CTTĐT - UBND huyện Trạm Tấu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 17-ĐA/TU ngày 24/8/2023 của Tỉnh ủy về đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn huyện.
Huyện Trạm Tấu phấn đấu đến năm 2025, cơ bản đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào DTTS&MN
Huyện đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cơ bản đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện, hướng đến mục tiêu “nâng cao thể trạng, tầm vóc, trí tuệ, sức khỏe của người dân tộc thiểu số”, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội, làm động lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện theo hướng “ xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Huyện Trạm Tấu phấn đấu giảm tỷ lệ tảo hôn bình quân trên địa bàn huyện từ 40% /năm so với giai đoạn trước. Đến năm 2025, cơ bản đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiều số và miền núi; phấn đấu giảm 30% số nguời xuất cảnh trái phép trên địa bàn huyện so với số phát hiện giai đoạn 2015 - 2020.
90% người dân ở địa bàn các xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; được truyền thông về tác hại, hậu quả của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, xuất cảnh trái phép và được truyền thông các kiến thức khác có liên quan.
Có 80% các đối tượng vị thành niên, thanh niên người dân tộc thiểu số, học sinh các trường phổ thông, trường dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú được tuyên truyền, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép.
Có 80% phụ nữ, trẻ em gái người dân tộc thiểu số được tuyên truyền cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân, về tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép.
Phấn đấu 100% cán bộ chủ chốt các thôn, bản, người có uy tín được tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không xuất cảnh trái phép.
Phấn đấu 100% cán bộ, công chức, đảng viên, người hoạt động không chuyên trách ở các xã, thôn, bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi được quán triệt, phổ biến, cung cấp thông tin, kiến thức và ký cam kết thực hiện các quy định của pháp luật liên quan trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, xuất nhập cảnh trái phép.
Phấn đấu 100% chi bộ, thôn, bản, hộ gia đình, dòng họ vùng dân tộc thiểu số và miền núi ký cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân, gia đình và xuất nhập cảnh.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện tập trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép tại địa phương. Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các xã thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố để xảy ra nhiều trường hợp vi phạm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, xuất cảnh trái phép trên địa bàn và những cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu trong việc phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, xừ lý không kịp thời, né tránh, bao che, ngại va chạm.
Cùng với đó, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người dân về việc đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép. Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, toàn huyện có 99,6% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.
Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo bình quân giai đoạn 2020-2025 giảm 6,5%/năm; Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối từ trung tâm xã tới thôn, bản; trên 80% phòng học của các trường mầm non, phổ thông được kiên cố; 100% số thôn, bản và 95% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 100% dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định số hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở những nơi cần thiết và những nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Quan tâm chăm lo phát triển văn hóa, xã hội. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, y tế; triển khai hiệu quả chưong trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bảo tồn và phát huy bản sắc, giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết vỉệc làm, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt trên 60% (tỷ lệ chung của toàn huyện là 64%); mỗi năm toàn huyện đưa trên 150 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chú trọng xây dựng, tiếp tục duy trì các mô hình, câu lạc bộ ở các xã, huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép.
474 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND huyện Trạm Tấu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 17-ĐA/TU ngày 24/8/2023 của Tỉnh ủy về đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn huyện. Huyện đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cơ bản đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện, hướng đến mục tiêu “nâng cao thể trạng, tầm vóc, trí tuệ, sức khỏe của người dân tộc thiểu số”, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội, làm động lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện theo hướng “ xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Huyện Trạm Tấu phấn đấu giảm tỷ lệ tảo hôn bình quân trên địa bàn huyện từ 40% /năm so với giai đoạn trước. Đến năm 2025, cơ bản đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiều số và miền núi; phấn đấu giảm 30% số nguời xuất cảnh trái phép trên địa bàn huyện so với số phát hiện giai đoạn 2015 - 2020.
90% người dân ở địa bàn các xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; được truyền thông về tác hại, hậu quả của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, xuất cảnh trái phép và được truyền thông các kiến thức khác có liên quan.
Có 80% các đối tượng vị thành niên, thanh niên người dân tộc thiểu số, học sinh các trường phổ thông, trường dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú được tuyên truyền, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép.
Có 80% phụ nữ, trẻ em gái người dân tộc thiểu số được tuyên truyền cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân, về tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép.
Phấn đấu 100% cán bộ chủ chốt các thôn, bản, người có uy tín được tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không xuất cảnh trái phép.
Phấn đấu 100% cán bộ, công chức, đảng viên, người hoạt động không chuyên trách ở các xã, thôn, bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi được quán triệt, phổ biến, cung cấp thông tin, kiến thức và ký cam kết thực hiện các quy định của pháp luật liên quan trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, xuất nhập cảnh trái phép.
Phấn đấu 100% chi bộ, thôn, bản, hộ gia đình, dòng họ vùng dân tộc thiểu số và miền núi ký cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân, gia đình và xuất nhập cảnh.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện tập trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép tại địa phương. Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các xã thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố để xảy ra nhiều trường hợp vi phạm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, xuất cảnh trái phép trên địa bàn và những cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu trong việc phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, xừ lý không kịp thời, né tránh, bao che, ngại va chạm.
Cùng với đó, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người dân về việc đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép. Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, toàn huyện có 99,6% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.
Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo bình quân giai đoạn 2020-2025 giảm 6,5%/năm; Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối từ trung tâm xã tới thôn, bản; trên 80% phòng học của các trường mầm non, phổ thông được kiên cố; 100% số thôn, bản và 95% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 100% dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định số hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở những nơi cần thiết và những nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Quan tâm chăm lo phát triển văn hóa, xã hội. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, y tế; triển khai hiệu quả chưong trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bảo tồn và phát huy bản sắc, giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết vỉệc làm, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt trên 60% (tỷ lệ chung của toàn huyện là 64%); mỗi năm toàn huyện đưa trên 150 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chú trọng xây dựng, tiếp tục duy trì các mô hình, câu lạc bộ ở các xã, huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép.