CTTĐT - Tính đến 31/12/2016, huyện Văn Chấn có 1.314 người nhiễm HIV, ở 30/31 xã thị trấn. Đây là huyện có tỷ lệ người nhiễm HIV/dân số cao thứ 3 trong 9 huyện thị của tỉnh Yên Bái.
Văn Chấn phấn đấu hết năm 2017, 100% xã, thị trấn trong huyện tổ chức hoạt động truyền thông phòng chống HIV AIDS ma túy và mại dâm
Hiện, toàn huyện có 04 câu lạc bộ (CLB) phòng, chống HIV/AIDS tại 2 xã Sơn Thịnh và Cát Thịnh với gần 100 người tham gia, bao gồm người nhiễm HIV/AIDS, thân nhân người nhiễm và các thành viên khác. Việc can thiệp giảm tác hại đã được thực hiện tại 6 xã trọng điểm đó là: Tú Lệ, Hạnh Sơn, Thị trấn nông trường Nghĩa Lộ, Sơn Thịnh, Cát Thịnh và Đại Lịch với các đối tượng chính là người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm.
Dịch HIV/AIDS nhiễm mới trong cộng đồng trên địa bàn huyện vẫn ở mức cao, đang lan rộng đến đối tượng là phụ nữ và trẻ em và các vùng cao, vùng sâu và nhóm đồng bào dân tộc thiểu số... Dịch HIV tiếp tục diễn biến phức tạp gây tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc của nhiều gia đình.
Vì vậy, nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,38% dân số toàn huyện và giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam", UBND huyện Văn Chấn ban hành kế hoạch công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy và mại dâm năm 2017.
Phấn đấu hết năm 2017, 100% xã, thị trấn trong huyện tổ chức hoạt động truyền thông phòng chống HIV AIDS ma túy và mại dâm, 60% người dân vùng nông thôn và 80% người dân thị trấn hiểu biết đúng về HIV/AIDS, không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; 15 nghìn người nghiện chích ma túy được tiếp cận chương trình bơm kim tiêm sạch, 5 nghìn lượt người nguy cơ cao được tiếp cận chương trình phân phát bao cao su; phấn đấu xét nghiệm phát hiện HIV 2 nghìn mẫu máu, vận động mua thẻ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân điều trị ARV đạt 100%...
Để thực hiện mục tiêu trên, huyện Văn Chấn sẽ tăng cường công tác chỉ đạo, ban hành các văn bản, hướng dẫn, kế hoạch triển khai công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy và mại dâm từ tuyến huyện đến cơ sở; Tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của các cấp, các ban ngành, trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là các thành viên Ban chỉ đạo; Lồng ghép công tác phòng, chống HIV/AIDS với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm; Phối hợp với các ban, ngành, chỉ đạo các đia phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội; Can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; Tổ chức điều trị Methadone cho người nghiện các chất ma túy; Giám sát dịch tễ HIV trên địa bàn; Tăng cường xét nghiệm để phát hiện người nhiễm HIV; Tăng cường công tác điều trị nhiễm HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS; Tăng cường năng lực phòng, chống HIV/AIDS; Xây dựng xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm.
1817 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tính đến 31/12/2016, huyện Văn Chấn có 1.314 người nhiễm HIV, ở 30/31 xã thị trấn. Đây là huyện có tỷ lệ người nhiễm HIV/dân số cao thứ 3 trong 9 huyện thị của tỉnh Yên Bái.
Hiện, toàn huyện có 04 câu lạc bộ (CLB) phòng, chống HIV/AIDS tại 2 xã Sơn Thịnh và Cát Thịnh với gần 100 người tham gia, bao gồm người nhiễm HIV/AIDS, thân nhân người nhiễm và các thành viên khác. Việc can thiệp giảm tác hại đã được thực hiện tại 6 xã trọng điểm đó là: Tú Lệ, Hạnh Sơn, Thị trấn nông trường Nghĩa Lộ, Sơn Thịnh, Cát Thịnh và Đại Lịch với các đối tượng chính là người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm.
Dịch HIV/AIDS nhiễm mới trong cộng đồng trên địa bàn huyện vẫn ở mức cao, đang lan rộng đến đối tượng là phụ nữ và trẻ em và các vùng cao, vùng sâu và nhóm đồng bào dân tộc thiểu số... Dịch HIV tiếp tục diễn biến phức tạp gây tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc của nhiều gia đình.
Vì vậy, nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,38% dân số toàn huyện và giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam", UBND huyện Văn Chấn ban hành kế hoạch công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy và mại dâm năm 2017.
Phấn đấu hết năm 2017, 100% xã, thị trấn trong huyện tổ chức hoạt động truyền thông phòng chống HIV AIDS ma túy và mại dâm, 60% người dân vùng nông thôn và 80% người dân thị trấn hiểu biết đúng về HIV/AIDS, không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; 15 nghìn người nghiện chích ma túy được tiếp cận chương trình bơm kim tiêm sạch, 5 nghìn lượt người nguy cơ cao được tiếp cận chương trình phân phát bao cao su; phấn đấu xét nghiệm phát hiện HIV 2 nghìn mẫu máu, vận động mua thẻ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân điều trị ARV đạt 100%...
Để thực hiện mục tiêu trên, huyện Văn Chấn sẽ tăng cường công tác chỉ đạo, ban hành các văn bản, hướng dẫn, kế hoạch triển khai công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy và mại dâm từ tuyến huyện đến cơ sở; Tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của các cấp, các ban ngành, trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là các thành viên Ban chỉ đạo; Lồng ghép công tác phòng, chống HIV/AIDS với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm; Phối hợp với các ban, ngành, chỉ đạo các đia phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội; Can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; Tổ chức điều trị Methadone cho người nghiện các chất ma túy; Giám sát dịch tễ HIV trên địa bàn; Tăng cường xét nghiệm để phát hiện người nhiễm HIV; Tăng cường công tác điều trị nhiễm HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS; Tăng cường năng lực phòng, chống HIV/AIDS; Xây dựng xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm.