CTTĐT – Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thị xã Nghĩa Lộ là chi nhánh thứ 13 của Bảo tàng Hồ Chí Minh, nằm ở giữa trung tâm của thị xã với diện tích trên 20 nghìn m2, mặt đường nằm trên trục đường chính đô thị, ba mặt còn lại nằm đối diện các khu dân cư và trường học. Đây là một vị trí đắc địa, trung tâm và đẹp nhất của Thị xã Nghĩa lộ hiện tại.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến
Trong suốt hơn 30 năm qua, hình ảnh, giá trị tư tưởng, ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng của khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thị xã Nghĩa Lộ khó có thể mô tả, diễn đạt hết bằng lời, hoặc bằng những con số cụ thể bởi ý nghĩa, vai trò giá trị lớn nhất của công trình chính là công sức, tình cảm sâu sắc nhất mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc nơi đây cùng chung sức, đồng lòng xây dựng, gìn giữ, phát huy, nhằm tri ân và khắc ghi công ơn trời biển của người, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Thị xã Nghĩa Lộ chính là biểu tượng, niềm tin là sức sống mãnh liệt về tinh thần bất khuất của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của lý tưởng cao đẹp mà Bác Hồ cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc Việt Nam đã và đang hun đúc để trường tồn mãi mãi, nơi đây là một địa chỉ đỏ, một điểm đến không thể thiếu của cả cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trên địa bàn cũng như đại biểu, du khách trong và ngoài nước khi có dịp về thăm Thị xã Nghĩa Lộ.
Người dân Văn Chấn – Nghĩa Lộ có mong ước được gặp Bác Hồ khi người còn sống và được thăm viếng khi người đi xa, thực hiện nguyện vọng của người dân Văn Chấn – Nghĩa Lộ nói riêng và nhân dân các dân tộc miền Tây Bắc nói chung, UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn nay là tỉnh Yên Bái có Chỉ thị xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ tại trung tâm huyện lỵ Văn Chấn, nay là Thị xã Nghĩa Lộ, khu vực được chọn làm nơi xây dựng là một bãi đất rộng gần 3 ha, địa hình bằng phẳng nằm ở trung tâm thị trấn của huyện.
Ban đầu huyện tập trung vận động vườn quả Bác Hồ, hàng ngàn ngày công đã được huy động cuốc đất, dọn đất, cải tạo đất thành vườn cây. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Văn Chấn, công trình vườn quả Bác Hồ được xây dựng bằng phương thức huy động sự tự nguyện đóng góp của đồng bào các dân tộc. Đây là một công trình ý Đảng, lòng dân, huy động các xã, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, đem cây đến trồng tại vườn quả và sưu tầm những giống cây ăn quả quý hiếm khắp các địa phương trong cả nước như: Rau Nam Bộ, vải Thiều Thạch Hà, Hồng Xiêm Xuân Đỉnh, Hồng Nhân hậu…và cung cấp nhiều giống cây trồng quý hiếm cho nhân dân trong vùng.
Cùng với vườn cây ăn quả và nhà sàn Bác Hồ, ao cá Bác Hồ là một trong những hạng mục của công trình, vừa để hưởng ứng phong trào xây dựng ao cá Bác Hồ đang diễn ra nhộn nhịp trong cả nước vừa để đáp ứng mong muốn của nhân dân được tái hiện lại hình ảnh thân thương, giản dị của Bác Hồ trong những lần Bác cho cá ăn.
Năm 1995, ao cá Bác Hồ đã hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh nhật Bác. Ao cá Bác Hồ được thiết kế theo sơ đồ địa lý hành chính của huyện Văn Chấn, Nghĩa Lộ. Công trình vừa thể hiện tấm lòng tôn kính của nhân dân đối với Bác Hồ vừa cho người dân nơi đây cảm giác gần gũi hơn với Hồ Chủ tịch.
Ngôi nhà sàn của Bác được dựng lên giữa trung tâm Khu tưởng niệm, đơn sơ và gần gũi với cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền Tây Bắc. Đồng bào các dân tộc Văn Chấn, Nghĩa Lộ vô cùng cảm động, vui sướng bởi từ đây, họ có thể nhìn thấy hình ảnh của vị lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam. Ðược sự giúp đỡ của Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương, một bộ quần áo kaki, một chiếc mũ, một đôi dép cao su, một chiếc gậy và hàng trăm cuốn sách, hàng ngàn ảnh tư liệu, băng catsset, cuốn phim tài liệu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ được phục chế và cấp cho bảo tàng Hồ Chí Minh Nghĩa Lộ. Hiện nay, khu tưởng niệm đang lưu giữ và bảo quản gần 200 cuốn sách và trên 1000 tranh ảnh, bút tích, các thước phim tư liệu về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Khu tưởng niệm còn là một kho tàng, một thiết chế văn hoá nằm trong hàng loạt các thiết chế văn hoá có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở thị xã miền tây.
Ðây là tài sản vô giá giúp nhân dân các dân tộc được xem, học tập, nghiên cứu các tư liệu về Bác, được dâng hoa, thắp hương tưởng niệm vị cha già của dân tộc. Nơi đây đã trở thành trung tâm tuyên truyền giáo dục tư tưởng, đạo đức, giới thiệu phong cách sống của Bác Hồ, chính sách, đường lối của Ðảng và Nhà nước cho người dân trong vùng. Ðây cũng là nơi hội tụ, giao lưu, kết nối, nâng cao chủ nghĩa yêu nước, nơi báo công với Bác về những thành tích đạt được trong công cuộc xây dựng quê hương, công cuộc đổi mới của người dân Yên Bái. Cũng tại đây, những buổi tuyên thệ, lửa trại, rước đuốc nhân các ngày lễ lớn của đồng bào nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ được thắp sáng.
