Tỉnh Yên Bái thuộc khu vực miền núi Bắc bộ nằm sâu trong lục địa. Lãnh thổ Yên Bái nằm trên toạ độ địa lý từ 21o 24’40” đến 22o 16’32” độ vĩ Bắc, từ 103o56’26” đến 105o03’07” độ kinh Đông, nằm trải dọc theo hai bờ sông Hồng và nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và miền Đông Bắc, đồng thời cũng là khu vực chuyển tiếp giữa khu vực Tây Bắc với trung du Bắc Bộ.
Công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà.
1. Quá trình hình thành:
Vào cuối thế kỷ XIX, sau khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành “bình định” nước ta, chúng đặt Yên Bái thuộc các Đạo quan binh (1891-1900). Ngày 11- 4 -1900, thực dân Pháp thành lập tỉnh Yên Bái gồm có phủ Trấn Yên, 2 châu Văn Chấn, Văn Bàn và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái. Từ năm 1910-1920, Pháp chuyển châu Lục Yên (tỉnh Tuyên Quang) và châu Than Uyên (tỉnh Lai Châu) vào tỉnh Yên Bái. Từ đó cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, địa dư và các đơn vị hành chính tỉnh Yên Bái không thay đổi.
Tháng 5- 1955, các châu Văn Chấn, Than Uyên chuyển thuộc Khu tự trị Thái- Mèo; một phần huyện Than Uyên và các xã Nậm Có, Khau Phạ (Văn Chấn) được tách ra thành lập châu Mù Cang Chải. Tháng 6- 1956, huyện Yên Bình (tỉnh Tuyên Quang) sáp nhập vào tỉnh Yên Bái. Tháng 10-1962, Quốc hội quyết định đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc và thành lập các tỉnh trực thuộc. Ngày 24-12-1962, tỉnh Nghĩa Lộ (thuộc Khu tự trị Tây Bắc) chính thức được thành lập gồm các huyện Văn Chấn, Than Uyên, Phù Yên. Năm 1964, một phần huyện Văn Chấn được tách ra thành lập huyện Trạm Tấu. Đầu năm 1965 khu vực thượng huyện Lục Yên được tách ra thành lập huyện Bảo Yên; vùng hạ huyện Văn Bàn và thượng huyện Trấn Yên được tách ra thành lập huyện Văn Yên. Tháng 10-1971, Chính phủ thành lập thị xã Nghĩa Lộ. Ngày 3-1-1976, hợp nhất 3 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ (trừ 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên chuyển thuộc tỉnh Sơn La.) và Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Ngày 1-10-1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Các huyện Than Uyên, Văn Bàn và Bảo Yên trước đây thuộc tỉnh Yên Bái chuyển thuộc tỉnh Lào Cai.
2. Đặc điểm tự nhiên:
Về phía Bắc, Yên Bái giáp với tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp với tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp với hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, còn phía Tây giáp với tỉnh Sơn La.
Trong hệ thống tự nhiên, tuỳ vào quan điểm phân chia mà vị trí của Yên Bái trong hệ thống này có những khác biệt. Về mặt kiến tạo, ranh giới giữa miền địa máng Tây Bắc với miền rìa nền Hoa Nam - Bắc Việt Nam là đứt gãy sông Hồng thì lãnh thổ Yên Bái nằm giữa hai đơn vị kiến tạo này. Về mặt vật liệu, lãnh thổ Yên Bái là khối thống nhất của vật liệu thuộc lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Chảy. Về mặt khí hậu, Yên Bái nằm trong hai vùng khí hậu Đông Bắc và Tây Bắc mà ranh giới chạy trên sườn Đông Bắc dãy núi Hoàng Liên Sơn trên độ cao 500 đến 600m so với mặt nước biển. Về mặt thuỷ văn, Yên Bái nằm trên hai lưu vực sông Hồng và sông Chảy, ranh giới là đường chia nước trên dãy núi Con Voi. Trong cảnh quan, có tài liệu lấy ranh giới giữa Đông Bắc và Tây Bắc theo thung lũng sông Hồng (Phân vùng địa lý tự nhiên miền Bắc Việt Nam), hoặc theo đường chia nước của dãy Hoàng Liên Sơn (Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam), hoặc theo đường đồng mức 500 đến 600m trên sườn Đông Bắc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhưng cho dù hệ thống phân chia thế nào thì Yên Bái vẫn nằm trên khu vực chuyển tiếp của hai miền tự nhiên Đông Bắc - đồng bằng Bắc bộ với Tây Bắc - Bắc Trung bộ và hai khu tự nhiên Đông Bắc và Tây Bắc. Về mặt nhân văn, đây cũng là địa bàn trung chuyển từ các quần cư vùng thấp của các cộng đồng Tày – Nùng đặc trưng ở Đông Bắc sang các quần cư của các cộng đồng Mường – Thái đặc trưng của Tây Bắc.
Tỉnh Yên Bái có diện tích tự nhiên gần 688.627,64 ha với dân số trên 783.534 người. Tỉnh Yên Bái có 01 thành phố và 01 thị xã, trong 7 huyện có 2 huyện vùng cao là Trạm Tấu và Mù Cang Chải, 3 huyện có nhiều xã vùng cao là Văn Chấn, Văn Yên và Lục Yên, 2 huyện vùng thấp là Trấn Yên và Yên Bình. Về mặt hành chính, toàn tỉnh Yên Bái có 180 xã phường thị trấn, trong đó có 157 xã, 10 thị trấn và 13 phường.
Đặc điểm địa hình
Địa hình Yên Bái tương đối phức tạp, là một phần tiếp giáp giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, đồng thời là vùng chuyển tiếp từ địa hình vùng trung du Phú Thọ lên vùng cao Lào Cai. Bên cạnh đó, địa hình Yên Bái còn nằm trên hai vùng có lịch sử phát triển địa chất khác biệt hình thành nên các dạng địa hình khác nhau. Địa hình Yên Bái cao dần từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc, điểm thấp nhất ở xã Minh Quân với độ cao khoảng 20m, còn cao nhất là đỉnh Pú Luông là 2.985m so với mực nước biển.
Trên 70% diện tích tự nhiên của Yên Bái là địa hình núi cao và cao nguyên nằm trong ba hệ thống:
Hệ thống núi Hoàng Liên Sơn bao chiếm toàn bộ diện tích phía hữu ngạn sông Hồng thuộc phức hệ Hoàng Liên Sơn chịu ảnh hưởng rất nhiều của các đợt vận động kiến tạo nên địa hình hệ thống núi này có độ cao lớn nhất nước ta và bị cắt xẻ khá mãnh liệt. Trên địa phận Yên Bái, hệ thống núi này là các dải núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Tả ngạn sông Hồng thuộc cấu trúc rìa phía Nam khối vòm sông Chảy (dãy núi Con Voi), hình thành giữa hai đứt gãy của sông Hồng và sông Chảy, phát triển trên một nền vật chất là nền đá cổ kết tinh diệp thạch sét, diệp thạch mica, gơnai. Độ cao của dãy núi này từ 400 đến 1.400m.
Phần phía Đông của tỉnh là khu vực không chịu ảnh hưởng của các hoạt động tân kiến tạo nên hình thành các dạng địa hình đồi bát úp đỉnh tròn, sườn thoải mái thấp dần theo hướng Đông Nam.
Giữa hai dãy Hoàng Liên Sơn và Con Voi là thung lũng sông Hồng, giữa dãy Con Voi và các đồi thấp phía Đông là thung lũng sông Chảy đã được ngăn sông đắp đập thành một hồ lớn - hồ Thác Bà với Thủy điện Thác Bà – đứa con đầu lòng của ngành Thủy điện Việt Nam, 19.050 ha mặt nước, trên 1300 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành một cảnh quan nhân tạo đặc sắc của Yên Bái ngày nay.
Khí hậu, thời tiết
Lãnh thổ Yên Bái với đặc điểm của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng bên cạnh đó yếu tố địa hình cũng làm thay đổi và biến tính một phần nào đấy sự khác biệt với những vùng lân cận. Điều này thể hiện rõ nét khi mà Yên Bái nằm trên ranh giới của hai khu vực khí hậu khác nhau (Đông Bắc và Tây Bắc).
Các hoàn lưu khí quyển hoạt động trên lãnh thổ gồm:
Gió mùa đông bắc hình thành vào thời kỳ áp cao Xibia hoạt động mạnh, khối không khí lạnh từ Bắc Á di chuyển xuống phía Nam Việt Nam, biến tính giảm dần cường độ lạnh vì phải di chuyển trên một bề mặt địa hình tương đối phức tạp. Cho nên khi đợt không khí lạnh từ Bắc Á tràn xuống với hướng gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông Bắc, tạo nên một mùa đông cho khu vực Yên Bái. Riêng các huyện vùng cao phía Tây như Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu do địa hình núi cao, thung lũng sâu nên khu vực này có mùa đông lạnh, những quan trắc cho thấy một số nơi thuộc khu vực Mù Cang Chải đôi khi có tuyết rơi. Tính chất địa phương thể hiện rõ nét và tình hình bức xạ nhiệt ngày đêm tại vùng núi nhất làm cho ban đêm nhiệt độ xuống rất thấp.
Vào mùa đông khối áp cao đôi khi có sự dịch chuyển dần về phía Tây nên xen kẽ những ngày lạnh giá là những ngày nắng ấm. Sự dịch chuyển qua lại của hai khối không khí lạnh giá của áp cao Xibia và khối không khí ấm Tây Nam Thái Bình Dương đã làm cho Yên Bái có một mùa đông không quá lạnh. Không khí lạnh về xung đột với các không khí khác thường gây nên những đợt mưa dông vào đầu đông hoặc cuối xuân. Nhiều năm khối không khí lạnh thường tràn về vào tháng III khiến cho Yên Bái có một mùa đông kéo dài.
Ảnh hưởng của áp thấp xích đạo kèm theo gió mùa Tây Nam đưa đến Yên Bái một mùa hè nóng ẩm và không khí mang nhiều hơi nước. Bên cạnh đó dải hội tụ nhiệt đới thường di chuyển qua khu vực Yên Bái có nhiều mưa. Tại những nơi thuộc sườn đón gió dãy Hoàng Liên Sơn lượng mưa tương đối nhiều và lượng mưa ở miền Tây thường ít hơn miền Đông.
Tài nguyên khoáng sản
Đến nay, toàn bộ diện tích tỉnh Yên Bái đã được điều tra, lập bản đồ địa chất và khoáng sản các tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000; phần lớn diện tích đã được đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000 (các nhóm tờ Bảo Yên, Bắc Tú Lệ - Văn Bàn, Đoan Hùng - Yên Bình, Lục Yên Châu, Trạm Tấu, Văn Chấn). Tuy nhiên, mức độ điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản và thăm dò khoáng sản còn thấp, nhất là ở dưới sâu.
Hiện nay, công tác điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản đã được quan tâm, nhiều khu vực vẫn đang được lập Đề án để đánh giá tiềm năng khoáng sản. Thực hiện quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, các mỏ được cấp phép khai thác cơ bản sẽ được thăm dò, đánh giá trữ lượng.
Trong quá trình điều tra khảo sát và thu thập tài liệu địa chất khoáng sản đã thực hiện từ trước đến nay cho thấy tỉnh Yên Bái khá phong phú về chủng loại khoáng sản khác nhau như: Than các loại, sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, bạc, đất hiếm, đá quý, đá vôi trắng, đá mỹ nghệ, grafit, kaolin, felspat, thạch anh... được chia thành loại khoáng sản nhiên liệu, khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản quý hiếm và nước khoáng, nước nóng, cụ thể như sau:
- Khoáng sản nhiên liệu: Tập trung chủ yếu là than đá, than nâu và than bùn. Nhưng nhìn chung các điểm than đều có trữ lượng ít, quy mô nhỏ. Được phát hiện ở các huyện Văn Chấn, Lục Yên và Trấn Yên.
- Khoáng sản kim loại và kim loại quý: Các khoáng sản chủ yếu gồm sắt, đồng và chì - kẽm, phân bố không tập trung, theo công tác địa chất đã điều tra trữ lượng chỉ ở mức vừa và nhỏ. Quặng vàng, vàng sa khoáng cũng đã được phát hiện ở Yên Bái, quặng vàng gốc được phát hiện chủ yếu ở Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Lục Yên, vàng sa khoáng phát hiện ở nhiều nơi gần các sông, suối; quặng đồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái được phát hiện ở xã Phong Dụ Thượng và xã Châu Quế Hạ, Văn Yên (là các điểm đồng Làng Phát, Làng Nhón, Làng Lòm…) và các điểm An Lương, điểm Bản Bam, xã Nậm Lành, Văn Chấn; quặng Chì-kẽm chủ yếu ở Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Yên Bình; đất hiếm được phát hiện ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên; Uran ở Trạm Tấu… Trong các loại khoáng sản kim loại thì quặng sắt được đánh giá có tài nguyên, trữ lượng tương đối lớn, nhưng chất lượng quặng không cao (hàm lượng trung bình từ 20 – 40%) và phân bố rải rác tập trung chủ yếu tại các huyện Văn Chấn (khu vực làng Mỵ; khu vực Tân An, Bản Phào, Khe Bằng, Thu Cúc), huyện Trấn Yên (khu vực Làng Thảo, Núi Vi, núi 300), huyện Văn Yên.
- Khoáng sản không kim loại: Gồm pyrit, barit, phosphorit, kaolin, felspat, thạch anh, talc, grafit, pegmatit, Silimanit, Asbet, Quarzit, Dolomit. Trong đó đáng chú ý là khoáng sản kaolin và felspat chủ yếu ở Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái, hai khoáng sản này có chất lượng tương đối tốt đáp ứng được các tiêu chuẩn cho sản xuất gốm sứ, sản xuất giấy... Diện phân bố của chúng rộng tuy nhiên trữ lượng không lớn và không đồng đều. Các khoáng sản còn lại phân bố ở một vài nơi trong tỉnh nhưng chỉ tồn tại với trữ lượng nhỏ hoặc chất lượng thấp.
- Đá quý: Tập trung ở khu vực Lục Yên, Tân Hương - Yên Bình với khoáng vật rubi, saphia, coridon ...
- Nguyên liệu mài: Phân bố ở phần Đông Bắc hai bên bờ sông Chảy thuộc vùng đá biến chất cổ gồm silimanit - granat. tập trung tại An Phú - Lục Yên, Báo Đáp, Đại Đồng – Yên Bình, Làn Nhơn – Phong Dụ Hạ. Các điểm quặng được đánh giá có triển vọng.
- Vật liệu xây dựng: Gồm có đá vôi, đá hoa trắng, sét các loại, cát - sỏi lòng sông. Đặc biệt là nguồn cát sỏi lòng sông Hồng, sông Chảy...
+ Đá vôi và đá hoa trắng phân bố rộng khắp ở các huyện Lục Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu có trữ lượng lớn, hiện nay đã có một số mỏ khai thác ở quy mô công nghiệp (đá hoa trắng chủ yếu tại huyện Lục Yên và khu vực Mông Sơn – Yên Bình). Đá vôi của Yên Bái có chất lượng tốt, khả năng khai thác làm đá mỹ nghệ, đá ốp lát, vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng và làm khoáng chất công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
+ Các mỏ sét, puzlan của tỉnh ngoài việc dùng sản xuất đồ gốm và gạch ngói, chất lượng mỏ sét còn đáp ứng được cho sản xuất xi măng.
