CTTĐT - Với quan điểm xuyên suốt tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đề ra mục tiêu đến năm 2025 tập trung phát triển đô thị Yên Bái theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, được sự quan tâm của tỉnh Yên Bái, trong những năm qua, thành phố Yên Bái đã có những bước phát triển mạnh mẽ, khẳng định vai trò, vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là địa phương đầu tàu của tỉnh. Thành phố Yên Bái vừa được Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II, phát triển theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Một góc thành phố Yên Bái.
Những ngày này trên quê hương xã Tuy Lộc, đâu đâu cũng rộn ràng niềm vui, phấn khởi khi đón nhận tin vui, thành phố Yên Bái được Thủ tướng Chính Phủ quyết định công nhận là đô thị loại 2. Niềm vui càng được nhân lên khi xã được thành phố đầu tư, khánh thành đưa vào sử dụng nhiều công trình hạ tầng quan trọng, tạo diện mạo khang trang tại địa phương. Xã tích cực hưởng ứng cũng như phát động các phong trào thi đua tạo không khí phấn khởi trong các tầng lớp cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân. Chị Vũ Thị Thương Huyền, thôn Bái Dương, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái phấn khởi chia sẻ: “Trong những năm qua, xã Tuy Lộc cũng như các địa phương khác của thành phố Yên Bái có nhiều sự đổi thay rõ nét. Xã được đầu tư nhiều công trình quan trọng, như: Đường nối trung tâm xã, trường học, trụ sở cơ quan Công an – Quân sự. Đời sống nhân dân chúng tôi được nâng lên về mọi mặt. Nay, thành phố được công nhận là đô thị loại II, chúng tôi rất phấn khởi, tin tưởng rằng thành phố sẽ còn có nhiều sự phát triển vượt bậc hơn nữa.”
Được sự quan tâm của tỉnh, những năm gần đây, Yên Bái đã khơi thông các nguồn lực, vươn mình trở thành một thành phố trẻ đầy tiềm năng, khẳng định rõ vai trò, vị thế là đầu tàu, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đạt 10%/năm. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đóng góp vào tổng sản phẩm của tỉnh đạt 26%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng đô thị, lấy công nghiệp thương mại dịch vụ làm trọng tâm, tỷ trọng thương mại dịch vụ là 51,8%, công nghiệp xây dựng 46%, nông lâm nghiệp thuỷ sản 2,2%. Thu ngân sách trên địa bàn thành phố đã đạt 1.725 tỷ đồng, đóng góp vào thu ngân sách của tỉnh đạt 37%; thu nhập bình quân đầu người đạt 86 triệu đồng, cao gấp 1,8 lần so bình quân chung của cả tỉnh; chỉ số hạnh phúc của người dân thành phố đạt 72,7%, cao hơn 10% so bình quân chung của cả tỉnh; Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tại đô thị chỉ còn 0,67%. Thành phố Yên Bái liên tục giữ vững vị trí đứng đầu khối huyện từ năm 2020 đến nay về chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp huyện.
Trong những năm qua, công tác quy hoạch được quan tâm triển khai bài bản, có tầm nhìn dài hạn, tạo nền tảng quan trọng cho thành phố phát triển. Thành phố Yên Bái đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch phân khu các xã, phường, quy nông thôn mới các xã và nhiều quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới. Hạ tầng đô thị thành phố có bước phát triển đột phá theo hướng đồng bộ, hiện đại. Thành phố có hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy với các tuyến trục quan trọng như: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hợp phần của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt Hà Nội - Lào Cai kết nối với đường sắt Côn Minh, Trung Quốc là điều kiện thuận lợi cho Yên Bái trong phát triển kinh tế liên vùng và hợp tác quốc tế. Tổng diện tích đất giao thông khu vực nội thành đạt 263 ha. Tổng chiều dài các tuyến đường chính trong khu vực nội thành có chiều rộng phần xe chạy bằng hoặc lớn hơn 7 mét là 98,101 km. Diện tích đất giao thông dân số khu vực nội thành đạt 20,11 m2/người. Trên địa bàn còn có các tuyến quốc lộ như: Quốc lộ 32C, quốc lộ 37, Quốc lộ 70, Quốc lộ 2D cùng các tuyến giao thông đường tỉnh, đường huyện… tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi, kết nối liên tỉnh và nội tỉnh. Các trục đường trung tâm hiện đều được cải tạo, mở rộng như: Đường Nguyễn Tất Thành, Âu Cơ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học, Đinh Tiên Hoàng. Trên địa bàn có Bến xe khách thành phố Yên Bái, bến xe Nước Mát, phục vụ vận chuyển các tuyến liên tỉnh, liên huyện; tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng đạt 10%. Tuyến đường thủy Lào Cai - Hà Nội đi qua địa phận thành phố Yên Bái dài khoảng 12km, khi đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi cho việc giao thông hàng hóa bằng đường thủy. Đường hàng không có sân bay Yên Bái nằm sát thành phố Yên Bái là sân bay quân sự phục vụ lĩnh vực quốc phòng an ninh. Thành phố có 5 cây cầu bắc qua sông Hồng là: cầu Yên Bái, cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán, cầu Văn Phú và cầu Giới Phiên đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực.
