CTTĐT - Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Yên trồng trên 55.000 ha, trong đó diện tích Quế tập trung trên 30.000 ha. Diện tích quế hữu cơ đạt chứng nhận châu Âu, Mỹ tính đến nay đạt hơn 7.000 ha; dự ước đến hết năm 2023, tổng diện tích quế hữu cơ đạt chứng nhận châu Âu, Mỹ đạt trên 15.000 ha.
Các sản phẩm Quế được giới thiệu đến người tiêu dùng.
Toàn huyện có 19 sản phẩm từ quế được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao; 01 sản phẩm OCOP 4 sao và đang xây dựng 01 sản phẩm OCOP 5 sao từ Quế (quế sáo). Trên địa bàn huyện hiện nay có 2 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh trong đó có nhiều các sản phẩm về quế; có 212 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giống Quế; trên 200 cơ sở thu mua, sơ chế sản phẩm Quế vỏ; 21 cơ sở sản xuất trưng cất tinh dầu quế.
Với quy mô đó, hằng năm huyện cung ứng cho các địa phương trong và ngoài huyện gần 50 triệu cây Quế; thu mua Quế vỏ khô đạt trên 6.000 tấn; cung cấp trên 65.500 tấn lá Quế cho các cơ sở sản xuất trưng cất tinh dầu; sản lượng gỗ Quế đạt trên 60.000 m3; sản lượng tinh dầu đạt trên 300 tấn; tổng giá trị các sản phẩm từ quế năm 2023 ước đạt trên 600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện tập trung thực hiện chế biến các sản phẩm từ vỏ Quế có giá trị cao: Quế kẹp số 3, Quế khâu, Quế chẻ, Quế bào ống điếu, Quế khúc, Quế thuốc lá, Quế bột, các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ Quế…bước đầu được thị trường đón nhận.
Đồng chí Hà Đức Anh - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục duy trí ổn định diện tích Quế; đa dạng hóa các sản phẩm từ cây Quế, phát triển các sản phẩm Quế theo hướng bền vững, tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo hướng bền vững, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình chế biến các sản phẩm Quế Văn Yên nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm Quế Văn Yên; tiếp tục tập trung phát triển cây quế theo hướng thâm canh, tăng mật độ, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng sinh khối trên đơn vị diện tích, bảo tồn nguồn giống quế lá nhỏ, ngọn đỏ bản địa, bảo tồn 90 cây quế và 14,5 ha quế tập trung ở các xã để làm nguồn giống cung ứng cho công tác trồng quế hàng năm trên địa bàn”.
1791 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Yên trồng trên 55.000 ha, trong đó diện tích Quế tập trung trên 30.000 ha. Diện tích quế hữu cơ đạt chứng nhận châu Âu, Mỹ tính đến nay đạt hơn 7.000 ha; dự ước đến hết năm 2023, tổng diện tích quế hữu cơ đạt chứng nhận châu Âu, Mỹ đạt trên 15.000 ha.Toàn huyện có 19 sản phẩm từ quế được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao; 01 sản phẩm OCOP 4 sao và đang xây dựng 01 sản phẩm OCOP 5 sao từ Quế (quế sáo). Trên địa bàn huyện hiện nay có 2 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh trong đó có nhiều các sản phẩm về quế; có 212 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giống Quế; trên 200 cơ sở thu mua, sơ chế sản phẩm Quế vỏ; 21 cơ sở sản xuất trưng cất tinh dầu quế.
Với quy mô đó, hằng năm huyện cung ứng cho các địa phương trong và ngoài huyện gần 50 triệu cây Quế; thu mua Quế vỏ khô đạt trên 6.000 tấn; cung cấp trên 65.500 tấn lá Quế cho các cơ sở sản xuất trưng cất tinh dầu; sản lượng gỗ Quế đạt trên 60.000 m3; sản lượng tinh dầu đạt trên 300 tấn; tổng giá trị các sản phẩm từ quế năm 2023 ước đạt trên 600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện tập trung thực hiện chế biến các sản phẩm từ vỏ Quế có giá trị cao: Quế kẹp số 3, Quế khâu, Quế chẻ, Quế bào ống điếu, Quế khúc, Quế thuốc lá, Quế bột, các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ Quế…bước đầu được thị trường đón nhận.
Đồng chí Hà Đức Anh - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục duy trí ổn định diện tích Quế; đa dạng hóa các sản phẩm từ cây Quế, phát triển các sản phẩm Quế theo hướng bền vững, tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo hướng bền vững, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình chế biến các sản phẩm Quế Văn Yên nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm Quế Văn Yên; tiếp tục tập trung phát triển cây quế theo hướng thâm canh, tăng mật độ, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng sinh khối trên đơn vị diện tích, bảo tồn nguồn giống quế lá nhỏ, ngọn đỏ bản địa, bảo tồn 90 cây quế và 14,5 ha quế tập trung ở các xã để làm nguồn giống cung ứng cho công tác trồng quế hàng năm trên địa bàn”.