CTTĐT - Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ tại các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang trong chẩn đoán y tế trên địa bàn tỉnh và nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn bức xạ, thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế tiến hành kiểm tra các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế trên địa bàn tỉnh.
Đoàn Thanh tra liên ngành kiểm tra an toàn bức xạ tại cơ sở sử dụng thiết bị Xquang
Đoàn đã tiến hành kiểm tra tại 12 cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (06 cơ sở y tế công lập và 06 cơ sở y tế tư nhân). Tại thời điểm kiểm tra, có 42/44 (tỷ lệ 95,5%) thiết bị X-quang của 12/12 cơ sở bức xạ đã kiểm tra chất lượng máy, kết quả các thiết bị được kiểm tra đều đảm bảo chất lượng, đang hoạt động bình thường và được Sở Khoa học và Công nghệ cấp phép, 02/44 (tỷ lệ 4,5%) thiết bị đang tạm dừng hoạt động để sửa chữa, các thiết bị X-quang đã được các cơ sở quản lý, sử dụng và báo cáo cơ quan quản lý khi xảy ra hỏng hóc, lỗi kỹ thuật... theo quy định. Các cơ sở y tế cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định, điều kiện ghi trong Giấy phép; có hồ sơ theo dõi hoạt động của thiết bị X- quang, thực hiện kiểm tra hiệu chuẩn định kỳ chất lượng thiết bị X-quang, thực hiện nghiêm túc việc báo cáo tình hình an toàn bức xạ tại đơn vị đúng thời gian quy định. Theo số liệu kiểm tra, tại 12 cơ sở y tế hiện có 44 thiết bị X-quang, trong đó: 24 máy X-quang tổng hợp, 07 máy CT (02 máy đang tạm dừng hoạt động), 05 máy X- quang di động, 02 máy X-quang đo mật độ xương, 02 máy X-quang chụp vú và 04 máy X-quang chụp răng. Thiết bị X-quang tại 12 cơ sở X-quang y tế thuộc nhiều chủng loại, trong đó nhiều nhất là dòng máy do các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ sản xuất, ngoài ra là các chủng loại khác xuất xứ từ Italia, Pháp, Đức, Việt Nam ... Trong tổng số 44 thiết bị X-quang, có 02 thiết bị X-quang (chiếm tỷ lệ 4,5%) được sản xuất từ trước những năm 2010, thiết bị đã cũ, linh kiện không đồng bộ; 42 thiết bị X-quang (tỷ lệ 95,5%) được sản xuất từ năm 2010 cho đến nay.
Về nhân viên bức xạ: Nhân viên bức xạ tại các cơ sở y tế sử dụng thiết bị X-quang đều được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Tổng số nhân viên bức xạ 48 người, trong đó: Bác sỹ chuẩn đoán hình ảnh 14 người (tỷ lệ 29,2%); Kỹ thuật viên X quang 34 người (tỷ lệ 70,8%). Số nhân viên được đào tạo về an toàn bức xạ 48/48 người (tỷ lệ 100%). Số nhân viên bức xạ được cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ: 12 người/12 cơ sở (tỷ lệ 100%).
100% Các cơ sở y tế chấp hành tốt việc khai báo, xin cấp phép khi tiến hành hoạt động bức xạ; 12/12 cơ sở (tỷ lệ 100%) có Quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ; có sổ nhật ký vận hành máy X-quang, bản tóm tắt quy trình vận hành, nội quy phòng máy; kế hoạch ứng phó khi xảy ra sự cố để đảm bảo an toàn bức xạ. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở chưa cập nhật đầy đủ nhật ký vận hành thiết bị X-quang theo đúng quy định. Việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ 100% đã xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định, tuy nhiên, Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở của các đơn vị có một số nội dung chưa được phù hợp với các quy định mới ban hành. Các dấu hiệu, chỉ dẫn an toàn bức xạ, cảnh báo nguy hiểm khi thiết bị đang hoạt động được lắp đặt đầy đủ; 12/12 cơ sở đều có trang bị bảo hộ cá nhân cho nhân viên bức xạ vận hành như: Áo chì, yếm chì, kính chì, liều kế cá nhân cho nhân viên làm việc tại phòng đặt máy X-quang... Tuy nhiên, 11/12 cơ sở chưa trang bị liều kế thay thế cho nhân viên tiến hành công việc bức xạ trong trường hợp gửi liều kế đi đo kết quả hoặc liều kế bị mất, thất lạc. Tại thời điểm kiểm tra chưa có nhân viên bức xạ nào bị chịu quá liều cho phép (10mSv/h); 45/48 nhân viên (tỷ lệ 93,7%) nhân viên bức xạ được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần (theo quy định tại Điều 18, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014) và có lưu giữ sổ khám sức khỏe theo đúng quy định; 03/48 nhân viên chưa được khám sức khỏe định kỳ 06 tháng/lần (tỷ lệ 6,3%) nguyên nhân là do công tác khám sức khỏe định kỳ chưa được quan tâm thường xuyên.
