CTTĐT - Nhằm gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc cũng như bảo tồn, phát triển nghề thêu truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, năm 2009 dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mù Cang Chải và sự giúp đỡ của Trung tâm hỗ trợ dạy nghề nhân đạo Craft Link, Hội LHPN xã Chế Cu Nha đã thành lập mô hình tổ phụ nữ thêu dệt thổ cẩm tại bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, với quyết tâm gìn giữ giá trị truyền thống, quảng bá du lịch, góp phần tạo việc làm cho chị em phụ nữ trên địa bàn.
Các thành viên tổ thêu dệt thổ cẩm xã Chế Cu Nha đang hoàn thiện sản phẩm
Khi thành lập, tổ thêu dệt thổ cẩm chỉ có hơn 20 hội viên tham gia trên cơ sở phát huy khả năng chuyên môn của từng hội viên. Trong quá trình phát triển, sản phẩm của tổ thêu dệt thổ cẩm không chỉ dựa trên kinh nghiệm nghề truyền thống thêu dệt của người Mông mà còn được các hội viên tìm tòi, cải tiến hoa văn và mẫu mã sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Với việc coi trọng mẫu mã, chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định sự phát triển của nghề dệt truyền thống, hiện nay tổ thêu dệt thổ cẩm đã sản xuất được gần 20 loại mẫu thêu với hàng ngàn sản phẩm trị có giá trị. Bình quân mỗi đợt giao hàng tổ thêu bán được từ 700 - 800 sản phẩm cho thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng, mỗi thành viên có thu nhập từ 1 - 3 triệu đồng/đợt hàng. Thông qua tổ chức Caft Link, sản phẩm của tổ thêu dệt thổ cẩm được quảng bá tại các hội trợ triển lãm và giới thiệu cho các đoàn khách du dịch quốc tế ưa thích sản phẩm thổ cẩm. Nhờ đó, các loại sản phẩm thổ cẩm của tổ đã từng bước tiếp cận thị trường, nhiều khách hàng đã biết, tìm đến đặt hàng, mua hàng nhất là vào mùa du lịch ruộng bậc thang. Nhờ đó, tình hình sản xuất dần phát triển, đời sống hội viên ổn định góp phần không nhỏ trong công tác xoá đói giảm nghèo và duy trì nghề truyền thống, bảo tồn các giá trị văn hoá của dân tộc Mông; đồng thời thu hút được chị em phụ nữ tham gia. Đến nay tổ thêu dệt thổ cẩm có 37 hội viên.
Từ khi được thành lập, tổ thêu dệt thổ cẩm của phụ nữ xã Chế Cu Nha thường xuyên được Hội LHPN huyện, Hội LHPN xã hướng dẫn cách tổ chức, quản lý, cách giới thiệu sản phẩm, xây dựng mẫu thêu mới đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; giới thiệu mẫu thêu và giao sản phẩm cho tổ chức Craft Link, trao đổi kinh nghiệm về phát triển kinh tế…Tuyên truyền phổ biến các nội dung về phong trào thi đua, nhiệm vụ trọng tâm của Hội để chị em trong tổ cùng tham gia thực hiện; Vận động các chị em phụ nữ tham gia vào tổ thêu thổ cẩm truyền thống, nhiều chị có sự cố gắng nhiệt tình tham gia thêu thổ cẩm đã có thu nhập ổn định, giúp gia đình. Từ đó đã thu hút chị em của các xã La Pán Tẩn, Cao Phạ đăng ký tham gia, với hình thức nhận sản phẩm về làm tại nhà và giao nộp cho tổ. Ngoài ra còn vận động các em gái tham gia tập huấn về kỹ thuật thêu thổ cẩm, trồng lanh…để có thêm thu nhập và gìn giữ được truyền thống. Bên cạnh đó tổ luôn động viên các chị em chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt điều lệ hội LHPN Việt Nam và các phong trào thi đua do Hội LHPN xã, Hội LHPN huyện triển khai thực hiện như: Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” và phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”; gắn với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thông qua hoạt động của tổ thêu các chị đã nhận thức rõ hơn vai trò, vị trí của mình để tích cực tham gia các việc của Hội, của thôn bản đã đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhiệm vụ của Hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ thêu và đời sống tinh thần của chị em phụ nữ.
Để mô hình tổ thêu dệt thổ cẩm ngày càng phát triển, thu hút thêm thành viên tham gia và thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong thời gian tới, Hội LHPN xã Chế Cu Nha tăng cường phối hợp với Hội LHPN huyện Mù Căng Chải, câu lạc bộ nữ kinh doanh, các đơn vị làm du lịch…tìm kiếm thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng mẫu mã của sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng, gắn sản xuất hàng thêu thổ cẩm với hoạt động du lịch. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ hội viên phụ nữ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để phát triển kinh tế tạo việc làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Tiếp tục vận động các chị em dân tộc Mông trong vùng tham gia tổ thêu, nhất là chị em phụ nữ nghèo để giúp có thu nhập ổn định. Chú trọng xây dựng, khai thác và phát triển thương hiệu thêu, dệt thổ cẩm để các nghề truyền thống luôn giữ được giá trị, bản sắc riêng của đồng bào dân tộc Mông .
