Suối Giàng là một xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nằm trên độ cao gần 1.400 m, được ví như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên, du khách đến với Suối Giàng không phải để nghỉ dưỡng mà chủ yếu để được thưởng thức thứ chè đặc sản mang tên Shan Tuyết từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Người dân thu hoạch chè Shan Tuyết Suối Giàng
Ai đã từng lên thăm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đều không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn những cây chè Shan Tuyết cổ thụ to lớn thân nhuộm màu trắng mốc, uốn lượn nhiều cành buộc người hái phải trèo lên mới thu hoạch được.
Vùng chè Shan Tuyết ở Suối Giàng trải rộng trên diện tích khoảng 393ha, trong đó diện tích cây mọc tự nhiên là 293ha, chủ yếu ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Pang Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp… với hơn 4 vạn cây có tuổi đời từ trên 100 đến 300 năm. Chè Shan Tuyết cổ thụ có thân cây to bằng vài người ôm, màu trắng mốc, tán cây rộng khoảng 20m², lá màu xanh đậm. Chè cổ thụ nhiều đến nỗi viện sĩ K. M. Djemmukhatze thuộc viện sinh hóa A - Ba - Cu, Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, khi đến Suối Giàng nghiên cứu vào những năm 60 của thế kỷ 20 này phải thốt lên: “Tôi đã đi qua 120 nước có chè trên thế giới, nhưng chưa thấy ở đâu có cây chè lâu năm như ở Suối Giàng, phải chăng đây là cội nguồn của cây chè? Chè ở đây độc đáo, trong bát nước chè xanh có đủ 18 vị đầu đẳng của chè trên thế giới” (lời ghi trong sổ lưu niệm của xã Suối Giàng).
Thừa hưởng khí hậu núi cao quanh năm mát mẻ, nhiều ngày có mây mù nên chè ở đây búp to, phủ một lớp lông tơ mịn như nhung, trắng như tuyết. Chè Shan Tuyết là loại cây mọc tự nhiên trên vùng núi cao, được nuôi dưỡng bằng sinh khí của đất, trời nên búp và lá chè rất to, có màu xanh đậm, trên mặt lá phủ một lớp lông tơ mỏng trắng như tuyết. Vì vậy mà chè có tên Shan Tuyết (chè được ngậm tuyết trên núi cao).
Để hái được những búp chè non nhiều khi phải trèo lên cành cao của cây chè cổ thụ
Chè Shan Tuyết Suối Giàng xưa nay được xếp hàng “đầu bảng” các loại chè. Mọi người vẫn bảo đây là loại chè “năm cực”. “Cực khổ” - khi trồng và thu hái; “cực sạch” - vì những điều kiện khí hậu, môi trường và cả công chăm giữ của người trồng; “cực hiếm” - vì sản lượng ít (đến nay, dù đã tăng thêm diện tích trồng nhưng mỗi năm nhiều lắm cũng chỉ mới thu hái được chừng 200 tấn chè búp); “cực ngon” - với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà phải có như hương thơm, vị đậm, nước xanh. Và vì cả bốn “cực” trên nên đương nhiên, có thêm “cực đắt”.
Cây chè Shan Tuyết Tổ Suối Giàng - Huyện Văn Chấn
Một năm chè Shan Tuyết được thu hoạch thành 3 vụ trong đó vụ cuối thường vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 âm lịch. Khi đến mùa thu hoạch, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh cô gái Mông trong chiếc váy xòe bắt mắt trèo lên những cây chè cổ thụ hái búp xanh non. Chè Shan Tuyết càng già càng quý, càng nhiều tuyết trắng thì tính dược liệu càng mạnh. Bởi vậy những đôi bàn tay thoăn thoắt ngắt từng búp nõn nhưng vẫn nhẹ nhàng để không làm mất lớp tuyết trắng phủ bên trên.
