CTTĐT - Sáng 10/11, đoàn đại biểu huyện Yên Bình do đồng chí An Hoàng Linh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã tới dâng hương tại Đền Mẫu Thác Bà và Đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh. Đây là hoạt động khởi đầu cho Ngày hội khám phá danh thắng quốc gia hồ Thác Bà và sản vật Bưởi Đại Minh năm 2023.
Đoàn đại biểu huyện Yên Bình dâng hương tại Đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh
Đền Thác Bà hay còn gọi Đền Mẫu Thác Bà, với diện tích 1.800 m2 nằm trên núi Hoàng Thi ở độ cao 70m so với chân núi thuộc thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đền quay theo hướng Đông Bắc dựa lưng vào núi, nhìn ra sông Chảy. Theo dân gian tương truyền: Từ thời các các vua Hùng, có nàng công chúa tên gọi Minh Đạt được cắt cử trông coi vùng sông Chảy Thác Bà, dạy dân khai khẩn đất hoang, trồng lúa, dệt vải. Khi bà mất được nhân dân tôn kính là Thánh Mẫu và lập đền thờ phụng tại Thác Bà. Đền Mẫu Thác Bà đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2004, di tích lịch sử quốc gia năm 2021.
Đình làng Khả Lĩnh được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ông tổ của làng Khả Lĩnh xưa là quan tải lương thành Bầu - Nguyễn Viết Lãng dưới triều Mạc. Trong một lần tải lương từ thành Bầu về kinh đô, đi đến Đoan Hùng thì nghe tin triều Mạc sụp đổ nên ông đã dừng chân bên bờ sông Chảy lập làng sinh sống. Làng Khả Lĩnh có từ đó. Khi tướng quân mất, để tưởng nhớ công khai hoang lập địa, dân làng đã lập đình thờ và tôn tướng quân là Thành Hoàng Thượng Đẳng Thần Cao Sơn Đại Vương. Cũng theo truyền thuyết, vào thời vua Hùng Vương, có hai nàng công chúa là Quỳnh Hoa và Quế Hoa được cắt cử trông giữ bên bờ sông Chảy, dạy dân trồng lúa làm nông nghiệp. Khi mất, dân làng đã lập đền thờ nhị vị công chúa. Tháng 7 năm 2004, đình làng Khả Lĩnh chính thức được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các đồng chí lãnh đạo huyện cùng đoàn đã dâng hương, hoa bày tỏ lòng tri ân tưởng nhớ công lao của những người đã có công xây đất nước, cũng là quảng bá, giới thiệu đến du khách thập phương những nét đẹp của làng quê Việt Nam, góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng tại Ngày hội khám phá danh thắng quốc gia hồ Thác Bà và sản vật Bưởi Đại Minh năm 2023.
1082 lượt xem
CTV: Hữu Nghĩa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 10/11, đoàn đại biểu huyện Yên Bình do đồng chí An Hoàng Linh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã tới dâng hương tại Đền Mẫu Thác Bà và Đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh. Đây là hoạt động khởi đầu cho Ngày hội khám phá danh thắng quốc gia hồ Thác Bà và sản vật Bưởi Đại Minh năm 2023. Đền Thác Bà hay còn gọi Đền Mẫu Thác Bà, với diện tích 1.800 m2 nằm trên núi Hoàng Thi ở độ cao 70m so với chân núi thuộc thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đền quay theo hướng Đông Bắc dựa lưng vào núi, nhìn ra sông Chảy. Theo dân gian tương truyền: Từ thời các các vua Hùng, có nàng công chúa tên gọi Minh Đạt được cắt cử trông coi vùng sông Chảy Thác Bà, dạy dân khai khẩn đất hoang, trồng lúa, dệt vải. Khi bà mất được nhân dân tôn kính là Thánh Mẫu và lập đền thờ phụng tại Thác Bà. Đền Mẫu Thác Bà đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2004, di tích lịch sử quốc gia năm 2021.
Đình làng Khả Lĩnh được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ông tổ của làng Khả Lĩnh xưa là quan tải lương thành Bầu - Nguyễn Viết Lãng dưới triều Mạc. Trong một lần tải lương từ thành Bầu về kinh đô, đi đến Đoan Hùng thì nghe tin triều Mạc sụp đổ nên ông đã dừng chân bên bờ sông Chảy lập làng sinh sống. Làng Khả Lĩnh có từ đó. Khi tướng quân mất, để tưởng nhớ công khai hoang lập địa, dân làng đã lập đình thờ và tôn tướng quân là Thành Hoàng Thượng Đẳng Thần Cao Sơn Đại Vương. Cũng theo truyền thuyết, vào thời vua Hùng Vương, có hai nàng công chúa là Quỳnh Hoa và Quế Hoa được cắt cử trông giữ bên bờ sông Chảy, dạy dân trồng lúa làm nông nghiệp. Khi mất, dân làng đã lập đền thờ nhị vị công chúa. Tháng 7 năm 2004, đình làng Khả Lĩnh chính thức được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các đồng chí lãnh đạo huyện cùng đoàn đã dâng hương, hoa bày tỏ lòng tri ân tưởng nhớ công lao của những người đã có công xây đất nước, cũng là quảng bá, giới thiệu đến du khách thập phương những nét đẹp của làng quê Việt Nam, góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng tại Ngày hội khám phá danh thắng quốc gia hồ Thác Bà và sản vật Bưởi Đại Minh năm 2023.