Nhìn chung các cơ sở bức xạ được kiểm tra đã chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ như; bố trí người phụ trách an toàn bức xạ; trang bị liều kế các nhân và đọc liều đúng quy định; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ và trang bị bảo hộ cá nhân như: găng tay, áo chì, các dụng cụ che chắn thích hợp... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế: Việc tiếp cận với các phương pháp quản lý tiên tiến ở các cở sở bức xạ vẫn còn hạn chế, kinh phí sử dụng hạn hẹp, nhất là trong điều kiện trang thiết bị liên quan đến lĩnh vực an toàn bức xạ - hạt nhân khá tốn kém nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác đảm bảo an toàn bức xạ; Tại một số đơn vị, người đứng đầu quản lý và sử dụng các thiết bị bức xạ còn chưa thực sự quan tâm đến công tác an toàn bức xạ nên việc thực hiện các quy định còn mang tính hình thức, cán bộ phụ trách an toàn bức xạ tại đơn vị trình độ còn hạn chế và kiêm nhiệm nhiều công việc chuyên môn khác nên chưa chủ động tham mưu cho đơn vị trong lĩnh vực an toàn bức xạ; Tại một số đơn vị, người phụ trách an toàn bức xạ chưa quan tâm đến việc sắp sếp hồ sơ của máy X-quang một cách khoa học, chưa tham mưu cho thủ trưởng đơn vị thực hiện nghiêm các yêu cầu trong giấy phép hoạt động và thực hiện các quy định bắt buộc của Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định hiện hành.
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở sử dụng nguồn bức xạ, thiết bị X-quang phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho người dân, cộng đồng, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn và kiểm soát bức xạ tới các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đặc biệt trong ngành y tế và ngành công nghiệp; Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các sở, ngành trong công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện tại các cơ sở bức xạ; xử lý nghiêm các cơ sở cố tình không thực hiện các quy định của Pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ; Đối với các cơ sở có hoạt động bức xạ cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực mình đang hoạt động. Đề cao vai trò và trách nhiệm của người phụ trách an toàn bức xạ cũng như người đứng đầu cơ sở bức xạ. Chấn chỉnh việc tổ chức, lưu giữ đầy đủ các tài liệu hồ sơ liên quan đến quá trình hoạt động của công việc bức xạ và nghiêm túc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của Đoàn thanh tra, kiểm tra.
765 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Khoa học và Công nghệ
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ tại các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang trong chẩn đoán y tế trên địa bàn tỉnh và nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn bức xạ, thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế tiến hành kiểm tra các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế trên địa bàn tỉnh.Đoàn đã tiến hành kiểm tra tại 12 cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (06 cơ sở y tế công lập và 06 cơ sở y tế tư nhân). Tại thời điểm kiểm tra, có 42/44 (tỷ lệ 95,5%) thiết bị X-quang của 12/12 cơ sở bức xạ đã kiểm tra chất lượng máy, kết quả các thiết bị được kiểm tra đều đảm bảo chất lượng, đang hoạt động bình thường và được Sở Khoa học và Công nghệ cấp phép, 02/44 (tỷ lệ 4,5%) thiết bị đang tạm dừng hoạt động để sửa chữa, các thiết bị X-quang đã được các cơ sở quản lý, sử dụng và báo cáo cơ quan quản lý khi xảy ra hỏng hóc, lỗi kỹ thuật... theo quy định. Các cơ sở y tế cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định, điều kiện ghi trong Giấy phép; có hồ sơ theo dõi hoạt động của thiết bị X- quang, thực hiện kiểm tra hiệu chuẩn định kỳ chất lượng thiết bị X-quang, thực hiện nghiêm túc việc báo cáo tình hình an toàn bức xạ tại đơn vị đúng thời gian quy định. Theo số liệu kiểm tra, tại 12 cơ sở y tế hiện có 44 thiết bị X-quang, trong đó: 24 máy X-quang tổng hợp, 07 máy CT (02 máy đang tạm dừng hoạt động), 05 máy X- quang di động, 02 máy X-quang đo mật độ xương, 02 máy X-quang chụp vú và 04 máy X-quang chụp răng. Thiết bị X-quang tại 12 cơ sở X-quang y tế thuộc nhiều chủng loại, trong đó nhiều nhất là dòng máy do các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ sản xuất, ngoài ra là các chủng loại khác xuất xứ từ Italia, Pháp, Đức, Việt Nam ... Trong tổng số 44 thiết bị X-quang, có 02 thiết bị X-quang (chiếm tỷ lệ 4,5%) được sản xuất từ trước những năm 2010, thiết bị đã cũ, linh kiện không đồng bộ; 42 thiết bị X-quang (tỷ lệ 95,5%) được sản xuất từ năm 2010 cho đến nay.