Búp chè shan mầu trắng xám, bọc một lớp phấn trắng mờ như tuyết được hái, được sao bằng kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người Mông. Để hái được những búp chè non nhiều khi phải trèo lên cành cao của cây chè cổ thụ. Với độ cao 1.400m so với mặt nước biển, mùa đông thường không có mặt trời còn buổi sáng mùa hè, búp chè cũng ngậm sương mù, hái buốt tay. Đầu tiên chè tươi hái về, chọn những búp chè không bị sâu, không quá già, sau đó đưa vào chảo để sao. Sao chè nhất thiết phải dùng củi phơi khô cháy đượm thì nước chè mới xanh. Khi sao chè, phải luôn hơ tay trần vào chảo nóng để ước lượng nhiệt độ. Trong quá trình sao lửa phải liu riu thật đều, rồi đưa chè ra vò bằng tay, phải khéo léo sao cho chè không bị nát, vừa không mất hương chè, vừa không làm rơi hết những tuyết trắng còn bám ở búp chè. Đó là cả một quá trình cẩn thận, kỹ lưỡng mà người sao chè phải để hết tâm huyết vào. Đây là kinh nghiệm và bí quyết sao chè của người Mông trước đây truyền lại. Sau khi sao, những búp chè săn lại bằng hạt đỗ xanh, tuyết phủ trắng, mang hương thơm độc đáo thanh cao của núi ngàn. Được tận mắt nhìn cô gái Mông nâng chén trà với đôi má ửng hồng vì lửa nóng từ lò sao, mới thấy giá trị của chè Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một đồ uống, nó vượt lên là sự thưởng thức, thưởng thức cả cách làm nên hương vị ấy.
Vào mùa chế biến chè, Suối Giàng thơm ngào ngạt, mùi chè lá chè búp đã chín mềm bởi sức nóng của chảo gang, củi lửa gỗ rừng. Nhựa chè thơm chan chát, quyến rũ đến mức đi trong hương mùa vụ của chè, người ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư âm của thứ hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi.
Để pha được một ấm chè ngon, người pha lấy 1 lượng búp đã xao vừa đủ pha 1 ấm chè, sau đó dùng nước sôi rót vào từ từ, ấm pha phải dùng loại xứ nung già mới có hương thơm đúng vị. Khâu đầu tiên quan trọng nhất phải tráng chè để cánh chè ngấm và đồng thời loại bỏ các bụi còn bám lại sau công đoạn chế biến. Tiếp đó chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại, chờ 5 - 10 phút. Chè búp to, nước phải sôi già từ 90-1000C, nguồn nước pha trà phải dùng giếng khơi hoặc nước mưa. Còn ở Suối Giàng dùng nước trên núi chảy về nên đậm đà hương vị và màu sắc tươi hơn. Khi rót chè, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Nếu rót đầy từng chén một sẽ có chén nhạt, chén đậm và khiến người uống không thưởng thức được đủ hương vị.
Chè Tuyết cổ thụ uống có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể chống ôxy hóa, giúp mọi người tỉnh táo, sảng khoái... Nước chè sóng sánh như mật ong rừng, sau khi uống vị ngọt, đượm cảm nhận được vị của chè rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng.
Nhiều gia đình người Mông ở đây không nói tiếng phổ thông, nhưng họ đặc biệt hiếu khách. Chủ nhân những vườn chè sẵn sàng chia sẻ với du khách những ấm chè ngon do chính tay họ sao, không những chỉ bảo tận tình cách sao chè sao cho thơm ngon mà du khách còn được tham gia vào quy trình đó. Từ lúc búp chè còn trên cây đến khi hương trà bay ngào ngạt trong một buổi chiều sương mù lan xuống núi. Du khách đến đây không dừng lại ở việc đến thưởng thức đồ uống, mà rộng ra là thưởng thức không khí, văn hóa lối sống, một môi trường sinh thái không bị pha tạp và tinh khiết.
Đến Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, du khách sẽ được hòa mình vào bốn mùa bồng bềnh trong mây, được thưởng thức vị ngọt của chè Shan Tuyết cổ thụ, của mật ong tinh khiết và tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi cùng lời hát trao tình của các chàng trai, cô gái Mông réo rắt gọi mời.