Theo thống kê, dân số toàn đô thị là 147.172 người, mật độ dân số toàn đô thị là 1.459,46 người/km2, mật độ dân số trên diện tích xây dựng đạt 8.223 người/km2, mật độ dân số tính trên diện tích tự nhiên khu vực nội thành đạt 1.916,26 người/km2. Hiện nay, tổng số cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Yên Bái là 52; trong đó, có 12 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và THPT, có 10 cơ sở ngoài công lập. Hệ thống cơ sở y tế đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, toàn đô thị Yên Bái có 112 cơ sở y tế, trong đó có 105 cơ sở y tế tư nhân, với tổng số giường bệnh là 1.265 giường.
Với vai trò là trung tâm văn hóa thể thao của tỉnh, thành phố có nhiều công trình văn hóa cấp đô thị bao gồm: Thư viện tỉnh, Thư viện thành phố, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thành phố. Các công trình thể dục thể thao cấp đô thị như: Sân vận động, sân thể thao, Trung tâm thể dục thể thao, Sân vận động thanh niên, Nhà thi đấu tỉnh Yên Bái, Nhà thi đấu Nguyễn Du, Nhà thi đấu Liên đoàn Lao động tỉnh, Lễ đài, sân vận động nơi Bác Hồ đứng nói chuyện với nhân dân ngày 25/9/1958, Bến Âu Lâu, Khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp thông tin đạt 100%. Ông Nguyễn Văn Tần, tổ 7, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái phấn khởi nhận định: “Để đạt được tiêu chí đô thị loại II là cả quá trình nỗ lực, cố gắng, thi đua lao động, sáng tạo của tập thể cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp, nhất là sự đồng thuận ủng hộ, chung sức, quyết tâm triển khai thực hiện của nhân dân.”
Tổng số công trình thương mại dịch vụ cấp đô thị là 10 công trình, bao gồm: Trung tâm thương mại Vincom Plaza và Mê Linh Plaza, siêu thị Anh Mỹ, Điện máy xanh, Mediamart, Showroom ô tô Huyndai Yên Bái, TOYOTA Hoà Bình Minh, Mazda - Kia Yên Bái và 01 chợ trung tâm thành phố Yên Bái, 08 chợ tập trung ở địa bàn các phường, xã, bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm thiết yếu cho người tiêu dùng. Nguồn cấp điện cho thành phố thông qua mạng lưới quốc gia cung cấp thông qua các trạm biến áp gồm: Trạm 220/110 kv Yên Bái, Trạm 110kv Yên Bái, Trạm 110kv Yên Bái II; Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt nội thành đạt 832 kw/h một người một năm. Mạng lưới chiếu sáng của thành phố Yên Bái dùng đèn thủy ngân cao áp và hệ thống đèn LED, hệ thống đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời, với 7.000 bóng điện chiếu sáng và trang trí, trong đó có 634 bóng điện chiếu sáng thông minh. Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Yên Bái là đơn vị có chức năng và nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng của thành phố. Tỷ lệ tuyến phố chính được chiếu sáng đạt 100%, tỷ lệ chiếu sáng ngõ hẻm đạt 90,96%. Tỉ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 100%. Số thuê bao băng rộng di động đạt 100 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang đạt 100%. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình là 82,75%; 70% người trưởng thành sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến; đặc biệt đến nay 116% người dân trong độ tuổi được cài đặt, sử dụng ứng dụng công dân số Yên Bái-S; hệ thống đường cống thoát nước chính khu vực nội thành chủ yếu được sử dụng là các loại cống hỗn hợp và các mương với tổng chiều dài 196,20 km. Mật độ đường cống thoát nước chính là 12,00 km/km2, tỷ lệ chống ngập úng đạt 70%. Trên địa bàn có Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái được trang bị đầy đủ các phương tiện để xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhà máy xử lý rác thải được xây dựng trên diện tích 35 ha tại xã Văn Phú với dây truyền xử lý rác phân loại khép kín; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt 95,04%. Thành phố hiện có 01 nhà tang lễ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt 75%. Công tác trồng và chăm sóc cây xanh trên địa bàn thành phố được quan tâm; tổng diện tích đất cây xanh toàn đô thị là 1.466.138 m2; Diện tích đất cây xanh toàn thành phố Yên Bái đạt 10,21 m2/người.