- Nguyên liệu kỹ thuật: Gồm các loại khoáng sản như granat, quarzit, dolomit ... hầu hết các loại khoáng sản này chưa được đánh giá trữ lượng.
- Nước nóng và nước khoáng: Trong toàn tỉnh phát hiện có 16 điểm nước khoáng, nước nóng chủ yếu ở huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, có thể sử dụng cho điều dưỡng, chữa bệnh.
Tài nguyên đất, rừng
Theo số liệu thống kê năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.627,64 ha. Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 585.088,51 ha, chiếm 84,96% diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 53.711,31 ha chiếm 7,80%; diện tích đất chưa sử dụng là 49.827,82 ha chiếm 7,24%.
Diện tích đất nông nghiệp phân chia không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh: tập trung ở một số huyện dọc theo hai bờ sông Hồng và sông Chảy như các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên và đặc biệt là cánh đồng Mường Lò - cánh đồng lớn thứ hai trong khu vực Tây Bắc. Tại những nơi có độ cao địa hình lớn như khu vực Mù Cang Chải và Trạm Tấu diện tích nông nghiệp ít, phân tán nhỏ chủ yếu dọc theo thung lũng, khe suối.
Đất đai của Yên Bái rất thích hợp cho trồng rừng kinh tế, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và cây lương thực. Do địa hình, khí hậu thuận lợi nên tài nguyên rừng của tỉnh Yên Bái phong phú, đa dạng bao gồm rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và rừng ôn đới núi cao.
Số liệu thống kê năm 2014 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái là 474.120,99 ha. Trong đó rừng sản xuất là 285.421,60 ha (chiếm 41,45%); rừng phòng hộ 152.200,27 ha; rừng đặc dụng 36.508,12 ha.
Tài nguyên nước
Do điều kiện địa hình tương đối phức tạp và mức độ chia cắt của địa hình lớn nên khu vực Yên Bái hình thành mạng sông suối vô cùng dày đặc và phức tạp. Hệ thống sông suối được hình thành chủ yếu từ ba lưu vực chính: lưu vực sông Hồng, sông Chảy, ngòi Thia và vùng hồ Thác Bà được hình thành do xây dựng công trình thuỷ điện Thác Bà.
Đặc điểm các lưu vực sông chính:
Sông Hồng: bắt nguồn từ dãy núi Nguỵ Sơn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cao 1766m chảy qua Yên Bái theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Toàn lưu vực trải dài trên 1.149 km và kéo dài trên 100 km tại khu vực Yên Bái. Với tổng diện tích toàn lưu vực sông Hồng 145.965 km2, trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 70.722 km2. Các chi lưu sông Hồng đều ở phía hữu ngạn sông Hồng và bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông như ngòi Thia, Ngòi Bo, Ngòi Phát...
Sông Chảy: là một phụ lưu lớn của sông Lô còn có tên là sông Trôi hoặc sông Đạo Ngạn bắt nguồn từ phía tây dãy núi Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang cao 2410m, dòng sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đi qua các huyện Lục Yên, Yên Bình nhập vào sông Lô. Tổng chiều dài dòng sông 319km, diện tích lưu vực 6500km2. Tổng chiều dài sông đi qua khu vực Yên Bái với 87km, môđun dòng chảy bình quân là 30,5 lít/giây/km2. Mực nước bình quân đo tại trạm Long Phúc là 67,95m (năm 1998). Lòng sông hẹp, lắm ghềnh thác, có nhiều nơi đá nổi giữa dòng.
Ngòi Thia: phụ lưu cấp 1 lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ núi Pú Luông (Trạm Tấu) với chiều dài 165 km. Độ cao bình quân của lưu vực ngòi Thia tới 907m. Với độ chênh lệch lưu lượng giữa mùa lũ và mùa cạn lên tới 480 lần. Đây là yếu tố gây bất lợi cho khai thác tiềm năng nước mặt của những vùng mà ngòi Thia đia qua. Thông thường mùa lũ bắt đầu từ tháng VIII ¸ X, ba tháng VIII, IX, X lưu lượng chảy chiếm 52% cả năm riêng tháng IX chiếm 22,1%.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn có 5 ngòi khác: Ngòi Hút dài 140 km với diện tích lưu vực 632km2, Ngòi Kim diện tích lưu vực 600km2, Ngòi Lao 519km2, Ngòi Lâu 250km2, Ngòi Chùa 100km2 đổ vào sông Hồng. Và các ngòi lớn khác như Ngòi Diệc, Ngòi Ràng, Ngòi Khe Đê, Ngòi Đại Cại, Ngòi Úc...
Hệ thống ao hồ: những ao hồ lớn chủ yếu tập trung ở các huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên. Các đầm lớn phân bố ở các xã Giới Phiên, Hợp Minh (thành phố Yên Bái), Minh Quân (huyện Trấn Yên) có nguồn gốc dòng cũ sông Hồng. Dưới thời kỳ Neogen làm lắng đọng trầm tích, sông bị đổi dòng tạo nên các đầm hồ tự nhiên.
Bên cạnh đó còn có hệ thống sông nhân tạo do hình thành thuỷ điện Thác Bà, dòng sông Chảy bị ngăn lại, nối đôi bờ bởi đập nước lớn tại thị trấn Thác Bà hình thành nên hồ nhân tạo Thác Bà với diện tích mặt hồ 23.400 ha chiều dài 80km chỗ rộng nhất 15 km, độ sâu lòng hồ biến động từ 15 ¸ 34m, tổng lượng nước trong hồ lên tới 3,9 tỷ m3. Bên cạnh đó còn có hàng trăm suối nhỏ khác chứa một lượng phù sa vô cùng lớn chảy vào hồ Thác Bà.
Hình thành tại đây một hệ sinh thái lòng hồ vô cùng đa dạng với 130 loại cá tự nhiên có giá trị kinh tế cao. Hồ Thác Bà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh với việc cung cấp hàng năm một nguồn điện năng với công suất 120.000 KW và còn là điểm du lịch sinh thái khá phát triển trên một hệ sinh thái lòng hồ phong phú. Mặt khác hồ Thác Bà cũng góp một phần quan trọng trong việc điều tiết lưu lượng dòng chảy cân đối giữa mùa lũ và mùa cạn và làm cho mùa hè nhiệt độ giảm từ 1 ¸ 20C, tăng độ ẩm tuyệt đối vào mùa khô lên 20% và lượng mưa từ 1.700 ¸ 2000 mm/năm, tạo điều kiện cho thảm thực vật, quá trình canh tác, sản xuất của địa phương.
3. Địa lý nhân văn
Yên Bái là một điểm sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hoá nhân bản, thể hiện ở những di vật, di chỉ phát hiện ở hang Hùm (huyện Lục Yên), công cụ bằng đá ở Thẩm Thoóng (huyện Văn Chấn), thạp đồng Đào Thịnh, Hợp Minh (huyện Trấn Yên), trống đồng Minh Xuân (huyện Lục Yên). Nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện, như đền, tháp, khu di tích lịch sử.
Được thiên nhiên ưu đãi và hình thành qua nhiều giai đoạn lịch sử, tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó dân tộc Kinh chiếm 45%, dân tộc Tày chiếm 17,3%, dân tộc Dao chiếm 9%, dân tộc Mông chiếm 8%, dân tộc Thái chiếm 6%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác.
Cùng với Thác Bà được mệnh danh là “Hạ Long trên núi”, Yên Bái còn có vùng đất ngọc Lục Yên nổi tiếng với những mỏ đá ru bi hồng ngọc vô giá, tạo nơi giao thương buôn bán sầm uất. Nơi này có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như quần thể di tích đền Đại Kại, bình nguyên xanh Khai Trung, thác Nậm Rù, hang Hùm, hang Diên, núi Vua Áo Đen.