23425 lượt xem
Ban Biên tập
Suối Giàng là một xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nằm trên độ cao gần 1.400 m, được ví như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên, du khách đến với Suối Giàng không phải để nghỉ dưỡng mà chủ yếu để được thưởng thức thứ chè đặc sản mang tên Shan Tuyết từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi.Ai đã từng lên thăm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đều không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn những cây chè Shan Tuyết cổ thụ to lớn thân nhuộm màu trắng mốc, uốn lượn nhiều cành buộc người hái phải trèo lên mới thu hoạch được.
Vùng chè Shan Tuyết ở Suối Giàng trải rộng trên diện tích khoảng 393ha, trong đó diện tích cây mọc tự nhiên là 293ha, chủ yếu ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Pang Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp… với hơn 4 vạn cây có tuổi đời từ trên 100 đến 300 năm. Chè Shan Tuyết cổ thụ có thân cây to bằng vài người ôm, màu trắng mốc, tán cây rộng khoảng 20m², lá màu xanh đậm. Chè cổ thụ nhiều đến nỗi viện sĩ K. M. Djemmukhatze thuộc viện sinh hóa A - Ba - Cu, Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, khi đến Suối Giàng nghiên cứu vào những năm 60 của thế kỷ 20 này phải thốt lên: “Tôi đã đi qua 120 nước có chè trên thế giới, nhưng chưa thấy ở đâu có cây chè lâu năm như ở Suối Giàng, phải chăng đây là cội nguồn của cây chè? Chè ở đây độc đáo, trong bát nước chè xanh có đủ 18 vị đầu đẳng của chè trên thế giới” (lời ghi trong sổ lưu niệm của xã Suối Giàng).
Thừa hưởng khí hậu núi cao quanh năm mát mẻ, nhiều ngày có mây mù nên chè ở đây búp to, phủ một lớp lông tơ mịn như nhung, trắng như tuyết. Chè Shan Tuyết là loại cây mọc tự nhiên trên vùng núi cao, được nuôi dưỡng bằng sinh khí của đất, trời nên búp và lá chè rất to, có màu xanh đậm, trên mặt lá phủ một lớp lông tơ mỏng trắng như tuyết. Vì vậy mà chè có tên Shan Tuyết (chè được ngậm tuyết trên núi cao).
Để hái được những búp chè non nhiều khi phải trèo lên cành cao của cây chè cổ thụ
Chè Shan Tuyết Suối Giàng xưa nay được xếp hàng “đầu bảng” các loại chè. Mọi người vẫn bảo đây là loại chè “năm cực”. “Cực khổ” - khi trồng và thu hái; “cực sạch” - vì những điều kiện khí hậu, môi trường và cả công chăm giữ của người trồng; “cực hiếm” - vì sản lượng ít (đến nay, dù đã tăng thêm diện tích trồng nhưng mỗi năm nhiều lắm cũng chỉ mới thu hái được chừng 200 tấn chè búp); “cực ngon” - với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà phải có như hương thơm, vị đậm, nước xanh. Và vì cả bốn “cực” trên nên đương nhiên, có thêm “cực đắt”.
Cây chè Shan Tuyết Tổ Suối Giàng - Huyện Văn Chấn
Một năm chè Shan Tuyết được thu hoạch thành 3 vụ trong đó vụ cuối thường vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 âm lịch. Khi đến mùa thu hoạch, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh cô gái Mông trong chiếc váy xòe bắt mắt trèo lên những cây chè cổ thụ hái búp xanh non. Chè Shan Tuyết càng già càng quý, càng nhiều tuyết trắng thì tính dược liệu càng mạnh. Bởi vậy những đôi bàn tay thoăn thoắt ngắt từng búp nõn nhưng vẫn nhẹ nhàng để không làm mất lớp tuyết trắng phủ bên trên.
