CTTĐT - Trong những năm học qua, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học. Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn xác định công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng. Sau 3 năm triển khai, đến nay, 100% đơn vị trường học trên địa bàn huyện triển khai công tác bảo tồn, gìn giữ bản sắc dân tộc.
Gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống trong trường học
Đã thành nề nếp, thứ 6 hàng tuần cô và trò trường Mầm non Thượng Bằng La lại cùng hòa mình vào điệu múa Dậm Thuông truyền thống của dân tộc. Để tạo sự đồng thuận của các bậc phụ huynh trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong nhà trường, Ban Giám hiệu đã tổ chức họp phụ huynh, xin ý kiến tổ chức thực hiện và nhận được sự nhất trí và đồng thuận của các bậc phụ huynh. Chị Hà Thị Hương Giang- Thôn Bắc, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn chia sẻ: Tôi rất vui khi các cháu được tìm hiểu văn hoá truyền thống của dân tộc mình ngay trong ngôi trường mà các cháu đang theo học.
Để hiểu rõ về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Ban Giám hiệu nhà trường đã mời nghệ nhân ở địa phương đến truyền đạt và hướng dẫn cô giáo và các cháu học sinh lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Tày thông qua điệu múa Dậm Thuông, trò chơi dân gian như đẩy gậy, ném pao, kéo co, gói bánh uây, cách làm cơm lam...Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy Hiệu trưởng Trường Mầm non Thượng Bằng La cho biết: Các hoạt động gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Tày được nhà trường tổ chức hàng tuần và vào dịp lễ, tết như: Điệu múa Dậm Thuông được tổ chức vào hoạt động ngoài giờ thứ 6 hàng tuần, các trò chơi dân gian và gói bánh được được vào dịp lễ, tết. Các hoạt động này giúp các em thêm yêu các nét văn hóa truyền thống, gìn giữ, bảo tồn, phát huy văn hóa của dân tộc mình.
Cô giáo Hà Thị Huê - Phó hiệu trưởng Trường TH & THCS Suối Giàng cho biết: Trường TH & THCS Suối Giàng có trên 98% học sinh là người dân tộc Mông. Do vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên sưu tầm, trang trí lớp học, trưng bày trang phục, khèn, quả pao giúp các em gần gũi với bản sắc của mình. Để lưu giữ bản sắc văn hóa của người dân bản địa, Ban Giám hiệu sắp xếp 2 ngày/tuần các em học sinh mặc trang phục Mông và tổ chức múa khèn. Đối với các trò chơi dân gian như đẩy gậy, bắn nỏ, ném pao được nhà trường bố trí trong các giờ học thể dục, giờ học ngoại khóa. Các hoạt động này được coi là hoạt động không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Mông.
Xác định công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng. Những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo các đơn vị trường học trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch và triển khai công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với từng dân tộc, từng địa phương. Sau 3 năm triển khai, đến nay, 100% đơn vị trường học triển khai công tác bảo tồn, gìn giữ bản sắc với nhiều mô hình được triển khai gắn dân tộc của từng địa phương như: Trường Mầm non Thượng Bằng La với bản sắc dân tộc Tày, Trường TH & THCS Suối Giàng với bản sắc dân tộc Mông, Trường PTDTBT TH Nậm Lành bản sắc dân tộc Dao, Trường PTDTBT TH Sơn Lương bản sắc dân tộc Thái, Trường TH Nghĩa Sơn với dân tộc Khơ Mú...Việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với xây dựng trường học hạnh phúc đã góp phần nâng cao giáo dục toàn diện của huyện Văn Chấn trong những năm qua.
Bà Trần Thanh Thủy - Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn cho biết thêm: Nhờ thực hiện có hiệu quả các hoạt động gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các đơn vị trường học giúp cho các em học sinh có những hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc cũng như tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong thời gian tới, Ngành Giáo dục huyện tiếp tục chỉ đạo 100% đơn vị trường học thực hiện có hiệu quả các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Góp phần xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”./.