Tại khu vực phía tây tỉnh Yên Bái, bên cạnh cánh đồng Mường Lò - vựa lúa lớn thứ hai của vùng Tây Bắc còn có những danh thắng độc đáo như khu du lịch Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400m so với mặt biển, có những cây chè tuyết cổ thụ hàng trăm tuổi; suối nước nóng Bản Bon; di tích Căng – Đồn Nghĩa Lộ tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thời chống Pháp…Tại đây còn có các lễ hội độc đáo như hội xòe, lễ hội hoa Ban gắn liền với chuyện tình nàng Ban và chàng Khum; lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Thái, Tày, Nùng; lễ hội Gàu Tào của đồng bào Mông cùng đặc sản hương nếp Tú Lệ, cá xỉnh nướng của dòng Nậm Thia và nhiều món ăn dân tộc độc đáo.
Yên Bái còn có các di tích nổi tiếng như: Chiến khu Vần, địa danh lịch sử, căn cứ địa chống Pháp của tướng Cờ đen Hoàng Tử Trung, cũng là nơi lập ra đội du kích Âu Cơ – tiền thân của lực lượng vũ trang Yên Bái ngày nay. Bến phà Âu Lâu lịch sử, nơi vận chuyển quân lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Yên Bái cũng mãi ghi trong sử sách tên tuổi nhà chí sỹ yêu nước Nguyễn Thái Học với cuộc khởi nghĩa Yên Bái mà câu nói nổi tiếng: “Không thành công cũng thành nhân” lắng đọng lòng người. Bên cạnh các di tích lịch sử, trên địa bàn tỉnh còn có các đền chùa nổi tiếng là chùa Ngọc Am, các đền: Tuần Quán, Đông Cuông, Nhược Sơn, Đại Kại, Nam Cường…
4. Tiềm năng thế mạnh:
* Toàn tỉnh hiện có 257 mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng... Đặc biệt, có một số loại khoáng sản có trữ lượng cao và chất lượng tốt như: cao lanh, fenspad, đá vôi trắng, quặng sắt. Đá vôi trắng của Yên Bái có độ trắng trên 90%, có thể chế biến thành các sản phẩm hữu dụng, phục vụ cho sản xuất công nghiệp và dân sinh như: đá ốp lát, đá mỹ nghệ, đá hạt, đá bột siêu mịn (CaCO3) dùng làm nguyên liệu phụ gia cho các ngành sản xuất hóa mỹ phẩm, cao su, nhựa, giấy...
* Yên Bái có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây màu, cây công nghiệp hàng năm và lâu năm, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng kinh tế. Cánh đồng Mường Lò có diện tích gần 3.000 ha, lớn thứ hai khu vực Tây Bắc và nức tiếng là vùng gạo trắng nước trong, có nhiều giống lúa nổi tiếng: Chiêm hương, Séng cù, ĐS1, JO1, JO2... hàng năm cung cấp hàng ngàn tấn gạo ngon cho các thành phố lớn. Yên Bái còn có nếp thơm Tú Lệ, nếp cẩm vùng cao... đều là những loại lúa đặc sản truyền thống mà không nơi nào có được.Nói tới Yên Bái không thể không nhắc đến vùng chè cổ thụ Suối Giàng từ lâu đã nổi tiếng thế giới, nay người ta lại biết thêm vùng chè Sùng Đô, Suối Bu, Phình Hồ... với nhiều cây chè 200 - 300 năm tuổi, xứng danh "đại lão" chè thế giới...
* Yên Bái còn có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đa dạng, môi trường sinh thái trong lành, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh như: động Xuân Long, động Thủy Tiên (Yên Bình), khu danh thắng Quốc gia hồ Thác Bà với diện tích trên 19.000 ha cùng 1.300 đảo lớn nhỏ, Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải với 2.300 ha; khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (huyện Văn Yên); khu đầm Vân Hội và Đầm Hậu (huyện Trấn Yên); khu du lịch sinh thái Suối Giàng, khu nước nóng Bản Hốc, Bản Bon (huyện Văn Chấn); vùng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ), khu di tích Nguyễn Thái Học và 16 chí sỹ yêu nước trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái tại thành phố Yên Bái...
* Ngày 1/6/2015, nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và tuyến đường tránh ngập thành phố Yên Bái, đoạn từ cầu Văn Phú đến nút giao IC12 đã được thông xe. Nút giao IC12 là nút giao lên, xuống, nối đường tránh ngập thành phố Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc lý trình Km 114+100, nằm trong gói thầu A5, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Công trình nút giao có tổng mức đầu tư 72,8 tỷ đồng, được thiết kế dạng kim cương, gồm 4 đường nhánh dẫn từ đường cao tốc lên, xuống đường tránh ngập thành phố Yên Bái. Đường tránh ngập thành phố Yên Bái đoạn từ cầu Văn Phú đến nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai có tổng chiều dài hơn 4,1km, thuộc Công trình đường tránh ngập thành phố Yên Bái, nối trung tâm thành phố Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 4 năm 2011, với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng với chiều dài toàn tuyến hơn 10 km, bề rộng nền đường 50 m, được thiết kế với 4 làn xe chạy đạt tiêu chuẩn đường cấp II. Sau khi thông xe 4,1 km từ cầu Văn Phú đến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, hơn 5km còn lại sẽ được hoàn thành trong tháng 6/2015. Việc đưa vào sử dụng nút giao IC12 và Đường tránh ngập đoạn từ cầu Văn Phú lên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã mở ra cơ hội mới, tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái, tạo lợi thế liên kết vùng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; là động lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh của tỉnh Yên Bái trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
5. Địa lý kinh tế:
Theo số liệu năm 2015 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (giá cố định 94) đạt 11,33%; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 5,4%, công nghiệp - xây dựng là 11,7%, dịch vụ là 15,01%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 24,54% xuống còn 22,92%; duy trì tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chỉ giảm từ 32,58% xuống 32,01%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 42,88% lên 45,07%. Tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh 2010) năm 2015 đạt 15.548 tỷ đồng, tăng bình quân 10,73%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 25,02 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2010.
6. Văn hóa –Xã hội:
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở và chuẩn quốc gia về giáo dục tiểu học được duy trì; đến nay, toàn tỉnh có 180 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 178/180 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Cơ sở vật chất trường, lớp học từng bước được đầu tư, chuẩn hoá, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 69%. Chất lượng giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục mũi nhọn được nâng lên, tỷ lệ học sinh hoàn thành khoá học tăng 9,2% so với năm 2010.
Trong 5 năm (2011-2015) Yên Bái đã đào tạo nghề cho trên 60.000 lượt người, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 45%, trong đó đào tạo nghề đạt 28%.
Trên 7.600 cán bộ được đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, trên 77.00 lượt cán bộ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ, khuyến khích gần 100 cán bộ học tiến sỹ, thạc sỹ và đào tạo trình độ đại học gần 500 cán bộ chủ chốt và dự nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,086%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ 8 loại vắc xin đạt 98,5%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế đạt trên 30%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 56%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,086%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ 8 loại vắc xin đạt 98,5%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế đạt trên 30%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 56%.
7. Đơn vị hành chính
Tỉnh Yên Bái có diện tích tự nhiên gần 688.627,64 ha với dân số trên 783.534 người. Tỉnh Yên Bái có 01 thành phố và 01 thị xã, trong 7 huyện có 2 huyện vùng cao là Trạm Tấu và Mù Cang Chải, 3 huyện có nhiều xã vùng cao là Văn Chấn, Văn Yên và Lục Yên, 2 huyện vùng thấp là Trấn Yên và Yên Bình. Về mặt hành chính, toàn tỉnh Yên Bái có 157 xã, 10 thị trấn và 13 phường.
