CTTĐT - Sáng 2/2, tại bến cảng Ruby, UBND huyện Yên Bình tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2024 gắn với phong tục tập quán thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.
Đồng chí Bí thư Huyện ủy, CHủ tịch HĐND huyện Yên Bình An Hoàng Linh thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản cho hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà, huyện Yên Bình là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích mặt nước khoảng 15.000ha trên 1.300 hòn đảo lớn nhỏ đây là lợi thế rất lớn để phát triển thủy sản và du lịch huyện Yên Bình. Thời gian qua, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được huyện Yên Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Hàng năm, huyện đã tích cực chỉ đạo tuần tra, kiểm soát việc khai thác thủy sản trên hồ Thác Bà; duy trì các mô hình nuôi cá lồng; các mô hình sản xuất liên kết gắn với chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản.
Xác định xây dựng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, năm 2023, huyện đã phát động, ra quân thả trên 30 nghìn cá giống các loại để bổ sung nguồn lợi thủy sản cho hồ Thác Bà. Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản và dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình hiện có trên 1.900 lồng cá và 828 ha nuôi cá đang được duy trì, sản lượng duy trì từ 7.000 - 8.000 tấn/năm.
Để lan tỏa ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong nhân dân cùng với duy trì tập quán thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, năm nay huyện Yên Bình đã tổ chức tuyên truyền, vận động mỗi hộ dân thả tối thiểu 3 con cá trong ngày ra quân; 100% các xã, thị trấn thả tối thiểu 20kg cá các loại để bổ sung nguồn lợi thủy sản.
Cán bộ và nhân dân huyện Yên Bình tham gia thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản
Tại buổi lễ các đại biểu cùng bà con nhân dân thị trấn Yên Bình đã thả hơn 200 kg cá giống. Toàn huyện đã thả trên 1,5 tấn cá xuống hồ, kinh phí 100% từ nguồn xã hội hóa. Thông qua chương trình tạo khí thế sôi nổi, thu hút sự hưởng ứng tham gia tích cực của toàn thể nhân dân và để lan tỏa ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà vừa góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo đảm ổn định sản xuất, tạo sinh kế cho người dân.
2652 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 2/2, tại bến cảng Ruby, UBND huyện Yên Bình tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2024 gắn với phong tục tập quán thả cá chép ngày 23 tháng Chạp. Hồ Thác Bà, huyện Yên Bình là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích mặt nước khoảng 15.000ha trên 1.300 hòn đảo lớn nhỏ đây là lợi thế rất lớn để phát triển thủy sản và du lịch huyện Yên Bình. Thời gian qua, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được huyện Yên Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Hàng năm, huyện đã tích cực chỉ đạo tuần tra, kiểm soát việc khai thác thủy sản trên hồ Thác Bà; duy trì các mô hình nuôi cá lồng; các mô hình sản xuất liên kết gắn với chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản.
Xác định xây dựng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, năm 2023, huyện đã phát động, ra quân thả trên 30 nghìn cá giống các loại để bổ sung nguồn lợi thủy sản cho hồ Thác Bà. Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản và dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình hiện có trên 1.900 lồng cá và 828 ha nuôi cá đang được duy trì, sản lượng duy trì từ 7.000 - 8.000 tấn/năm.
Để lan tỏa ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong nhân dân cùng với duy trì tập quán thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, năm nay huyện Yên Bình đã tổ chức tuyên truyền, vận động mỗi hộ dân thả tối thiểu 3 con cá trong ngày ra quân; 100% các xã, thị trấn thả tối thiểu 20kg cá các loại để bổ sung nguồn lợi thủy sản.
Cán bộ và nhân dân huyện Yên Bình tham gia thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản
Tại buổi lễ các đại biểu cùng bà con nhân dân thị trấn Yên Bình đã thả hơn 200 kg cá giống. Toàn huyện đã thả trên 1,5 tấn cá xuống hồ, kinh phí 100% từ nguồn xã hội hóa. Thông qua chương trình tạo khí thế sôi nổi, thu hút sự hưởng ứng tham gia tích cực của toàn thể nhân dân và để lan tỏa ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà vừa góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo đảm ổn định sản xuất, tạo sinh kế cho người dân.