CTTĐT - Huyện Mù Cang Chải vừa tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật Khèn Mông, Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải và festival khèn Mông, khai mạc Lễ hội hoa Tớ Dày (Đào rừng) năm 2023.
Đồng chí Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện báo cáo tiến độ công tác chuẩn bị các điều kiện phục vụ sự kiện.
Theo kế hoạch Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông và công bố Quyết định đưa Nghệ thuật Khèn của người Mông, Nghệ thuật tạo hình vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia và Lễ hội Hoa Tớ Dày “Đào rừng” năm 2023 sẽ được huyện tổ chức vào 20 giờ 00 phút, ngày 23/12/2023, tại Sân vận động trung tâm huyện Mù Cang Chải với sự tham gia của trên 400 đại biểu mời từ Trung ương đến địa phương. Tham gia sẽ có trên 1.000 diễn viên, nghệ nhân của huyện Mù Cang Chải và các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với màn đồng diễn nghệ thuật khèn Mông.
Tại buổi lễ Khai mạc Festival Khèn Mông và công bố Quyết định đưa Nghệ thuật Khèn của người Mông, Nghệ thuật tạo hình vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái tập trung vào các hoạt động như: Chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Tinh hoa nghệ thuật khèn Mông”, cùng với các hoạt động phụ trợ “Diễu diễn đường phố” với quy mô diễu diễn gồm 12 khối, mỗi khối từ 30 – 50 nghệ nhân, diễn viên. Trưng bày các gian hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản đặc trưng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn các địa phương huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu; Văn Chấn; thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái); huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Nhân dịp này huyện Mù Cang Chải còn tổ chức giao lưu hội thi múa khèn tốp, hoạt động trải nghiệm giã bánh giầy, hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ và tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác vùng giữa các huyện: Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái và huyện Mường La, Bắc Yên của tỉnh Sơn La.
Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải đã phối hợp với các huyện chuẩn bị người tham gia các hoạt động đảm bảo theo đúng chương trình. Riêng đối với khách mời sẽ có trên 400 đại biểu, hiện nay huyện đã bố trí trên 100 nhà nghỉ homestay và huy động trên 200 người là đoàn viên, thanh niên đảm bảo cho các hoạt động diễn ra trang trọng và hướng dẫn khách mời đến các nhà hàng, nhà nghỉ. Ngoài ra còn huy động 100 người để phục vụ, đón tiếp đại biểu. Cùng với đó đã bố trí trên 1.200 chỗ ngồi cho người dân và chuẩn bị nguồn điện được đảm bảo... Đối với công tác tuyên truyền hiện nay đã tuyên truyền trên các trang và các cơ quan báo chí về lễ hội, cùng với đó các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm và các điều kiện khác cho lễ hội đều được các ngành chuyên môn chủ động về con người và lên phương án đảm bảo.
Kết luận buổi làm việc đồng chí Bí thư Huyện ủy Nông Việt Yên yêu cầu các cơ quan, đơn vị địa phương cần làm tốt công tác phối hợp triển khai thực hiện đảm bảo cho sự kiện diễn ra trang trọng. Đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị liên quan làm tốt công tác đón tiếp đại biểu, trang trí khánh tiết đường phố; hoàn thiện các cơ sở vật chất, hệ thống chiếu sáng khu vực thị trấn; đảm bảo các cơ sở lưu trú cho khách du lịch; đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh chính trị tại địa bàn.
1539 lượt xem
CTV: A Lù
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Mù Cang Chải vừa tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật Khèn Mông, Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải và festival khèn Mông, khai mạc Lễ hội hoa Tớ Dày (Đào rừng) năm 2023. Theo kế hoạch Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông và công bố Quyết định đưa Nghệ thuật Khèn của người Mông, Nghệ thuật tạo hình vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia và Lễ hội Hoa Tớ Dày “Đào rừng” năm 2023 sẽ được huyện tổ chức vào 20 giờ 00 phút, ngày 23/12/2023, tại Sân vận động trung tâm huyện Mù Cang Chải với sự tham gia của trên 400 đại biểu mời từ Trung ương đến địa phương. Tham gia sẽ có trên 1.000 diễn viên, nghệ nhân của huyện Mù Cang Chải và các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với màn đồng diễn nghệ thuật khèn Mông.
Tại buổi lễ Khai mạc Festival Khèn Mông và công bố Quyết định đưa Nghệ thuật Khèn của người Mông, Nghệ thuật tạo hình vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái tập trung vào các hoạt động như: Chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Tinh hoa nghệ thuật khèn Mông”, cùng với các hoạt động phụ trợ “Diễu diễn đường phố” với quy mô diễu diễn gồm 12 khối, mỗi khối từ 30 – 50 nghệ nhân, diễn viên. Trưng bày các gian hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản đặc trưng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn các địa phương huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu; Văn Chấn; thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái); huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Nhân dịp này huyện Mù Cang Chải còn tổ chức giao lưu hội thi múa khèn tốp, hoạt động trải nghiệm giã bánh giầy, hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ và tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác vùng giữa các huyện: Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái và huyện Mường La, Bắc Yên của tỉnh Sơn La.
Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải đã phối hợp với các huyện chuẩn bị người tham gia các hoạt động đảm bảo theo đúng chương trình. Riêng đối với khách mời sẽ có trên 400 đại biểu, hiện nay huyện đã bố trí trên 100 nhà nghỉ homestay và huy động trên 200 người là đoàn viên, thanh niên đảm bảo cho các hoạt động diễn ra trang trọng và hướng dẫn khách mời đến các nhà hàng, nhà nghỉ. Ngoài ra còn huy động 100 người để phục vụ, đón tiếp đại biểu. Cùng với đó đã bố trí trên 1.200 chỗ ngồi cho người dân và chuẩn bị nguồn điện được đảm bảo... Đối với công tác tuyên truyền hiện nay đã tuyên truyền trên các trang và các cơ quan báo chí về lễ hội, cùng với đó các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm và các điều kiện khác cho lễ hội đều được các ngành chuyên môn chủ động về con người và lên phương án đảm bảo.
Kết luận buổi làm việc đồng chí Bí thư Huyện ủy Nông Việt Yên yêu cầu các cơ quan, đơn vị địa phương cần làm tốt công tác phối hợp triển khai thực hiện đảm bảo cho sự kiện diễn ra trang trọng. Đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị liên quan làm tốt công tác đón tiếp đại biểu, trang trí khánh tiết đường phố; hoàn thiện các cơ sở vật chất, hệ thống chiếu sáng khu vực thị trấn; đảm bảo các cơ sở lưu trú cho khách du lịch; đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh chính trị tại địa bàn.