7983 lượt xem
Tỉnh Yên Bái thuộc khu vực miền núi Bắc bộ nằm sâu trong lục địa. Lãnh thổ Yên Bái nằm trên toạ độ địa lý từ 21o 24’40” đến 22o 16’32” độ vĩ Bắc, từ 103o56’26” đến 105o03’07” độ kinh Đông, nằm trải dọc theo hai bờ sông Hồng và nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và miền Đông Bắc, đồng thời cũng là khu vực chuyển tiếp giữa khu vực Tây Bắc với trung du Bắc Bộ.
1. Quá trình hình thành:
Vào cuối thế kỷ XIX, sau khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành “bình định” nước ta, chúng đặt Yên Bái thuộc các Đạo quan binh (1891-1900). Ngày 11- 4 -1900, thực dân Pháp thành lập tỉnh Yên Bái gồm có phủ Trấn Yên, 2 châu Văn Chấn, Văn Bàn và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái. Từ năm 1910-1920, Pháp chuyển châu Lục Yên (tỉnh Tuyên Quang) và châu Than Uyên (tỉnh Lai Châu) vào tỉnh Yên Bái. Từ đó cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, địa dư và các đơn vị hành chính tỉnh Yên Bái không thay đổi.
Tháng 5- 1955, các châu Văn Chấn, Than Uyên chuyển thuộc Khu tự trị Thái- Mèo; một phần huyện Than Uyên và các xã Nậm Có, Khau Phạ (Văn Chấn) được tách ra thành lập châu Mù Cang Chải. Tháng 6- 1956, huyện Yên Bình (tỉnh Tuyên Quang) sáp nhập vào tỉnh Yên Bái. Tháng 10-1962, Quốc hội quyết định đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc và thành lập các tỉnh trực thuộc. Ngày 24-12-1962, tỉnh Nghĩa Lộ (thuộc Khu tự trị Tây Bắc) chính thức được thành lập gồm các huyện Văn Chấn, Than Uyên, Phù Yên. Năm 1964, một phần huyện Văn Chấn được tách ra thành lập huyện Trạm Tấu. Đầu năm 1965 khu vực thượng huyện Lục Yên được tách ra thành lập huyện Bảo Yên; vùng hạ huyện Văn Bàn và thượng huyện Trấn Yên được tách ra thành lập huyện Văn Yên. Tháng 10-1971, Chính phủ thành lập thị xã Nghĩa Lộ. Ngày 3-1-1976, hợp nhất 3 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ (trừ 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên chuyển thuộc tỉnh Sơn La.) và Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Ngày 1-10-1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Các huyện Than Uyên, Văn Bàn và Bảo Yên trước đây thuộc tỉnh Yên Bái chuyển thuộc tỉnh Lào Cai.
2. Đặc điểm tự nhiên:
Về phía Bắc, Yên Bái giáp với tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp với tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp với hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, còn phía Tây giáp với tỉnh Sơn La.
Trong hệ thống tự nhiên, tuỳ vào quan điểm phân chia mà vị trí của Yên Bái trong hệ thống này có những khác biệt. Về mặt kiến tạo, ranh giới giữa miền địa máng Tây Bắc với miền rìa nền Hoa Nam - Bắc Việt Nam là đứt gãy sông Hồng thì lãnh thổ Yên Bái nằm giữa hai đơn vị kiến tạo này. Về mặt vật liệu, lãnh thổ Yên Bái là khối thống nhất của vật liệu thuộc lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Chảy. Về mặt khí hậu, Yên Bái nằm trong hai vùng khí hậu Đông Bắc và Tây Bắc mà ranh giới chạy trên sườn Đông Bắc dãy núi Hoàng Liên Sơn trên độ cao 500 đến 600m so với mặt nước biển. Về mặt thuỷ văn, Yên Bái nằm trên hai lưu vực sông Hồng và sông Chảy, ranh giới là đường chia nước trên dãy núi Con Voi. Trong cảnh quan, có tài liệu lấy ranh giới giữa Đông Bắc và Tây Bắc theo thung lũng sông Hồng (Phân vùng địa lý tự nhiên miền Bắc Việt Nam), hoặc theo đường chia nước của dãy Hoàng Liên Sơn (Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam), hoặc theo đường đồng mức 500 đến 600m trên sườn Đông Bắc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhưng cho dù hệ thống phân chia thế nào thì Yên Bái vẫn nằm trên khu vực chuyển tiếp của hai miền tự nhiên Đông Bắc - đồng bằng Bắc bộ với Tây Bắc - Bắc Trung bộ và hai khu tự nhiên Đông Bắc và Tây Bắc. Về mặt nhân văn, đây cũng là địa bàn trung chuyển từ các quần cư vùng thấp của các cộng đồng Tày – Nùng đặc trưng ở Đông Bắc sang các quần cư của các cộng đồng Mường – Thái đặc trưng của Tây Bắc.
Tỉnh Yên Bái có diện tích tự nhiên gần 688.627,64 ha với dân số trên 783.534 người. Tỉnh Yên Bái có 01 thành phố và 01 thị xã, trong 7 huyện có 2 huyện vùng cao là Trạm Tấu và Mù Cang Chải, 3 huyện có nhiều xã vùng cao là Văn Chấn, Văn Yên và Lục Yên, 2 huyện vùng thấp là Trấn Yên và Yên Bình. Về mặt hành chính, toàn tỉnh Yên Bái có 180 xã phường thị trấn, trong đó có 157 xã, 10 thị trấn và 13 phường.
Đặc điểm địa hình
Địa hình Yên Bái tương đối phức tạp, là một phần tiếp giáp giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, đồng thời là vùng chuyển tiếp từ địa hình vùng trung du Phú Thọ lên vùng cao Lào Cai. Bên cạnh đó, địa hình Yên Bái còn nằm trên hai vùng có lịch sử phát triển địa chất khác biệt hình thành nên các dạng địa hình khác nhau. Địa hình Yên Bái cao dần từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc, điểm thấp nhất ở xã Minh Quân với độ cao khoảng 20m, còn cao nhất là đỉnh Pú Luông là 2.985m so với mực nước biển.
Trên 70% diện tích tự nhiên của Yên Bái là địa hình núi cao và cao nguyên nằm trong ba hệ thống:
Hệ thống núi Hoàng Liên Sơn bao chiếm toàn bộ diện tích phía hữu ngạn sông Hồng thuộc phức hệ Hoàng Liên Sơn chịu ảnh hưởng rất nhiều của các đợt vận động kiến tạo nên địa hình hệ thống núi này có độ cao lớn nhất nước ta và bị cắt xẻ khá mãnh liệt. Trên địa phận Yên Bái, hệ thống núi này là các dải núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Tả ngạn sông Hồng thuộc cấu trúc rìa phía Nam khối vòm sông Chảy (dãy núi Con Voi), hình thành giữa hai đứt gãy của sông Hồng và sông Chảy, phát triển trên một nền vật chất là nền đá cổ kết tinh diệp thạch sét, diệp thạch mica, gơnai. Độ cao của dãy núi này từ 400 đến 1.400m.
Phần phía Đông của tỉnh là khu vực không chịu ảnh hưởng của các hoạt động tân kiến tạo nên hình thành các dạng địa hình đồi bát úp đỉnh tròn, sườn thoải mái thấp dần theo hướng Đông Nam.
Giữa hai dãy Hoàng Liên Sơn và Con Voi là thung lũng sông Hồng, giữa dãy Con Voi và các đồi thấp phía Đông là thung lũng sông Chảy đã được ngăn sông đắp đập thành một hồ lớn - hồ Thác Bà với Thủy điện Thác Bà – đứa con đầu lòng của ngành Thủy điện Việt Nam, 19.050 ha mặt nước, trên 1300 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành một cảnh quan nhân tạo đặc sắc của Yên Bái ngày nay.