|
Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái thực hiện cơ chế tự chủ tài chính sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Ảnh Báo Yên Bái
Hệ thống dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị gồm 22 khu vực, chủ yếu cải tạo hệ thống đường giao thông, hệ thống thoát nước thải, đường điện chiếu sáng. Số lượng không gian công cộng là 124 khu vực, đây là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố. Tổng số tuyến phố chính khu vực nội thị đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh là 25 tuyến, tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị là 62,5%. Các khu không gian công cộng cấp đô thị bao gồm 10 khu vực gồm: Quảng trường 19/8, Tiểu cảnh hồ Hào Gia, cung Thiếu nhi, Công viên Đồng Tâm, Công viên Yên Hòa. Thành phố Yên Bái hiện có 22 công trình di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 03 công trình được công nhận cấp Quốc gia và 19 công trình cấp tỉnh như: Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học, khu di tích bến phà Âu Lâu, Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái, quần thể di tích đền Tuần Quán là ngôi đền cổ có từ thế kỷ thứ 14 thời nhà Lê, di tích chùa Linh Long, chùa Tùng Lâm, chùa Minh Pháp. Hiện nay 100% xã thuộc khu vực ngoại thị đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 02 xã Tuy Lộc và Minh Bảo đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, 03 xã: Văn Phú, Tân Thịnh, Âu Lâu đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Ông Vũ Đình Bế, tổ 2, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái cho rằng: “Tôi thấy bộ mặt đô thị thành phố trong những năm gần đây đã có rất nhiều thay đổi “Sáng, Xanh, Sạch, Đẹp” hơn; đường xá bây giờ được đầu tư mở rộng, nâng cấp với nhiều tuyến đường to, mới lắm, đi lại rất thuận tiện; không gian thành phố thì rộng rãi, có nhiều công viên, cây xanh, hoa cảnh, hồ nước, cho nên người dân chúng tôi có nhiều nơi để sinh hoạt văn hoá thể thao, vui chơi giải trí. Các dịch vụ điện, nước, y tế, giáo dục, hành chính công thì ngày càng tiện lợi, cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Chúng tôi cảm thấy rất phấn khởi khi thành phố được Thủ tướng Chính Phủ quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại II”.
Hiện tại thành phố Yên Bái đang tiếp tục tập trung triển khai xây dựng vào các khu vực trọng điểm như: mạng lưới mặt nước và cây xanh, công viên văn hóa miền Tây Bắc, hình thành trục cảnh quan sông Hồng, gắn với trung tâm đô thị mới nằm hai bên sông Hồng; đặc biệt tập trung xây dựng các khu đô thị mới kiểu mẫu tại xã Văn Phú, xã Giới Phiên, phường Yên Ninh, trung tâm hành chính thành phố tại xã Giới Phiên. Được Chính phủ công nhận là đô thị loại 2 là dấu mốc quan trọng ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, chiến sỹ lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc Yên Bái. Đây cũng là điểm nhấn, tạo đà để thành phố Yên Bái tiếp tục nỗ lực phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Đề cập về định hướng phát triển địa phương trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Ngọc Trúc - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái cho biết: “Theo định hướng của tỉnh, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế; từng bước mở rộng không gian đô thị theo quy hoạch chung, tiếp tục đầu nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, gắn với tăng cường công tác quản lý đô thị; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh, tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, để thành phố xứng tầm là trung tâm động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, sớm trở thành đô thị loại II và là trung tâm thương mại dịch vụ của khu vực Tây Bắc, phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành đô thị động lực của Khu vực Tây Bắc”.