Búp chè shan mầu trắng xám, bọc một lớp phấn trắng mờ như tuyết được hái, được sao bằng kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người Mông. Để hái được những búp chè non nhiều khi phải trèo lên cành cao của cây chè cổ thụ. Với độ cao 1.400m so với mặt nước biển, mùa đông thường không có mặt trời còn buổi sáng mùa hè, búp chè cũng ngậm sương mù, hái buốt tay. Đầu tiên chè tươi hái về, chọn những búp chè không bị sâu, không quá già, sau đó đưa vào chảo để sao. Sao chè nhất thiết phải dùng củi phơi khô cháy đượm thì nước chè mới xanh. Khi sao chè, phải luôn hơ tay trần vào chảo nóng để ước lượng nhiệt độ. Trong quá trình sao lửa phải liu riu thật đều, rồi đưa chè ra vò bằng tay, phải khéo léo sao cho chè không bị nát, vừa không mất hương chè, vừa không làm rơi hết những tuyết trắng còn bám ở búp chè. Đó là cả một quá trình cẩn thận, kỹ lưỡng mà người sao chè phải để hết tâm huyết vào. Đây là kinh nghiệm và bí quyết sao chè của người Mông trước đây truyền lại. Sau khi sao, những búp chè săn lại bằng hạt đỗ xanh, tuyết phủ trắng, mang hương thơm độc đáo thanh cao của núi ngàn. Được tận mắt nhìn cô gái Mông nâng chén trà với đôi má ửng hồng vì lửa nóng từ lò sao, mới thấy giá trị của chè Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một đồ uống, nó vượt lên là sự thưởng thức, thưởng thức cả cách làm nên hương vị ấy.
Vào mùa chế biến chè, Suối Giàng thơm ngào ngạt, mùi chè lá chè búp đã chín mềm bởi sức nóng của chảo gang, củi lửa gỗ rừng. Nhựa chè thơm chan chát, quyến rũ đến mức đi trong hương mùa vụ của chè, người ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư âm của thứ hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi.
Để pha được một ấm chè ngon, người pha lấy 1 lượng búp đã xao vừa đủ pha 1 ấm chè, sau đó dùng nước sôi rót vào từ từ, ấm pha phải dùng loại xứ nung già mới có hương thơm đúng vị. Khâu đầu tiên quan trọng nhất phải tráng chè để cánh chè ngấm và đồng thời loại bỏ các bụi còn bám lại sau công đoạn chế biến. Tiếp đó chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại, chờ 5 - 10 phút. Chè búp to, nước phải sôi già từ 90-1000C, nguồn nước pha trà phải dùng giếng khơi hoặc nước mưa. Còn ở Suối Giàng dùng nước trên núi chảy về nên đậm đà hương vị và màu sắc tươi hơn. Khi rót chè, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Nếu rót đầy từng chén một sẽ có chén nhạt, chén đậm và khiến người uống không thưởng thức được đủ hương vị.
Chè Tuyết cổ thụ uống có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể chống ôxy hóa, giúp mọi người tỉnh táo, sảng khoái... Nước chè sóng sánh như mật ong rừng, sau khi uống vị ngọt, đượm cảm nhận được vị của chè rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng.
Nhiều gia đình người Mông ở đây không nói tiếng phổ thông, nhưng họ đặc biệt hiếu khách. Chủ nhân những vườn chè sẵn sàng chia sẻ với du khách những ấm chè ngon do chính tay họ sao, không những chỉ bảo tận tình cách sao chè sao cho thơm ngon mà du khách còn được tham gia vào quy trình đó. Từ lúc búp chè còn trên cây đến khi hương trà bay ngào ngạt trong một buổi chiều sương mù lan xuống núi. Du khách đến đây không dừng lại ở việc đến thưởng thức đồ uống, mà rộng ra là thưởng thức không khí, văn hóa lối sống, một môi trường sinh thái không bị pha tạp và tinh khiết.
Đến Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, du khách sẽ được hòa mình vào bốn mùa bồng bềnh trong mây, được thưởng thức vị ngọt của chè Shan Tuyết cổ thụ, của mật ong tinh khiết và tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi cùng lời hát trao tình của các chàng trai, cô gái Mông réo rắt gọi mời.