Khí hậu, thời tiết
Lãnh thổ Yên Bái với đặc điểm của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng bên cạnh đó yếu tố địa hình cũng làm thay đổi và biến tính một phần nào đấy sự khác biệt với những vùng lân cận. Điều này thể hiện rõ nét khi mà Yên Bái nằm trên ranh giới của hai khu vực khí hậu khác nhau (Đông Bắc và Tây Bắc).
Các hoàn lưu khí quyển hoạt động trên lãnh thổ gồm:
Gió mùa đông bắc hình thành vào thời kỳ áp cao Xibia hoạt động mạnh, khối không khí lạnh từ Bắc Á di chuyển xuống phía Nam Việt Nam, biến tính giảm dần cường độ lạnh vì phải di chuyển trên một bề mặt địa hình tương đối phức tạp. Cho nên khi đợt không khí lạnh từ Bắc Á tràn xuống với hướng gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông Bắc, tạo nên một mùa đông cho khu vực Yên Bái. Riêng các huyện vùng cao phía Tây như Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu do địa hình núi cao, thung lũng sâu nên khu vực này có mùa đông lạnh, những quan trắc cho thấy một số nơi thuộc khu vực Mù Cang Chải đôi khi có tuyết rơi. Tính chất địa phương thể hiện rõ nét và tình hình bức xạ nhiệt ngày đêm tại vùng núi nhất làm cho ban đêm nhiệt độ xuống rất thấp.
Vào mùa đông khối áp cao đôi khi có sự dịch chuyển dần về phía Tây nên xen kẽ những ngày lạnh giá là những ngày nắng ấm. Sự dịch chuyển qua lại của hai khối không khí lạnh giá của áp cao Xibia và khối không khí ấm Tây Nam Thái Bình Dương đã làm cho Yên Bái có một mùa đông không quá lạnh. Không khí lạnh về xung đột với các không khí khác thường gây nên những đợt mưa dông vào đầu đông hoặc cuối xuân. Nhiều năm khối không khí lạnh thường tràn về vào tháng III khiến cho Yên Bái có một mùa đông kéo dài.
Ảnh hưởng của áp thấp xích đạo kèm theo gió mùa Tây Nam đưa đến Yên Bái một mùa hè nóng ẩm và không khí mang nhiều hơi nước. Bên cạnh đó dải hội tụ nhiệt đới thường di chuyển qua khu vực Yên Bái có nhiều mưa. Tại những nơi thuộc sườn đón gió dãy Hoàng Liên Sơn lượng mưa tương đối nhiều và lượng mưa ở miền Tây thường ít hơn miền Đông.
Tài nguyên khoáng sản
Đến nay, toàn bộ diện tích tỉnh Yên Bái đã được điều tra, lập bản đồ địa chất và khoáng sản các tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000; phần lớn diện tích đã được đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000 (các nhóm tờ Bảo Yên, Bắc Tú Lệ - Văn Bàn, Đoan Hùng - Yên Bình, Lục Yên Châu, Trạm Tấu, Văn Chấn). Tuy nhiên, mức độ điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản và thăm dò khoáng sản còn thấp, nhất là ở dưới sâu.
Hiện nay, công tác điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản đã được quan tâm, nhiều khu vực vẫn đang được lập Đề án để đánh giá tiềm năng khoáng sản. Thực hiện quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, các mỏ được cấp phép khai thác cơ bản sẽ được thăm dò, đánh giá trữ lượng.
Trong quá trình điều tra khảo sát và thu thập tài liệu địa chất khoáng sản đã thực hiện từ trước đến nay cho thấy tỉnh Yên Bái khá phong phú về chủng loại khoáng sản khác nhau như: Than các loại, sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, bạc, đất hiếm, đá quý, đá vôi trắng, đá mỹ nghệ, grafit, kaolin, felspat, thạch anh... được chia thành loại khoáng sản nhiên liệu, khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản quý hiếm và nước khoáng, nước nóng, cụ thể như sau:
- Khoáng sản nhiên liệu: Tập trung chủ yếu là than đá, than nâu và than bùn. Nhưng nhìn chung các điểm than đều có trữ lượng ít, quy mô nhỏ. Được phát hiện ở các huyện Văn Chấn, Lục Yên và Trấn Yên.
- Khoáng sản kim loại và kim loại quý: Các khoáng sản chủ yếu gồm sắt, đồng và chì - kẽm, phân bố không tập trung, theo công tác địa chất đã điều tra trữ lượng chỉ ở mức vừa và nhỏ. Quặng vàng, vàng sa khoáng cũng đã được phát hiện ở Yên Bái, quặng vàng gốc được phát hiện chủ yếu ở Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Lục Yên, vàng sa khoáng phát hiện ở nhiều nơi gần các sông, suối; quặng đồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái được phát hiện ở xã Phong Dụ Thượng và xã Châu Quế Hạ, Văn Yên (là các điểm đồng Làng Phát, Làng Nhón, Làng Lòm…) và các điểm An Lương, điểm Bản Bam, xã Nậm Lành, Văn Chấn; quặng Chì-kẽm chủ yếu ở Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Yên Bình; đất hiếm được phát hiện ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên; Uran ở Trạm Tấu… Trong các loại khoáng sản kim loại thì quặng sắt được đánh giá có tài nguyên, trữ lượng tương đối lớn, nhưng chất lượng quặng không cao (hàm lượng trung bình từ 20 – 40%) và phân bố rải rác tập trung chủ yếu tại các huyện Văn Chấn (khu vực làng Mỵ; khu vực Tân An, Bản Phào, Khe Bằng, Thu Cúc), huyện Trấn Yên (khu vực Làng Thảo, Núi Vi, núi 300), huyện Văn Yên.
- Khoáng sản không kim loại: Gồm pyrit, barit, phosphorit, kaolin, felspat, thạch anh, talc, grafit, pegmatit, Silimanit, Asbet, Quarzit, Dolomit. Trong đó đáng chú ý là khoáng sản kaolin và felspat chủ yếu ở Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái, hai khoáng sản này có chất lượng tương đối tốt đáp ứng được các tiêu chuẩn cho sản xuất gốm sứ, sản xuất giấy... Diện phân bố của chúng rộng tuy nhiên trữ lượng không lớn và không đồng đều. Các khoáng sản còn lại phân bố ở một vài nơi trong tỉnh nhưng chỉ tồn tại với trữ lượng nhỏ hoặc chất lượng thấp.
- Đá quý: Tập trung ở khu vực Lục Yên, Tân Hương - Yên Bình với khoáng vật rubi, saphia, coridon ...
- Nguyên liệu mài: Phân bố ở phần Đông Bắc hai bên bờ sông Chảy thuộc vùng đá biến chất cổ gồm silimanit - granat. tập trung tại An Phú - Lục Yên, Báo Đáp, Đại Đồng – Yên Bình, Làn Nhơn – Phong Dụ Hạ. Các điểm quặng được đánh giá có triển vọng.
- Vật liệu xây dựng: Gồm có đá vôi, đá hoa trắng, sét các loại, cát - sỏi lòng sông. Đặc biệt là nguồn cát sỏi lòng sông Hồng, sông Chảy...
+ Đá vôi và đá hoa trắng phân bố rộng khắp ở các huyện Lục Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu có trữ lượng lớn, hiện nay đã có một số mỏ khai thác ở quy mô công nghiệp (đá hoa trắng chủ yếu tại huyện Lục Yên và khu vực Mông Sơn – Yên Bình). Đá vôi của Yên Bái có chất lượng tốt, khả năng khai thác làm đá mỹ nghệ, đá ốp lát, vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng và làm khoáng chất công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
+ Các mỏ sét, puzlan của tỉnh ngoài việc dùng sản xuất đồ gốm và gạch ngói, chất lượng mỏ sét còn đáp ứng được cho sản xuất xi măng.
