CTTĐT - Trong 2 ngày (17- 18/12), Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ tổ chức Hội thảo Quản lý và phát triển nguồn giống Quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái - Những cơ hội và thách thức. Tham dự Hội thảo có: lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo, chuyên viên Hội Nông dân tỉnh, Chi cục Kiểm lâm; lãnh đạo Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng; đại diện Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hội Khoa học và Kỹ thuật Lâm nghiệp, Hiệp hội Tiêu và Gia vị Việt Nam; các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phát triển quế tại Yên Bái…
Các đại biểu dự Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo về thực trạng ngành Quế Việt Nam; vai trò công tác giống đối với sự phát triển bền vững của ngành sản xuất Quế ở Việt Nam; thực trạng và định hướng phát triển Quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái; kết quả khảo sát bước đầu về hiện trạng nguồn giống trên địa bàn tỉnh Yên Bái; thực trạng sản xuất và xuất khẩu Quế tại Công ty Gia vị Sơn Hà; tiêu chuẩn UEBT và mô hình sản xuất Quế thân thiện đa dạng sinh học… Cùng đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận, nêu lên những khó khăn, thách thức và giải pháp bảo tồn, phát triển nguồn giống Quế chất lượng cao tại tỉnh Yên Bái.
Yên Bái hiện là tỉnh có diện tích và sản lượng quế cao nhất cả nước với trên 82.000 ha, sản lượng đạt 28.000 tấn/năm. Giá trị thu nhập từ cây Quế đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm, chiếm gần 50% giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp. Diện tích quế được cấp chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện tại đạt 14.509 ha, trong đó: Văn Yên 10.730 ha, Trấn Yên 3.433 ha, Văn Chấn 346 ha. Tiềm năng phát triển đổi với ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ Quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái là rất lớn, đặc biệt công nghệ chế biến sâu, chế biến tinh nhằm nâng cao giá trị sản phẩm có thể thu hút nhiều nguồn lực đầu tư trong thời gian tới… Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, giá vỏ quế giảm mạnh và thị trường tinh dầu quế bị chững lại; nhu cầu trồng rừng thấp ảnh hưởng đến thị trường cây giống Quế; giá cây con giảm mạnh (đến 2/3 giá trị), lượng cây giống Quế tồn đọng tại các vườn lớn (70% số lượng cây sản xuất ra); vấn đề lẫn giống, chất lượng sinh trưởng của rừng trồng không đồng đều, thậm chí là năng suất vỏ thấp, hàm lượng và chất lượng tinh dầu không cao đã xảy ra… Do đó, để quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn giống Quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các đại biểu đã đưa ra nhiều đề xuất, khuyến nghị như: cần sớm có những chính sách để hỗ trợ duy trì những nguồn giống Quế đã được công nhận còn thời hạn; cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển Quế, đặc biệt là những chính sách cơ chế hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nguồn giống được công nhận; điều tra, chọn lọc, bổ sung thêm các nguồn giống mới có năng suất và chất lượng tốt thay thế cho các nguồn giống đã bị khai thác; đầu tư, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống Quế hiện đại; tăng cường công tác quản lý giống trên địa bàn (đặc biệt là các cơ sở sản xuất giống); tập trung phát triển các nguồn giống mới. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng địa phương xây dựng và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lương, kiểm soát nguồn gốc giống trên địa bàn; đầu tư, nâng cấp cơ sở chế biến, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiêp, tổ chức, cá nhân đầu tư cho chế biến, đa dạng hóa sản phẩm; tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân về vai trò công tác giống, lựa chọn nguồn giống để trồng rừng; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân gây trồng Quế sử dụng giống tốt, giống được công nhận, có xác nhận nguồn gốc rõ ràng.
Sau Hội thảo, các đại biểu đã đi tham quan một số mô hình trồng quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
1551 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong 2 ngày (17- 18/12), Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ tổ chức Hội thảo Quản lý và phát triển nguồn giống Quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái - Những cơ hội và thách thức. Tham dự Hội thảo có: lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo, chuyên viên Hội Nông dân tỉnh, Chi cục Kiểm lâm; lãnh đạo Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng; đại diện Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hội Khoa học và Kỹ thuật Lâm nghiệp, Hiệp hội Tiêu và Gia vị Việt Nam; các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phát triển quế tại Yên Bái…Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo về thực trạng ngành Quế Việt Nam; vai trò công tác giống đối với sự phát triển bền vững của ngành sản xuất Quế ở Việt Nam; thực trạng và định hướng phát triển Quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái; kết quả khảo sát bước đầu về hiện trạng nguồn giống trên địa bàn tỉnh Yên Bái; thực trạng sản xuất và xuất khẩu Quế tại Công ty Gia vị Sơn Hà; tiêu chuẩn UEBT và mô hình sản xuất Quế thân thiện đa dạng sinh học… Cùng đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận, nêu lên những khó khăn, thách thức và giải pháp bảo tồn, phát triển nguồn giống Quế chất lượng cao tại tỉnh Yên Bái.
Yên Bái hiện là tỉnh có diện tích và sản lượng quế cao nhất cả nước với trên 82.000 ha, sản lượng đạt 28.000 tấn/năm. Giá trị thu nhập từ cây Quế đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm, chiếm gần 50% giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp. Diện tích quế được cấp chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện tại đạt 14.509 ha, trong đó: Văn Yên 10.730 ha, Trấn Yên 3.433 ha, Văn Chấn 346 ha. Tiềm năng phát triển đổi với ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ Quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái là rất lớn, đặc biệt công nghệ chế biến sâu, chế biến tinh nhằm nâng cao giá trị sản phẩm có thể thu hút nhiều nguồn lực đầu tư trong thời gian tới… Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, giá vỏ quế giảm mạnh và thị trường tinh dầu quế bị chững lại; nhu cầu trồng rừng thấp ảnh hưởng đến thị trường cây giống Quế; giá cây con giảm mạnh (đến 2/3 giá trị), lượng cây giống Quế tồn đọng tại các vườn lớn (70% số lượng cây sản xuất ra); vấn đề lẫn giống, chất lượng sinh trưởng của rừng trồng không đồng đều, thậm chí là năng suất vỏ thấp, hàm lượng và chất lượng tinh dầu không cao đã xảy ra… Do đó, để quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn giống Quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các đại biểu đã đưa ra nhiều đề xuất, khuyến nghị như: cần sớm có những chính sách để hỗ trợ duy trì những nguồn giống Quế đã được công nhận còn thời hạn; cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển Quế, đặc biệt là những chính sách cơ chế hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nguồn giống được công nhận; điều tra, chọn lọc, bổ sung thêm các nguồn giống mới có năng suất và chất lượng tốt thay thế cho các nguồn giống đã bị khai thác; đầu tư, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống Quế hiện đại; tăng cường công tác quản lý giống trên địa bàn (đặc biệt là các cơ sở sản xuất giống); tập trung phát triển các nguồn giống mới. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng địa phương xây dựng và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lương, kiểm soát nguồn gốc giống trên địa bàn; đầu tư, nâng cấp cơ sở chế biến, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiêp, tổ chức, cá nhân đầu tư cho chế biến, đa dạng hóa sản phẩm; tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân về vai trò công tác giống, lựa chọn nguồn giống để trồng rừng; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân gây trồng Quế sử dụng giống tốt, giống được công nhận, có xác nhận nguồn gốc rõ ràng.
Sau Hội thảo, các đại biểu đã đi tham quan một số mô hình trồng quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái.