CTTĐT - Xác định giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm ổn định cho người lao động là yếu tố quan trọng, quyết định sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, huyện Yên Bình đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác giáo dục nghề nghiệp, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài địa phương góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Bình hiện có 16 lớp với 624 học sinh. Thực hiện song song hai “sứ mệnh” giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, đào tạo nghề, những năm qua, trung đã thực hiện tốt công tác giáo dục văn hóa kết hợp đổi mới đào tạo, xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với nhu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Công tác đào tạo nghề luôn được Trung tâm thực hiện theo phương châm “lý thuyết đi đôi với thực hành”, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường lao động và nhu cầu lao động tại địa phương. Qua đó, giúp các học viên dễ hiểu, dễ áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tế để tìm kiếm việc làm. Em Lương Thị Bích Thảo học sinh lớp 11 Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Bình tâm sự: “Là con gái nên cháu chọn nghề nấu ăn, đến đây chúng cháu được các thầy cô dạy bảo tận tình chu đáo, hiện tại cháu đã giúp bố mẹ nấu được các món ăn cho gia đình, sau khi tốt nghiệp THPT cháu sẽ có thêm bằng trung cấp nghề để có cơ hội tìm việc làm thuận lợi hơn”.
Những năm gần đây, công tác giáo dục văn hóa kết hợp đào tạo nghề đã được trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Bình phát huy được hiệu quả rõ rệt. Học sinh, học viên đã thực hiện được “mục tiêu kép” vừa tốt nghiệp THPT, vừa có nghề trong tay để làm việc, từng bước phát triển kinh tế. Ông Lương Mạnh Hùng - Giám đốc trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Bình cho biết: “Hàng năm Trung tâm luôn chủ động phối hợp với phòng LĐTB&XH, các nhà trường và các xã, thị trấn làm tốt việc hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh và lao động nông thôn, trong giảng dạy Trung tâm đã lựa chọn giáo viên có tay nghề, có kinh nghiệm để truyền đạt cho các học viên chính vì vậy các lớp dạy nghề trên địa bàn huyện đã tạo cơ hội cho lao động nông thôn ở các xã còn nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số có điều kiện nâng cao kiến thức về các ngành nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp... Hàng năm có khoảng hơn 80% học sinh sau khi tốt nghiệp được các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện nhận vào làm việc với mức thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Số còn lại đều áp dụng kiến thức được học để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; đầu tư các cửa hàng dịch vụ; mở rộng quy mô trang trại trồng trọt, chăn nuôi... Từ đó, giúp họ tự tin phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỉ lệ hộ nghèo ở địa phương”.
Là một trong những địa phương được đánh giá làm tốt công tác định hướng và phối hợp tổ chức tốt các lớp đào tạo nghề cho người lao động, phát huy lợi thế của địa phương hàng năm song song với việc vận động nhân dân thi đua áp dụng KHKT vào lao động sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xã Vũ Linh còn chủ động phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX, phòng Lao động- Thương binh và Xã hội và các ngành đoàn thể mở từ 5 - 6 lớp dạy nghề ngắn tập trung vào các ngành nghề nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch, dạy Tiếng Anh cơ bản, chăn nuôi thú y… Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương đạt trên 70%, hàng năm tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương. Chi Hoàng Thị Thương, thôn Ngòi Tu xã Vũ Linh huyện Yên Bình chia sẻ: “Nhờ được học các lớp đào tạo nghề như nấu ăn, Tiếng Anh, lễ tân… nên việc phục vụ khách du lịch đã thuận lợi hơn, thu hút khách nhiều hơn để tăng thu nhập”.
Yên Bình là huyện cửa ngõ phía nam của tỉnh Yên Bái, là nơi sinh sống của 5 dân tộc chính gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn; phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh sau THCS và THPT là nhiệm vụ hết sức quan trọng, những năm qua, huyện đã ban hành, triển khai nhiều giải pháp, có chính sách hỗ trợ người lao động, học sinh, để góp phần từng bước thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Hàng năm, huyện đều tiến hành điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xác định danh mục nghề cũng như nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và thị trường lao động, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Đặc biệt thực hiện Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng LĐ-TB&XH huyện đã tham mưu cho UBND huyện triển khai Kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho người lao động gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2021- 2025. Trong đó quan tâm hơn đối với công tác đào tạo nghề tại chỗ và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đáp ứng cơ bản nhu cầu người lao động. Huyện cũng đã làm tốt công tác phân luồng học sinh cũng như liên kết với các cơ sở đào tạo nghề, các công ty doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tạo việc làm cho lao động sau đào tạo nên số lượng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT đi học trung cấp, cao đẳng nghề tăng cao so với trước đây.
Thông qua các lớp dạy nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX và của các tổ chức Hội đoàn thể với các ngành nghề ngày càng phong phú và phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như: hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, xây dựng, điện dân dụng... với nhiều độ tuổi khác nhau. Bình quân mỗi năm toàn huyện Yên Bình mở được từ 40 - 45 lớp đào tạo nghề cho trên 3.000 lao động. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay toàn huyện đã mở được 23 lớp đào tạo nghề cho trên 2.700 lao động. Các ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi, thú y, hướng dẫn viên du lịch, kỹ thuật xây dựng, chế biến nông lâm sản, mộc dân dụng, sửa chữa máy nông cụ, nấu ăn… Anh Ngô Mạnh Tuấn, thôn 6 xã Phú Thịnh huyện Yên Bình chia sẻ “Thông qua các lớp đào tạo nghề, tập huấn KHKT đã giúp gia đình tôi biết cách chăm sóc cây trồng vật nuôi hiệu quả hơn”.
Đặc biệt nhằm kết nối cung - cầu lao động, năm 2023 thông qua Ngày hội khám phá danh thắng Quốc gia hồ Thác Bà và sản vật bưởi Đại Minh huyện Yên Bình còn phối hợp tổ chức Ngày hội việc làm với sự tham gia của 14 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia tuyển dụng lao động.
Cùng với đó, huyện còn chỉ đạo các ngành chức năng mở được trên 300 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông lâm sản cho người dân, qua đó tạo việc làm mới cho trên 3000 lao động đạt 110% KH tỉnh giao, trong đó số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gần 1000 người. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện ước đạt 73,3%, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ ước đạt 44,6%.
Với nhiều giải pháp trong định hướng, giáo dục nghề nghiệp bằng việc đa dạng các loại hình đào tạo, đảm bảo đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cơ bản, đã đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động, qua rà soát toàn huyện có khoảng 80% lao động sau khi được đào tạo nghề đều đã có việc làm, từng bước ổn định vươn lên trong cuộc sống, từ đó đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 4,55 %.
Với những giải pháp thiết thực trong công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cùng những kinh nghiệm đúc rút được từ thực tế. Yên Bình sẽ từng bước thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo-việc làm một cách bền vững, đưa Yên Bình trở thành huyện phát triển toàn diện./.
2055 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Yên Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm ổn định cho người lao động là yếu tố quan trọng, quyết định sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, huyện Yên Bình đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác giáo dục nghề nghiệp, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài địa phương góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Bình hiện có 16 lớp với 624 học sinh. Thực hiện song song hai “sứ mệnh” giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, đào tạo nghề, những năm qua, trung đã thực hiện tốt công tác giáo dục văn hóa kết hợp đổi mới đào tạo, xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với nhu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Công tác đào tạo nghề luôn được Trung tâm thực hiện theo phương châm “lý thuyết đi đôi với thực hành”, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường lao động và nhu cầu lao động tại địa phương. Qua đó, giúp các học viên dễ hiểu, dễ áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tế để tìm kiếm việc làm. Em Lương Thị Bích Thảo học sinh lớp 11 Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Bình tâm sự: “Là con gái nên cháu chọn nghề nấu ăn, đến đây chúng cháu được các thầy cô dạy bảo tận tình chu đáo, hiện tại cháu đã giúp bố mẹ nấu được các món ăn cho gia đình, sau khi tốt nghiệp THPT cháu sẽ có thêm bằng trung cấp nghề để có cơ hội tìm việc làm thuận lợi hơn”.
Những năm gần đây, công tác giáo dục văn hóa kết hợp đào tạo nghề đã được trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Bình phát huy được hiệu quả rõ rệt. Học sinh, học viên đã thực hiện được “mục tiêu kép” vừa tốt nghiệp THPT, vừa có nghề trong tay để làm việc, từng bước phát triển kinh tế. Ông Lương Mạnh Hùng - Giám đốc trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Bình cho biết: “Hàng năm Trung tâm luôn chủ động phối hợp với phòng LĐTB&XH, các nhà trường và các xã, thị trấn làm tốt việc hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh và lao động nông thôn, trong giảng dạy Trung tâm đã lựa chọn giáo viên có tay nghề, có kinh nghiệm để truyền đạt cho các học viên chính vì vậy các lớp dạy nghề trên địa bàn huyện đã tạo cơ hội cho lao động nông thôn ở các xã còn nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số có điều kiện nâng cao kiến thức về các ngành nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp... Hàng năm có khoảng hơn 80% học sinh sau khi tốt nghiệp được các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện nhận vào làm việc với mức thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Số còn lại đều áp dụng kiến thức được học để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; đầu tư các cửa hàng dịch vụ; mở rộng quy mô trang trại trồng trọt, chăn nuôi... Từ đó, giúp họ tự tin phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỉ lệ hộ nghèo ở địa phương”.