- Nguyên liệu kỹ thuật: Gồm các loại khoáng sản như granat, quarzit, dolomit ... hầu hết các loại khoáng sản này chưa được đánh giá trữ lượng.
- Nước nóng và nước khoáng: Trong toàn tỉnh phát hiện có 16 điểm nước khoáng, nước nóng chủ yếu ở huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, có thể sử dụng cho điều dưỡng, chữa bệnh.
Tài nguyên đất, rừng
Theo số liệu thống kê năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.627,64 ha. Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 585.088,51 ha, chiếm 84,96% diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 53.711,31 ha chiếm 7,80%; diện tích đất chưa sử dụng là 49.827,82 ha chiếm 7,24%.
Diện tích đất nông nghiệp phân chia không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh: tập trung ở một số huyện dọc theo hai bờ sông Hồng và sông Chảy như các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên và đặc biệt là cánh đồng Mường Lò - cánh đồng lớn thứ hai trong khu vực Tây Bắc. Tại những nơi có độ cao địa hình lớn như khu vực Mù Cang Chải và Trạm Tấu diện tích nông nghiệp ít, phân tán nhỏ chủ yếu dọc theo thung lũng, khe suối.
Đất đai của Yên Bái rất thích hợp cho trồng rừng kinh tế, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và cây lương thực. Do địa hình, khí hậu thuận lợi nên tài nguyên rừng của tỉnh Yên Bái phong phú, đa dạng bao gồm rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và rừng ôn đới núi cao.
Số liệu thống kê năm 2014 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái là 474.120,99 ha. Trong đó rừng sản xuất là 285.421,60 ha (chiếm 41,45%); rừng phòng hộ 152.200,27 ha; rừng đặc dụng 36.508,12 ha.
Tài nguyên nước
Do điều kiện địa hình tương đối phức tạp và mức độ chia cắt của địa hình lớn nên khu vực Yên Bái hình thành mạng sông suối vô cùng dày đặc và phức tạp. Hệ thống sông suối được hình thành chủ yếu từ ba lưu vực chính: lưu vực sông Hồng, sông Chảy, ngòi Thia và vùng hồ Thác Bà được hình thành do xây dựng công trình thuỷ điện Thác Bà.
Đặc điểm các lưu vực sông chính:
Sông Hồng: bắt nguồn từ dãy núi Nguỵ Sơn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cao 1766m chảy qua Yên Bái theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Toàn lưu vực trải dài trên 1.149 km và kéo dài trên 100 km tại khu vực Yên Bái. Với tổng diện tích toàn lưu vực sông Hồng 145.965 km2, trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 70.722 km2. Các chi lưu sông Hồng đều ở phía hữu ngạn sông Hồng và bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông như ngòi Thia, Ngòi Bo, Ngòi Phát...
Sông Chảy: là một phụ lưu lớn của sông Lô còn có tên là sông Trôi hoặc sông Đạo Ngạn bắt nguồn từ phía tây dãy núi Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang cao 2410m, dòng sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đi qua các huyện Lục Yên, Yên Bình nhập vào sông Lô. Tổng chiều dài dòng sông 319km, diện tích lưu vực 6500km2. Tổng chiều dài sông đi qua khu vực Yên Bái với 87km, môđun dòng chảy bình quân là 30,5 lít/giây/km2. Mực nước bình quân đo tại trạm Long Phúc là 67,95m (năm 1998). Lòng sông hẹp, lắm ghềnh thác, có nhiều nơi đá nổi giữa dòng.
Ngòi Thia: phụ lưu cấp 1 lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ núi Pú Luông (Trạm Tấu) với chiều dài 165 km. Độ cao bình quân của lưu vực ngòi Thia tới 907m. Với độ chênh lệch lưu lượng giữa mùa lũ và mùa cạn lên tới 480 lần. Đây là yếu tố gây bất lợi cho khai thác tiềm năng nước mặt của những vùng mà ngòi Thia đia qua. Thông thường mùa lũ bắt đầu từ tháng VIII ¸ X, ba tháng VIII, IX, X lưu lượng chảy chiếm 52% cả năm riêng tháng IX chiếm 22,1%.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn có 5 ngòi khác: Ngòi Hút dài 140 km với diện tích lưu vực 632km2, Ngòi Kim diện tích lưu vực 600km2, Ngòi Lao 519km2, Ngòi Lâu 250km2, Ngòi Chùa 100km2 đổ vào sông Hồng. Và các ngòi lớn khác như Ngòi Diệc, Ngòi Ràng, Ngòi Khe Đê, Ngòi Đại Cại, Ngòi Úc...
Hệ thống ao hồ: những ao hồ lớn chủ yếu tập trung ở các huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên. Các đầm lớn phân bố ở các xã Giới Phiên, Hợp Minh (thành phố Yên Bái), Minh Quân (huyện Trấn Yên) có nguồn gốc dòng cũ sông Hồng. Dưới thời kỳ Neogen làm lắng đọng trầm tích, sông bị đổi dòng tạo nên các đầm hồ tự nhiên.
Bên cạnh đó còn có hệ thống sông nhân tạo do hình thành thuỷ điện Thác Bà, dòng sông Chảy bị ngăn lại, nối đôi bờ bởi đập nước lớn tại thị trấn Thác Bà hình thành nên hồ nhân tạo Thác Bà với diện tích mặt hồ 23.400 ha chiều dài 80km chỗ rộng nhất 15 km, độ sâu lòng hồ biến động từ 15 ¸ 34m, tổng lượng nước trong hồ lên tới 3,9 tỷ m3. Bên cạnh đó còn có hàng trăm suối nhỏ khác chứa một lượng phù sa vô cùng lớn chảy vào hồ Thác Bà.
Hình thành tại đây một hệ sinh thái lòng hồ vô cùng đa dạng với 130 loại cá tự nhiên có giá trị kinh tế cao. Hồ Thác Bà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh với việc cung cấp hàng năm một nguồn điện năng với công suất 120.000 KW và còn là điểm du lịch sinh thái khá phát triển trên một hệ sinh thái lòng hồ phong phú. Mặt khác hồ Thác Bà cũng góp một phần quan trọng trong việc điều tiết lưu lượng dòng chảy cân đối giữa mùa lũ và mùa cạn và làm cho mùa hè nhiệt độ giảm từ 1 ¸ 20C, tăng độ ẩm tuyệt đối vào mùa khô lên 20% và lượng mưa từ 1.700 ¸ 2000 mm/năm, tạo điều kiện cho thảm thực vật, quá trình canh tác, sản xuất của địa phương.
3. Địa lý nhân văn
Yên Bái là một điểm sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hoá nhân bản, thể hiện ở những di vật, di chỉ phát hiện ở hang Hùm (huyện Lục Yên), công cụ bằng đá ở Thẩm Thoóng (huyện Văn Chấn), thạp đồng Đào Thịnh, Hợp Minh (huyện Trấn Yên), trống đồng Minh Xuân (huyện Lục Yên). Nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện, như đền, tháp, khu di tích lịch sử.
Được thiên nhiên ưu đãi và hình thành qua nhiều giai đoạn lịch sử, tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó dân tộc Kinh chiếm 45%, dân tộc Tày chiếm 17,3%, dân tộc Dao chiếm 9%, dân tộc Mông chiếm 8%, dân tộc Thái chiếm 6%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác.
Cùng với Thác Bà được mệnh danh là “Hạ Long trên núi”, Yên Bái còn có vùng đất ngọc Lục Yên nổi tiếng với những mỏ đá ru bi hồng ngọc vô giá, tạo nơi giao thương buôn bán sầm uất. Nơi này có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như quần thể di tích đền Đại Kại, bình nguyên xanh Khai Trung, thác Nậm Rù, hang Hùm, hang Diên, núi Vua Áo Đen.
Tại khu vực phía tây tỉnh Yên Bái, bên cạnh cánh đồng Mường Lò - vựa lúa lớn thứ hai của vùng Tây Bắc còn có những danh thắng độc đáo như khu du lịch Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400m so với mặt biển, có những cây chè tuyết cổ thụ hàng trăm tuổi; suối nước nóng Bản Bon; di tích Căng – Đồn Nghĩa Lộ tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thời chống Pháp…Tại đây còn có các lễ hội độc đáo như hội xòe, lễ hội hoa Ban gắn liền với chuyện tình nàng Ban và chàng Khum; lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Thái, Tày, Nùng; lễ hội Gàu Tào của đồng bào Mông cùng đặc sản hương nếp Tú Lệ, cá xỉnh nướng của dòng Nậm Thia và nhiều món ăn dân tộc độc đáo.
Yên Bái còn có các di tích nổi tiếng như: Chiến khu Vần, địa danh lịch sử, căn cứ địa chống Pháp của tướng Cờ đen Hoàng Tử Trung, cũng là nơi lập ra đội du kích Âu Cơ – tiền thân của lực lượng vũ trang Yên Bái ngày nay. Bến phà Âu Lâu lịch sử, nơi vận chuyển quân lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Yên Bái cũng mãi ghi trong sử sách tên tuổi nhà chí sỹ yêu nước Nguyễn Thái Học với cuộc khởi nghĩa Yên Bái mà câu nói nổi tiếng: “Không thành công cũng thành nhân” lắng đọng lòng người. Bên cạnh các di tích lịch sử, trên địa bàn tỉnh còn có các đền chùa nổi tiếng là chùa Ngọc Am, các đền: Tuần Quán, Đông Cuông, Nhược Sơn, Đại Kại, Nam Cường…
4. Tiềm năng thế mạnh:
* Toàn tỉnh hiện có 257 mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng... Đặc biệt, có một số loại khoáng sản có trữ lượng cao và chất lượng tốt như: cao lanh, fenspad, đá vôi trắng, quặng sắt. Đá vôi trắng của Yên Bái có độ trắng trên 90%, có thể chế biến thành các sản phẩm hữu dụng, phục vụ cho sản xuất công nghiệp và dân sinh như: đá ốp lát, đá mỹ nghệ, đá hạt, đá bột siêu mịn (CaCO3) dùng làm nguyên liệu phụ gia cho các ngành sản xuất hóa mỹ phẩm, cao su, nhựa, giấy...
* Yên Bái có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây màu, cây công nghiệp hàng năm và lâu năm, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng kinh tế. Cánh đồng Mường Lò có diện tích gần 3.000 ha, lớn thứ hai khu vực Tây Bắc và nức tiếng là vùng gạo trắng nước trong, có nhiều giống lúa nổi tiếng: Chiêm hương, Séng cù, ĐS1, JO1, JO2... hàng năm cung cấp hàng ngàn tấn gạo ngon cho các thành phố lớn. Yên Bái còn có nếp thơm Tú Lệ, nếp cẩm vùng cao... đều là những loại lúa đặc sản truyền thống mà không nơi nào có được.Nói tới Yên Bái không thể không nhắc đến vùng chè cổ thụ Suối Giàng từ lâu đã nổi tiếng thế giới, nay người ta lại biết thêm vùng chè Sùng Đô, Suối Bu, Phình Hồ... với nhiều cây chè 200 - 300 năm tuổi, xứng danh "đại lão" chè thế giới...
* Yên Bái còn có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đa dạng, môi trường sinh thái trong lành, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh như: động Xuân Long, động Thủy Tiên (Yên Bình), khu danh thắng Quốc gia hồ Thác Bà với diện tích trên 19.000 ha cùng 1.300 đảo lớn nhỏ, Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải với 2.300 ha; khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (huyện Văn Yên); khu đầm Vân Hội và Đầm Hậu (huyện Trấn Yên); khu du lịch sinh thái Suối Giàng, khu nước nóng Bản Hốc, Bản Bon (huyện Văn Chấn); vùng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ), khu di tích Nguyễn Thái Học và 16 chí sỹ yêu nước trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái tại thành phố Yên Bái...
* Ngày 1/6/2015, nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và tuyến đường tránh ngập thành phố Yên Bái, đoạn từ cầu Văn Phú đến nút giao IC12 đã được thông xe. Nút giao IC12 là nút giao lên, xuống, nối đường tránh ngập thành phố Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc lý trình Km 114+100, nằm trong gói thầu A5, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Công trình nút giao có tổng mức đầu tư 72,8 tỷ đồng, được thiết kế dạng kim cương, gồm 4 đường nhánh dẫn từ đường cao tốc lên, xuống đường tránh ngập thành phố Yên Bái. Đường tránh ngập thành phố Yên Bái đoạn từ cầu Văn Phú đến nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai có tổng chiều dài hơn 4,1km, thuộc Công trình đường tránh ngập thành phố Yên Bái, nối trung tâm thành phố Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 4 năm 2011, với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng với chiều dài toàn tuyến hơn 10 km, bề rộng nền đường 50 m, được thiết kế với 4 làn xe chạy đạt tiêu chuẩn đường cấp II. Sau khi thông xe 4,1 km từ cầu Văn Phú đến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, hơn 5km còn lại sẽ được hoàn thành trong tháng 6/2015. Việc đưa vào sử dụng nút giao IC12 và Đường tránh ngập đoạn từ cầu Văn Phú lên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã mở ra cơ hội mới, tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái, tạo lợi thế liên kết vùng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; là động lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh của tỉnh Yên Bái trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
5. Địa lý kinh tế:
Theo số liệu năm 2015 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (giá cố định 94) đạt 11,33%; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 5,4%, công nghiệp - xây dựng là 11,7%, dịch vụ là 15,01%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 24,54% xuống còn 22,92%; duy trì tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chỉ giảm từ 32,58% xuống 32,01%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 42,88% lên 45,07%. Tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh 2010) năm 2015 đạt 15.548 tỷ đồng, tăng bình quân 10,73%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 25,02 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2010.
6. Văn hóa –Xã hội:
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở và chuẩn quốc gia về giáo dục tiểu học được duy trì; đến nay, toàn tỉnh có 180 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 178/180 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Cơ sở vật chất trường, lớp học từng bước được đầu tư, chuẩn hoá, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 69%. Chất lượng giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục mũi nhọn được nâng lên, tỷ lệ học sinh hoàn thành khoá học tăng 9,2% so với năm 2010.
Trong 5 năm (2011-2015) Yên Bái đã đào tạo nghề cho trên 60.000 lượt người, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 45%, trong đó đào tạo nghề đạt 28%.
Trên 7.600 cán bộ được đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, trên 77.00 lượt cán bộ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ, khuyến khích gần 100 cán bộ học tiến sỹ, thạc sỹ và đào tạo trình độ đại học gần 500 cán bộ chủ chốt và dự nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,086%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ 8 loại vắc xin đạt 98,5%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế đạt trên 30%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 56%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,086%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ 8 loại vắc xin đạt 98,5%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế đạt trên 30%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 56%.
7. Đơn vị hành chính
Tỉnh Yên Bái có diện tích tự nhiên gần 688.627,64 ha với dân số trên 783.534 người. Tỉnh Yên Bái có 01 thành phố và 01 thị xã, trong 7 huyện có 2 huyện vùng cao là Trạm Tấu và Mù Cang Chải, 3 huyện có nhiều xã vùng cao là Văn Chấn, Văn Yên và Lục Yên, 2 huyện vùng thấp là Trấn Yên và Yên Bình. Về mặt hành chính, toàn tỉnh Yên Bái có 157 xã, 10 thị trấn và 13 phường.