Với sự quan tâm đặc biệt của tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân sẽ là tiền đề quan trọng để thành phố Yên Bái sớm hiện thực hóa khát vọng trở thành đô thị loại I vào năm 2030, một đô thị phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
1877 lượt xem
CTV: Thanh Nghị
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với quan điểm xuyên suốt tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đề ra mục tiêu đến năm 2025 tập trung phát triển đô thị Yên Bái theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, được sự quan tâm của tỉnh Yên Bái, trong những năm qua, thành phố Yên Bái đã có những bước phát triển mạnh mẽ, khẳng định vai trò, vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là địa phương đầu tàu của tỉnh. Thành phố Yên Bái vừa được Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II, phát triển theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Những ngày này trên quê hương xã Tuy Lộc, đâu đâu cũng rộn ràng niềm vui, phấn khởi khi đón nhận tin vui, thành phố Yên Bái được Thủ tướng Chính Phủ quyết định công nhận là đô thị loại 2. Niềm vui càng được nhân lên khi xã được thành phố đầu tư, khánh thành đưa vào sử dụng nhiều công trình hạ tầng quan trọng, tạo diện mạo khang trang tại địa phương. Xã tích cực hưởng ứng cũng như phát động các phong trào thi đua tạo không khí phấn khởi trong các tầng lớp cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân. Chị Vũ Thị Thương Huyền, thôn Bái Dương, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái phấn khởi chia sẻ: “Trong những năm qua, xã Tuy Lộc cũng như các địa phương khác của thành phố Yên Bái có nhiều sự đổi thay rõ nét. Xã được đầu tư nhiều công trình quan trọng, như: Đường nối trung tâm xã, trường học, trụ sở cơ quan Công an – Quân sự. Đời sống nhân dân chúng tôi được nâng lên về mọi mặt. Nay, thành phố được công nhận là đô thị loại II, chúng tôi rất phấn khởi, tin tưởng rằng thành phố sẽ còn có nhiều sự phát triển vượt bậc hơn nữa.”
Được sự quan tâm của tỉnh, những năm gần đây, Yên Bái đã khơi thông các nguồn lực, vươn mình trở thành một thành phố trẻ đầy tiềm năng, khẳng định rõ vai trò, vị thế là đầu tàu, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đạt 10%/năm. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đóng góp vào tổng sản phẩm của tỉnh đạt 26%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng đô thị, lấy công nghiệp thương mại dịch vụ làm trọng tâm, tỷ trọng thương mại dịch vụ là 51,8%, công nghiệp xây dựng 46%, nông lâm nghiệp thuỷ sản 2,2%. Thu ngân sách trên địa bàn thành phố đã đạt 1.725 tỷ đồng, đóng góp vào thu ngân sách của tỉnh đạt 37%; thu nhập bình quân đầu người đạt 86 triệu đồng, cao gấp 1,8 lần so bình quân chung của cả tỉnh; chỉ số hạnh phúc của người dân thành phố đạt 72,7%, cao hơn 10% so bình quân chung của cả tỉnh; Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tại đô thị chỉ còn 0,67%. Thành phố Yên Bái liên tục giữ vững vị trí đứng đầu khối huyện từ năm 2020 đến nay về chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp huyện.
Trong những năm qua, công tác quy hoạch được quan tâm triển khai bài bản, có tầm nhìn dài hạn, tạo nền tảng quan trọng cho thành phố phát triển. Thành phố Yên Bái đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch phân khu các xã, phường, quy nông thôn mới các xã và nhiều quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới. Hạ tầng đô thị thành phố có bước phát triển đột phá theo hướng đồng bộ, hiện đại. Thành phố có hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy với các tuyến trục quan trọng như: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hợp phần của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt Hà Nội - Lào Cai kết nối với đường sắt Côn Minh, Trung Quốc là điều kiện thuận lợi cho Yên Bái trong phát triển kinh tế liên vùng và hợp tác quốc tế. Tổng diện tích đất giao thông khu vực nội thành đạt 263 ha. Tổng chiều dài các tuyến đường chính trong khu vực nội thành có chiều rộng phần xe chạy bằng hoặc lớn hơn 7 mét là 98,101 km. Diện tích đất giao thông dân số khu vực nội thành đạt 20,11 m2/người. Trên địa bàn còn có các tuyến quốc lộ như: Quốc lộ 32C, quốc lộ 37, Quốc lộ 70, Quốc lộ 2D cùng các tuyến giao thông đường tỉnh, đường huyện… tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi, kết nối liên tỉnh và nội tỉnh. Các trục đường trung tâm hiện đều được cải tạo, mở rộng như: Đường Nguyễn Tất Thành, Âu Cơ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học, Đinh Tiên Hoàng. Trên địa bàn có Bến xe khách thành phố Yên Bái, bến xe Nước Mát, phục vụ vận chuyển các tuyến liên tỉnh, liên huyện; tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng đạt 10%. Tuyến đường thủy Lào Cai - Hà Nội đi qua địa phận thành phố Yên Bái dài khoảng 12km, khi đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi cho việc giao thông hàng hóa bằng đường thủy. Đường hàng không có sân bay Yên Bái nằm sát thành phố Yên Bái là sân bay quân sự phục vụ lĩnh vực quốc phòng an ninh. Thành phố có 5 cây cầu bắc qua sông Hồng là: cầu Yên Bái, cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán, cầu Văn Phú và cầu Giới Phiên đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực.