8406 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thị xã Nghĩa Lộ là chi nhánh thứ 13 của Bảo tàng Hồ Chí Minh, nằm ở giữa trung tâm của thị xã với diện tích trên 20 nghìn m2, mặt đường nằm trên trục đường chính đô thị, ba mặt còn lại nằm đối diện các khu dân cư và trường học. Đây là một vị trí đắc địa, trung tâm và đẹp nhất của Thị xã Nghĩa lộ hiện tại. Trong suốt hơn 30 năm qua, hình ảnh, giá trị tư tưởng, ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng của khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thị xã Nghĩa Lộ khó có thể mô tả, diễn đạt hết bằng lời, hoặc bằng những con số cụ thể bởi ý nghĩa, vai trò giá trị lớn nhất của công trình chính là công sức, tình cảm sâu sắc nhất mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc nơi đây cùng chung sức, đồng lòng xây dựng, gìn giữ, phát huy, nhằm tri ân và khắc ghi công ơn trời biển của người, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Thị xã Nghĩa Lộ chính là biểu tượng, niềm tin là sức sống mãnh liệt về tinh thần bất khuất của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của lý tưởng cao đẹp mà Bác Hồ cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc Việt Nam đã và đang hun đúc để trường tồn mãi mãi, nơi đây là một địa chỉ đỏ, một điểm đến không thể thiếu của cả cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trên địa bàn cũng như đại biểu, du khách trong và ngoài nước khi có dịp về thăm Thị xã Nghĩa Lộ.
Người dân Văn Chấn – Nghĩa Lộ có mong ước được gặp Bác Hồ khi người còn sống và được thăm viếng khi người đi xa, thực hiện nguyện vọng của người dân Văn Chấn – Nghĩa Lộ nói riêng và nhân dân các dân tộc miền Tây Bắc nói chung, UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn nay là tỉnh Yên Bái có Chỉ thị xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ tại trung tâm huyện lỵ Văn Chấn, nay là Thị xã Nghĩa Lộ, khu vực được chọn làm nơi xây dựng là một bãi đất rộng gần 3 ha, địa hình bằng phẳng nằm ở trung tâm thị trấn của huyện.
Ban đầu huyện tập trung vận động vườn quả Bác Hồ, hàng ngàn ngày công đã được huy động cuốc đất, dọn đất, cải tạo đất thành vườn cây. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Văn Chấn, công trình vườn quả Bác Hồ được xây dựng bằng phương thức huy động sự tự nguyện đóng góp của đồng bào các dân tộc. Đây là một công trình ý Đảng, lòng dân, huy động các xã, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, đem cây đến trồng tại vườn quả và sưu tầm những giống cây ăn quả quý hiếm khắp các địa phương trong cả nước như: Rau Nam Bộ, vải Thiều Thạch Hà, Hồng Xiêm Xuân Đỉnh, Hồng Nhân hậu…và cung cấp nhiều giống cây trồng quý hiếm cho nhân dân trong vùng.
Cùng với vườn cây ăn quả và nhà sàn Bác Hồ, ao cá Bác Hồ là một trong những hạng mục của công trình, vừa để hưởng ứng phong trào xây dựng ao cá Bác Hồ đang diễn ra nhộn nhịp trong cả nước vừa để đáp ứng mong muốn của nhân dân được tái hiện lại hình ảnh thân thương, giản dị của Bác Hồ trong những lần Bác cho cá ăn.
Năm 1995, ao cá Bác Hồ đã hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh nhật Bác. Ao cá Bác Hồ được thiết kế theo sơ đồ địa lý hành chính của huyện Văn Chấn, Nghĩa Lộ. Công trình vừa thể hiện tấm lòng tôn kính của nhân dân đối với Bác Hồ vừa cho người dân nơi đây cảm giác gần gũi hơn với Hồ Chủ tịch.
Ngôi nhà sàn của Bác được dựng lên giữa trung tâm Khu tưởng niệm, đơn sơ và gần gũi với cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền Tây Bắc. Đồng bào các dân tộc Văn Chấn, Nghĩa Lộ vô cùng cảm động, vui sướng bởi từ đây, họ có thể nhìn thấy hình ảnh của vị lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam. Ðược sự giúp đỡ của Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương, một bộ quần áo kaki, một chiếc mũ, một đôi dép cao su, một chiếc gậy và hàng trăm cuốn sách, hàng ngàn ảnh tư liệu, băng catsset, cuốn phim tài liệu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ được phục chế và cấp cho bảo tàng Hồ Chí Minh Nghĩa Lộ. Hiện nay, khu tưởng niệm đang lưu giữ và bảo quản gần 200 cuốn sách và trên 1000 tranh ảnh, bút tích, các thước phim tư liệu về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Khu tưởng niệm còn là một kho tàng, một thiết chế văn hoá nằm trong hàng loạt các thiết chế văn hoá có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở thị xã miền tây.
Ðây là tài sản vô giá giúp nhân dân các dân tộc được xem, học tập, nghiên cứu các tư liệu về Bác, được dâng hoa, thắp hương tưởng niệm vị cha già của dân tộc. Nơi đây đã trở thành trung tâm tuyên truyền giáo dục tư tưởng, đạo đức, giới thiệu phong cách sống của Bác Hồ, chính sách, đường lối của Ðảng và Nhà nước cho người dân trong vùng. Ðây cũng là nơi hội tụ, giao lưu, kết nối, nâng cao chủ nghĩa yêu nước, nơi báo công với Bác về những thành tích đạt được trong công cuộc xây dựng quê hương, công cuộc đổi mới của người dân Yên Bái. Cũng tại đây, những buổi tuyên thệ, lửa trại, rước đuốc nhân các ngày lễ lớn của đồng bào nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ được thắp sáng.