970 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Văn Chấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm học qua, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học. Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn xác định công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng. Sau 3 năm triển khai, đến nay, 100% đơn vị trường học trên địa bàn huyện triển khai công tác bảo tồn, gìn giữ bản sắc dân tộc.Đã thành nề nếp, thứ 6 hàng tuần cô và trò trường Mầm non Thượng Bằng La lại cùng hòa mình vào điệu múa Dậm Thuông truyền thống của dân tộc. Để tạo sự đồng thuận của các bậc phụ huynh trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong nhà trường, Ban Giám hiệu đã tổ chức họp phụ huynh, xin ý kiến tổ chức thực hiện và nhận được sự nhất trí và đồng thuận của các bậc phụ huynh. Chị Hà Thị Hương Giang- Thôn Bắc, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn chia sẻ: Tôi rất vui khi các cháu được tìm hiểu văn hoá truyền thống của dân tộc mình ngay trong ngôi trường mà các cháu đang theo học.
Để hiểu rõ về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Ban Giám hiệu nhà trường đã mời nghệ nhân ở địa phương đến truyền đạt và hướng dẫn cô giáo và các cháu học sinh lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Tày thông qua điệu múa Dậm Thuông, trò chơi dân gian như đẩy gậy, ném pao, kéo co, gói bánh uây, cách làm cơm lam...Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy Hiệu trưởng Trường Mầm non Thượng Bằng La cho biết: Các hoạt động gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Tày được nhà trường tổ chức hàng tuần và vào dịp lễ, tết như: Điệu múa Dậm Thuông được tổ chức vào hoạt động ngoài giờ thứ 6 hàng tuần, các trò chơi dân gian và gói bánh được được vào dịp lễ, tết. Các hoạt động này giúp các em thêm yêu các nét văn hóa truyền thống, gìn giữ, bảo tồn, phát huy văn hóa của dân tộc mình.
Cô giáo Hà Thị Huê - Phó hiệu trưởng Trường TH & THCS Suối Giàng cho biết: Trường TH & THCS Suối Giàng có trên 98% học sinh là người dân tộc Mông. Do vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên sưu tầm, trang trí lớp học, trưng bày trang phục, khèn, quả pao giúp các em gần gũi với bản sắc của mình. Để lưu giữ bản sắc văn hóa của người dân bản địa, Ban Giám hiệu sắp xếp 2 ngày/tuần các em học sinh mặc trang phục Mông và tổ chức múa khèn. Đối với các trò chơi dân gian như đẩy gậy, bắn nỏ, ném pao được nhà trường bố trí trong các giờ học thể dục, giờ học ngoại khóa. Các hoạt động này được coi là hoạt động không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Mông.
Xác định công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng. Những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo các đơn vị trường học trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch và triển khai công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với từng dân tộc, từng địa phương. Sau 3 năm triển khai, đến nay, 100% đơn vị trường học triển khai công tác bảo tồn, gìn giữ bản sắc với nhiều mô hình được triển khai gắn dân tộc của từng địa phương như: Trường Mầm non Thượng Bằng La với bản sắc dân tộc Tày, Trường TH & THCS Suối Giàng với bản sắc dân tộc Mông, Trường PTDTBT TH Nậm Lành bản sắc dân tộc Dao, Trường PTDTBT TH Sơn Lương bản sắc dân tộc Thái, Trường TH Nghĩa Sơn với dân tộc Khơ Mú...Việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với xây dựng trường học hạnh phúc đã góp phần nâng cao giáo dục toàn diện của huyện Văn Chấn trong những năm qua.
Bà Trần Thanh Thủy - Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn cho biết thêm: Nhờ thực hiện có hiệu quả các hoạt động gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các đơn vị trường học giúp cho các em học sinh có những hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc cũng như tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong thời gian tới, Ngành Giáo dục huyện tiếp tục chỉ đạo 100% đơn vị trường học thực hiện có hiệu quả các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Góp phần xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”./.