1335 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc cũng như bảo tồn, phát triển nghề thêu truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, năm 2009 dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mù Cang Chải và sự giúp đỡ của Trung tâm hỗ trợ dạy nghề nhân đạo Craft Link, Hội LHPN xã Chế Cu Nha đã thành lập mô hình tổ phụ nữ thêu dệt thổ cẩm tại bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, với quyết tâm gìn giữ giá trị truyền thống, quảng bá du lịch, góp phần tạo việc làm cho chị em phụ nữ trên địa bàn. Khi thành lập, tổ thêu dệt thổ cẩm chỉ có hơn 20 hội viên tham gia trên cơ sở phát huy khả năng chuyên môn của từng hội viên. Trong quá trình phát triển, sản phẩm của tổ thêu dệt thổ cẩm không chỉ dựa trên kinh nghiệm nghề truyền thống thêu dệt của người Mông mà còn được các hội viên tìm tòi, cải tiến hoa văn và mẫu mã sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Với việc coi trọng mẫu mã, chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định sự phát triển của nghề dệt truyền thống, hiện nay tổ thêu dệt thổ cẩm đã sản xuất được gần 20 loại mẫu thêu với hàng ngàn sản phẩm trị có giá trị. Bình quân mỗi đợt giao hàng tổ thêu bán được từ 700 - 800 sản phẩm cho thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng, mỗi thành viên có thu nhập từ 1 - 3 triệu đồng/đợt hàng. Thông qua tổ chức Caft Link, sản phẩm của tổ thêu dệt thổ cẩm được quảng bá tại các hội trợ triển lãm và giới thiệu cho các đoàn khách du dịch quốc tế ưa thích sản phẩm thổ cẩm. Nhờ đó, các loại sản phẩm thổ cẩm của tổ đã từng bước tiếp cận thị trường, nhiều khách hàng đã biết, tìm đến đặt hàng, mua hàng nhất là vào mùa du lịch ruộng bậc thang. Nhờ đó, tình hình sản xuất dần phát triển, đời sống hội viên ổn định góp phần không nhỏ trong công tác xoá đói giảm nghèo và duy trì nghề truyền thống, bảo tồn các giá trị văn hoá của dân tộc Mông; đồng thời thu hút được chị em phụ nữ tham gia. Đến nay tổ thêu dệt thổ cẩm có 37 hội viên.
Từ khi được thành lập, tổ thêu dệt thổ cẩm của phụ nữ xã Chế Cu Nha thường xuyên được Hội LHPN huyện, Hội LHPN xã hướng dẫn cách tổ chức, quản lý, cách giới thiệu sản phẩm, xây dựng mẫu thêu mới đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; giới thiệu mẫu thêu và giao sản phẩm cho tổ chức Craft Link, trao đổi kinh nghiệm về phát triển kinh tế…Tuyên truyền phổ biến các nội dung về phong trào thi đua, nhiệm vụ trọng tâm của Hội để chị em trong tổ cùng tham gia thực hiện; Vận động các chị em phụ nữ tham gia vào tổ thêu thổ cẩm truyền thống, nhiều chị có sự cố gắng nhiệt tình tham gia thêu thổ cẩm đã có thu nhập ổn định, giúp gia đình. Từ đó đã thu hút chị em của các xã La Pán Tẩn, Cao Phạ đăng ký tham gia, với hình thức nhận sản phẩm về làm tại nhà và giao nộp cho tổ. Ngoài ra còn vận động các em gái tham gia tập huấn về kỹ thuật thêu thổ cẩm, trồng lanh…để có thêm thu nhập và gìn giữ được truyền thống. Bên cạnh đó tổ luôn động viên các chị em chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt điều lệ hội LHPN Việt Nam và các phong trào thi đua do Hội LHPN xã, Hội LHPN huyện triển khai thực hiện như: Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” và phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”; gắn với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thông qua hoạt động của tổ thêu các chị đã nhận thức rõ hơn vai trò, vị trí của mình để tích cực tham gia các việc của Hội, của thôn bản đã đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhiệm vụ của Hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ thêu và đời sống tinh thần của chị em phụ nữ.
Để mô hình tổ thêu dệt thổ cẩm ngày càng phát triển, thu hút thêm thành viên tham gia và thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong thời gian tới, Hội LHPN xã Chế Cu Nha tăng cường phối hợp với Hội LHPN huyện Mù Căng Chải, câu lạc bộ nữ kinh doanh, các đơn vị làm du lịch…tìm kiếm thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng mẫu mã của sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng, gắn sản xuất hàng thêu thổ cẩm với hoạt động du lịch. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ hội viên phụ nữ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để phát triển kinh tế tạo việc làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Tiếp tục vận động các chị em dân tộc Mông trong vùng tham gia tổ thêu, nhất là chị em phụ nữ nghèo để giúp có thu nhập ổn định. Chú trọng xây dựng, khai thác và phát triển thương hiệu thêu, dệt thổ cẩm để các nghề truyền thống luôn giữ được giá trị, bản sắc riêng của đồng bào dân tộc Mông .