Là một trong những địa phương được đánh giá làm tốt công tác định hướng và phối hợp tổ chức tốt các lớp đào tạo nghề cho người lao động, phát huy lợi thế của địa phương hàng năm song song với việc vận động nhân dân thi đua áp dụng KHKT vào lao động sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xã Vũ Linh còn chủ động phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX, phòng Lao động- Thương binh và Xã hội và các ngành đoàn thể mở từ 5 - 6 lớp dạy nghề ngắn tập trung vào các ngành nghề nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch, dạy Tiếng Anh cơ bản, chăn nuôi thú y… Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương đạt trên 70%, hàng năm tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương. Chi Hoàng Thị Thương, thôn Ngòi Tu xã Vũ Linh huyện Yên Bình chia sẻ: “Nhờ được học các lớp đào tạo nghề như nấu ăn, Tiếng Anh, lễ tân… nên việc phục vụ khách du lịch đã thuận lợi hơn, thu hút khách nhiều hơn để tăng thu nhập”.
Yên Bình là huyện cửa ngõ phía nam của tỉnh Yên Bái, là nơi sinh sống của 5 dân tộc chính gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn; phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh sau THCS và THPT là nhiệm vụ hết sức quan trọng, những năm qua, huyện đã ban hành, triển khai nhiều giải pháp, có chính sách hỗ trợ người lao động, học sinh, để góp phần từng bước thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Hàng năm, huyện đều tiến hành điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xác định danh mục nghề cũng như nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và thị trường lao động, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Đặc biệt thực hiện Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng LĐ-TB&XH huyện đã tham mưu cho UBND huyện triển khai Kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho người lao động gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2021- 2025. Trong đó quan tâm hơn đối với công tác đào tạo nghề tại chỗ và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đáp ứng cơ bản nhu cầu người lao động. Huyện cũng đã làm tốt công tác phân luồng học sinh cũng như liên kết với các cơ sở đào tạo nghề, các công ty doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tạo việc làm cho lao động sau đào tạo nên số lượng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT đi học trung cấp, cao đẳng nghề tăng cao so với trước đây.
Thông qua các lớp dạy nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX và của các tổ chức Hội đoàn thể với các ngành nghề ngày càng phong phú và phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như: hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, xây dựng, điện dân dụng... với nhiều độ tuổi khác nhau. Bình quân mỗi năm toàn huyện Yên Bình mở được từ 40 - 45 lớp đào tạo nghề cho trên 3.000 lao động. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay toàn huyện đã mở được 23 lớp đào tạo nghề cho trên 2.700 lao động. Các ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi, thú y, hướng dẫn viên du lịch, kỹ thuật xây dựng, chế biến nông lâm sản, mộc dân dụng, sửa chữa máy nông cụ, nấu ăn… Anh Ngô Mạnh Tuấn, thôn 6 xã Phú Thịnh huyện Yên Bình chia sẻ “Thông qua các lớp đào tạo nghề, tập huấn KHKT đã giúp gia đình tôi biết cách chăm sóc cây trồng vật nuôi hiệu quả hơn”.
Đặc biệt nhằm kết nối cung - cầu lao động, năm 2023 thông qua Ngày hội khám phá danh thắng Quốc gia hồ Thác Bà và sản vật bưởi Đại Minh huyện Yên Bình còn phối hợp tổ chức Ngày hội việc làm với sự tham gia của 14 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia tuyển dụng lao động.
Cùng với đó, huyện còn chỉ đạo các ngành chức năng mở được trên 300 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông lâm sản cho người dân, qua đó tạo việc làm mới cho trên 3000 lao động đạt 110% KH tỉnh giao, trong đó số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gần 1000 người. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện ước đạt 73,3%, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ ước đạt 44,6%.
Với nhiều giải pháp trong định hướng, giáo dục nghề nghiệp bằng việc đa dạng các loại hình đào tạo, đảm bảo đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cơ bản, đã đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động, qua rà soát toàn huyện có khoảng 80% lao động sau khi được đào tạo nghề đều đã có việc làm, từng bước ổn định vươn lên trong cuộc sống, từ đó đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 4,55 %.
Với những giải pháp thiết thực trong công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cùng những kinh nghiệm đúc rút được từ thực tế. Yên Bình sẽ từng bước thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo-việc làm một cách bền vững, đưa Yên Bình trở thành huyện phát triển toàn diện./.