Theo thống kê, dân số toàn đô thị là 147.172 người, mật độ dân số toàn đô thị là 1.459,46 người/km2, mật độ dân số trên diện tích xây dựng đạt 8.223 người/km2, mật độ dân số tính trên diện tích tự nhiên khu vực nội thành đạt 1.916,26 người/km2. Hiện nay, tổng số cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Yên Bái là 52; trong đó, có 12 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và THPT, có 10 cơ sở ngoài công lập. Hệ thống cơ sở y tế đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, toàn đô thị Yên Bái có 112 cơ sở y tế, trong đó có 105 cơ sở y tế tư nhân, với tổng số giường bệnh là 1.265 giường.
Với vai trò là trung tâm văn hóa thể thao của tỉnh, thành phố có nhiều công trình văn hóa cấp đô thị bao gồm: Thư viện tỉnh, Thư viện thành phố, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thành phố. Các công trình thể dục thể thao cấp đô thị như: Sân vận động, sân thể thao, Trung tâm thể dục thể thao, Sân vận động thanh niên, Nhà thi đấu tỉnh Yên Bái, Nhà thi đấu Nguyễn Du, Nhà thi đấu Liên đoàn Lao động tỉnh, Lễ đài, sân vận động nơi Bác Hồ đứng nói chuyện với nhân dân ngày 25/9/1958, Bến Âu Lâu, Khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp thông tin đạt 100%. Ông Nguyễn Văn Tần, tổ 7, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái phấn khởi nhận định: “Để đạt được tiêu chí đô thị loại II là cả quá trình nỗ lực, cố gắng, thi đua lao động, sáng tạo của tập thể cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp, nhất là sự đồng thuận ủng hộ, chung sức, quyết tâm triển khai thực hiện của nhân dân.”
Tổng số công trình thương mại dịch vụ cấp đô thị là 10 công trình, bao gồm: Trung tâm thương mại Vincom Plaza và Mê Linh Plaza, siêu thị Anh Mỹ, Điện máy xanh, Mediamart, Showroom ô tô Huyndai Yên Bái, TOYOTA Hoà Bình Minh, Mazda - Kia Yên Bái và 01 chợ trung tâm thành phố Yên Bái, 08 chợ tập trung ở địa bàn các phường, xã, bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm thiết yếu cho người tiêu dùng. Nguồn cấp điện cho thành phố thông qua mạng lưới quốc gia cung cấp thông qua các trạm biến áp gồm: Trạm 220/110 kv Yên Bái, Trạm 110kv Yên Bái, Trạm 110kv Yên Bái II; Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt nội thành đạt 832 kw/h một người một năm. Mạng lưới chiếu sáng của thành phố Yên Bái dùng đèn thủy ngân cao áp và hệ thống đèn LED, hệ thống đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời, với 7.000 bóng điện chiếu sáng và trang trí, trong đó có 634 bóng điện chiếu sáng thông minh. Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Yên Bái là đơn vị có chức năng và nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng của thành phố. Tỷ lệ tuyến phố chính được chiếu sáng đạt 100%, tỷ lệ chiếu sáng ngõ hẻm đạt 90,96%. Tỉ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 100%. Số thuê bao băng rộng di động đạt 100 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang đạt 100%. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình là 82,75%; 70% người trưởng thành sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến; đặc biệt đến nay 116% người dân trong độ tuổi được cài đặt, sử dụng ứng dụng công dân số Yên Bái-S; hệ thống đường cống thoát nước chính khu vực nội thành chủ yếu được sử dụng là các loại cống hỗn hợp và các mương với tổng chiều dài 196,20 km. Mật độ đường cống thoát nước chính là 12,00 km/km2, tỷ lệ chống ngập úng đạt 70%. Trên địa bàn có Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái được trang bị đầy đủ các phương tiện để xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhà máy xử lý rác thải được xây dựng trên diện tích 35 ha tại xã Văn Phú với dây truyền xử lý rác phân loại khép kín; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt 95,04%. Thành phố hiện có 01 nhà tang lễ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt 75%. Công tác trồng và chăm sóc cây xanh trên địa bàn thành phố được quan tâm; tổng diện tích đất cây xanh toàn đô thị là 1.466.138 m2; Diện tích đất cây xanh toàn thành phố Yên Bái đạt 10,21 m2/người.
Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái thực hiện cơ chế tự chủ tài chính sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Ảnh Báo Yên Bái
Hệ thống dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị gồm 22 khu vực, chủ yếu cải tạo hệ thống đường giao thông, hệ thống thoát nước thải, đường điện chiếu sáng. Số lượng không gian công cộng là 124 khu vực, đây là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố. Tổng số tuyến phố chính khu vực nội thị đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh là 25 tuyến, tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị là 62,5%. Các khu không gian công cộng cấp đô thị bao gồm 10 khu vực gồm: Quảng trường 19/8, Tiểu cảnh hồ Hào Gia, cung Thiếu nhi, Công viên Đồng Tâm, Công viên Yên Hòa. Thành phố Yên Bái hiện có 22 công trình di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 03 công trình được công nhận cấp Quốc gia và 19 công trình cấp tỉnh như: Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học, khu di tích bến phà Âu Lâu, Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái, quần thể di tích đền Tuần Quán là ngôi đền cổ có từ thế kỷ thứ 14 thời nhà Lê, di tích chùa Linh Long, chùa Tùng Lâm, chùa Minh Pháp. Hiện nay 100% xã thuộc khu vực ngoại thị đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 02 xã Tuy Lộc và Minh Bảo đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, 03 xã: Văn Phú, Tân Thịnh, Âu Lâu đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Ông Vũ Đình Bế, tổ 2, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái cho rằng: “Tôi thấy bộ mặt đô thị thành phố trong những năm gần đây đã có rất nhiều thay đổi “Sáng, Xanh, Sạch, Đẹp” hơn; đường xá bây giờ được đầu tư mở rộng, nâng cấp với nhiều tuyến đường to, mới lắm, đi lại rất thuận tiện; không gian thành phố thì rộng rãi, có nhiều công viên, cây xanh, hoa cảnh, hồ nước, cho nên người dân chúng tôi có nhiều nơi để sinh hoạt văn hoá thể thao, vui chơi giải trí. Các dịch vụ điện, nước, y tế, giáo dục, hành chính công thì ngày càng tiện lợi, cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Chúng tôi cảm thấy rất phấn khởi khi thành phố được Thủ tướng Chính Phủ quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại II”.
Hiện tại thành phố Yên Bái đang tiếp tục tập trung triển khai xây dựng vào các khu vực trọng điểm như: mạng lưới mặt nước và cây xanh, công viên văn hóa miền Tây Bắc, hình thành trục cảnh quan sông Hồng, gắn với trung tâm đô thị mới nằm hai bên sông Hồng; đặc biệt tập trung xây dựng các khu đô thị mới kiểu mẫu tại xã Văn Phú, xã Giới Phiên, phường Yên Ninh, trung tâm hành chính thành phố tại xã Giới Phiên. Được Chính phủ công nhận là đô thị loại 2 là dấu mốc quan trọng ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, chiến sỹ lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc Yên Bái. Đây cũng là điểm nhấn, tạo đà để thành phố Yên Bái tiếp tục nỗ lực phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Đề cập về định hướng phát triển địa phương trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Ngọc Trúc - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái cho biết: “Theo định hướng của tỉnh, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế; từng bước mở rộng không gian đô thị theo quy hoạch chung, tiếp tục đầu nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, gắn với tăng cường công tác quản lý đô thị; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh, tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, để thành phố xứng tầm là trung tâm động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, sớm trở thành đô thị loại II và là trung tâm thương mại dịch vụ của khu vực Tây Bắc, phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành đô thị động lực của Khu vực Tây Bắc”.
Với sự quan tâm đặc biệt của tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân sẽ là tiền đề quan trọng để thành phố Yên Bái sớm hiện thực hóa khát vọng trở thành đô thị loại I vào năm 2030, một đô thị phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.