Về nhân viên bức xạ: Nhân viên bức xạ tại các cơ sở y tế sử dụng thiết bị X-quang đều được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Tổng số nhân viên bức xạ 48 người, trong đó: Bác sỹ chuẩn đoán hình ảnh 14 người (tỷ lệ 29,2%); Kỹ thuật viên X quang 34 người (tỷ lệ 70,8%). Số nhân viên được đào tạo về an toàn bức xạ 48/48 người (tỷ lệ 100%). Số nhân viên bức xạ được cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ: 12 người/12 cơ sở (tỷ lệ 100%).
100% Các cơ sở y tế chấp hành tốt việc khai báo, xin cấp phép khi tiến hành hoạt động bức xạ; 12/12 cơ sở (tỷ lệ 100%) có Quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ; có sổ nhật ký vận hành máy X-quang, bản tóm tắt quy trình vận hành, nội quy phòng máy; kế hoạch ứng phó khi xảy ra sự cố để đảm bảo an toàn bức xạ. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở chưa cập nhật đầy đủ nhật ký vận hành thiết bị X-quang theo đúng quy định. Việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ 100% đã xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định, tuy nhiên, Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở của các đơn vị có một số nội dung chưa được phù hợp với các quy định mới ban hành. Các dấu hiệu, chỉ dẫn an toàn bức xạ, cảnh báo nguy hiểm khi thiết bị đang hoạt động được lắp đặt đầy đủ; 12/12 cơ sở đều có trang bị bảo hộ cá nhân cho nhân viên bức xạ vận hành như: Áo chì, yếm chì, kính chì, liều kế cá nhân cho nhân viên làm việc tại phòng đặt máy X-quang... Tuy nhiên, 11/12 cơ sở chưa trang bị liều kế thay thế cho nhân viên tiến hành công việc bức xạ trong trường hợp gửi liều kế đi đo kết quả hoặc liều kế bị mất, thất lạc. Tại thời điểm kiểm tra chưa có nhân viên bức xạ nào bị chịu quá liều cho phép (10mSv/h); 45/48 nhân viên (tỷ lệ 93,7%) nhân viên bức xạ được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần (theo quy định tại Điều 18, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014) và có lưu giữ sổ khám sức khỏe theo đúng quy định; 03/48 nhân viên chưa được khám sức khỏe định kỳ 06 tháng/lần (tỷ lệ 6,3%) nguyên nhân là do công tác khám sức khỏe định kỳ chưa được quan tâm thường xuyên.
Nhìn chung các cơ sở bức xạ được kiểm tra đã chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ như; bố trí người phụ trách an toàn bức xạ; trang bị liều kế các nhân và đọc liều đúng quy định; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ và trang bị bảo hộ cá nhân như: găng tay, áo chì, các dụng cụ che chắn thích hợp... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế: Việc tiếp cận với các phương pháp quản lý tiên tiến ở các cở sở bức xạ vẫn còn hạn chế, kinh phí sử dụng hạn hẹp, nhất là trong điều kiện trang thiết bị liên quan đến lĩnh vực an toàn bức xạ - hạt nhân khá tốn kém nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác đảm bảo an toàn bức xạ; Tại một số đơn vị, người đứng đầu quản lý và sử dụng các thiết bị bức xạ còn chưa thực sự quan tâm đến công tác an toàn bức xạ nên việc thực hiện các quy định còn mang tính hình thức, cán bộ phụ trách an toàn bức xạ tại đơn vị trình độ còn hạn chế và kiêm nhiệm nhiều công việc chuyên môn khác nên chưa chủ động tham mưu cho đơn vị trong lĩnh vực an toàn bức xạ; Tại một số đơn vị, người phụ trách an toàn bức xạ chưa quan tâm đến việc sắp sếp hồ sơ của máy X-quang một cách khoa học, chưa tham mưu cho thủ trưởng đơn vị thực hiện nghiêm các yêu cầu trong giấy phép hoạt động và thực hiện các quy định bắt buộc của Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định hiện hành.
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở sử dụng nguồn bức xạ, thiết bị X-quang phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho người dân, cộng đồng, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn và kiểm soát bức xạ tới các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đặc biệt trong ngành y tế và ngành công nghiệp; Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các sở, ngành trong công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện tại các cơ sở bức xạ; xử lý nghiêm các cơ sở cố tình không thực hiện các quy định của Pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ; Đối với các cơ sở có hoạt động bức xạ cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực mình đang hoạt động. Đề cao vai trò và trách nhiệm của người phụ trách an toàn bức xạ cũng như người đứng đầu cơ sở bức xạ. Chấn chỉnh việc tổ chức, lưu giữ đầy đủ các tài liệu hồ sơ liên quan đến quá trình hoạt động của công việc bức xạ và nghiêm túc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của Đoàn thanh tra, kiểm tra.