất, kinh doanh giống Quế, còn lại là sản xuất, kinh doanh giống Quế theo quy mô hộ gia đình. Hằng năm gieo ươm trên 40 đến 50 triệu cây giống Quế, cung ứng cho các địa phương trong và ngoài huyện.
Về trồng, chăm sóc, bảo vệ cây Quế
Hằng năm diện tích Quế trồng mới và trồng vào diện tích đã khai thác từ 1.800 ha đến 2.000 ha/năm (chủ yếu là trồng lại sau khai thác). Công tác chăm sóc, bảo vệ đối với cây Quế Văn Yên: Huyện Văn Yên đã xây dựng chỉ dẫn địa lý Quế Văn Yên cho 8 xã vùng Quế từ năm 2010 (Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Châu Quế Hạ, Tân Hợp, Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng); xây dựng Đề án bảo tồn cây Quế giống và diện tích Quế tập trung gắn với phát triển du lịch sinh thái (bảo tồn 90 cây Quế trội làm giống và 14,5 ha Quế tập trung gắn phát triển du lịch sinh thái vùng Quế).
Về khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Quế
Về sản lượng
- Tổng sản lượng Quế vỏ khô đạt trên 6.500 tấn/năm.
- Sản xuất lá Quế trung bình 65.500 tấn/năm.
- Sản lượng gỗ Quế đạt 55.000 m3/năm.
Về sơ chế quế vỏ, chế biến tinh dầu Quế
- Trên địa bàn huyện có hằng trăm cơ sở thu mua, sơ chế sản phẩm vỏ Quế. Các sản phẩm Quế được chế biến từ vỏ Quế: Quế kẹp số 3, Quế khâu, Quế chẻ, Quế bào ống điếu, Quế khúc, Quế thuốc lá, Quế bột, các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ Quế....
- Trên địa bàn huyện có 38 cơ sở sản xuất trưng cất tinh dầu quế (trong đó có 11 nhà máy với 12 dây truyền sản xuất; hộ tư nhân 27 hộ nấu trưng cất thủ công). Sản lượng dầu trung bình đạt trên 300 tấn/năm.
Về thị trường sản phẩm Quế
Quế vỏ và tinh dầu được sản xuất, tiêu thụ theo đơn đặt của khách hàng trong và ngoài nước. Thị trường tiêu thụ trong nước như: tỉnh Bắc Giang, Thành phố Hà Nội. Thị trường xuất khẩu các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Băng La Đét, Ai Cập, Sing Ga Po, Mỹ, Anh, Hà Lan,...
Gỗ Quế được các cơ sở, HTX thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ thanh bao bì, xẻ nan xuất bán chủ yếu sang các nước: Đài Loan, Trung Quốc; ngoài ra gỗ Quế còn được bán cho nhiều cơ sở xây dựng trong nước.
Về giá trị các sản phẩm Quế
Tổng giá trị cây Quế cho thu nhập gần 500 tỷ đồng/năm, trong đó:
- Giá tinh dầu Quế trung bình từ 560.000 đồng/kg đến 580.000 đồng/kg. Tổng giá trị từ tinh dầu Quế đạt gần 180 tỷ đồng/năm.
- Giá Quế vỏ qua sơ chế từ 36.000 đồng/kg đến 38.000 đồng/kg. Tổng giá trị từ Quế vỏ đạt xấp xỉ 230 tỷ đồng/năm.
- Giá bán hạt Quế giống từ 100.000 đồng/kg đến 150.000 đồng/kg. Cây Quế giống có giá bán trung bình từ 600 đồng/cây đến 800 đồng/cây. Tổng thu nhập từ hạt Quế và cây Quế giống trên 7 tỷ đồng/năm.
- Gỗ Quế được bán với giá từ 1.200.000 đồng/m3 đến 1.800.000 đồng/m3. Tổng giá trị đạt trên 80 tỷ đồng/năm.
Về các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm Quế
Huyện Văn Yên đã 2 lần tổ chức Lễ Hội Quế (năm 2016 và năm 2017) để quảng bá thương hiệu Quế Văn Yên đến bạn bè trong và ngoài nước, đồng thời xúc tiến các hoạt động thương mại đầu tư trong các hoạt động trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ Quế Văn Yên. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có một số cơ sở thu mua, chế biến sản phẩm Quế Văn Yên có liên kết với hộ dân trồng Quế như: Công ty Sơn Hà. Huyện Văn Yên cũng đã phối hợp với tổ chức phát triển Hà Lan để thực hiện dự án “gia vị cuộc sống” thúc đẩy liên kết thị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Quế Văn Yên; đến nay đã thành lập được 24 nhóm hộ ở 12 xã với tổng số 1.152 hộ tham gia.
Lễ Hội Quế được tổ chức hàng năm để quảng bá thương hiệu Quế Văn Yên đến bạn bè trong và ngoài nước, đồng thời xúc tiến các hoạt động thương mại đầu tư trong các hoạt động trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ Quế Văn Yên
Hướng phát triển cây Quế và các sản phẩm từ Quế
1. Duy trí ổn định diện tích Quế từ 40.000 ha. Trong đó vùng trồng Quế tập trung trên 25.000 ha tại các xã vùng chỉ dẫn địa lý của Quế Văn Yên.
2. Đa dạng hóa các sản phẩm từ cây Quế, phát triển các sản phẩm Quế theo hướng bền vững, tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nhằm đưa sản phẩm Quế Văn Yên thâm nhập vào các thị trường phát triển.
3. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến huyện Văn Yên đầu tư chế biến sâu sản phẩm Quế Văn Yên.
4. Làm tốt công tác bảo tồn Quế Văn Yên, gắn việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống, độc đáo của đồng bào dân tộc huyện Văn Yên với cây Quế. Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm với các sản phẩm Quế Văn Yên.
5. Quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ Quế, gỗ Quế và tinh dầu Quế theo hướng bền vững, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình chế biến các sản phẩm Quế Văn Yên nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm Quế Văn Yên.
6. Tiếp tục tập trung phát triển cây Quế theo hướng thâm canh, tăng mật độ, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng sinh khối trên đơn vị diện tích, bảo tồn nguồn giống Quế lá nhỏ, ngon đỏ bản địa, bảo tồn 90 cây Quế và 14,5 ha Quế tập trung ở các xã để làm nguồn giống cung ứng cho công tác trồng Quế hàng năm trên địa bàn.
Một số sản phẩm từ cây Quế huyện Văn Yên: