CTTĐT - Phong trào văn nghệ quần chúng đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa được triển khai đến các cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, các hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ được tổ chức thường xuyên tạo khí thế sôi nổi, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội. Hiện nay, toàn tỉnh hiện có trên 1.500 đội văn nghệ, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng.
Màn trình diễn Khèn Mông của gần 2.000 diễn viên quần chúng, nghệ nhân, các em học sinh huyện Mù Cang Chải
Trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, chính sách về hoạt động văn nghệ quần chúng, các văn bản lồng ghép triển khai các hoạt động văn nghệ quần chúng với việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 16/6/2006 về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, nhằm phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng, đồng thời với tập trung xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, tinh thần của Nhân dân.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn chủ động hướng dẫn, tuyên truyền nhân dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa tại cơ sở. Các hoạt động đi vào nền nếp và hoạt động hiệu quả, trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp trong toàn tỉnh, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Phong trào văn nghệ quần chúng tại các địa phương trong tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hoạt động văn hoá, văn nghệ được mở rộng, nâng cao chất lượng hiệu quả, hoạt động giao lưu văn hóa, liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng thường xuyên tổ chức, qua đó góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở, hướng tới xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực học tập, lao động, sản xuất, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đối với công tác tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp đẩy mạnh phong trào văn hoá, văn nghệ trong thanh thiếu niên, học sinh, người cao tuổi, phụ nữ, nông dân, người lao động... Việc bảo tồn các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống được chú trọng thông qua việc tổ chức các chương trình hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc; mở lớp tập huấn cho các hạt nhân văn nghệ tiêu biểu; phân công cán bộ chuyên môn xuống cơ sở, hướng dẫn cách dàn dựng chương trình, nâng cao kỹ năng biểu diễn. Nhờ vậy, trong các hội thi gần đây, chất lượng nghệ thuật của các đội văn nghệ được nâng lên rõ rệt, nhiều tiết mục đã khai thác được vốn văn nghệ truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.
Định kỳ 02 năm/lần, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng - Trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Yên Bái. Trong các kỳ hội diễn thu hút sự tham gia của 09 đoàn nghệ thuật quần chúng đại diện cho 09 huyện, thị xã, thành phố. Hội diễn được tổ chức đã đem lại hiệu quả rõ nét trong việc xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở cơ sở, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần xây dựng, phát triển, bảo tồn, gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Phát huy vai trò của các đội văn nghệ quần chúng trong việc tham gia các sự kiện văn hóa lớn của tỉnh, năm 2020, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đã khai mạc Lễ hội Văn hóa, du lịch Mường Lò năm 2020 với chủ đề "Mường Lò - Hội tụ và lan tỏa", trong đó, điểm nhấn là màn đại xòe với sự tham gia của 2.020 nghệ nhân, diễn viên quần chúng. Đặc biệt, năm 2022, tỉnh Yên Bái, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chương trình nghệ thuật có chủ đề "Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản”, điểm nhấn là màn đại xòe với sự tham gia của 2.022 nghệ nhân, diễn viên quần chúng đã để lại dấu ấn đậm nét và những tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.
Đồng thời, các đội văn nghệ quần chúng đã góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động văn nghệ quần chúng tại các địa phương trong tỉnh. Năm 2023, thành phố Yên Bái đã tổ chức thành công chương trình “Vũ điệu xuân” năm 2023 tại Quảng trường 19/8, chương trình thu hút đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng, đặc biệt là phần nhảy dân vũ "Như hoa mùa xuân” và múa sạp - điệu múa đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc trong những dịp lễ hội, nét văn hóa dân gian độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, chứa đựng tình cảm, cốt cách, tâm hồn của người dân miền núi với sự tham gia của gần 2.000 người dân đến từ các đội, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố. Tháng 12/2023 tại huyện Mù Cang Chải, trong khuôn khổ chương trình Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; khai mạc Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày 2023, với sự tham gia của gần 2.000 diễn viên quần chúng, nghệ nhân, các em học sinh huyện Mù Cang Chải với màn đồng diễn Khèn Mông đã tạo nên không gian nghệ thuật rực rỡ sắc màu văn hóa, đặc biệt là sắc màu văn hóa dân tộc Mông.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với các địa phương trong tỉnh tham mưu triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ kinh phí thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn (bản) có hoạt động du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về ban hành quy định một số chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (chính sách hỗ trợ phát triển du lịch); Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 đảm bảo hỗ trợ kinh phí kịp thời, đúng đối tượng. Tham mưu triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ kinh phí thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn (bản) có hoạt động du lịch cộng đồng (tại Khoản 7, Điều 12, Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND). Năm 2021 - 2022, 154 đội văn nghệ trên địa bàn tỉnh được thụ hưởng chính sách; năm 2023, có 43 đội văn nghệ làm hồ sơ đề nghị thụ hưởng chính sách. Với kinh phí được hỗ trợ, các đội văn nghệ đã mua sắm trang phục, đạo cụ biểu diễn phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa truyền thống tại địa phương, đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên với mục đích bảo tồn văn hóa truyền thống, phục vụ du khách thông qua những làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc độc đáo mang đặc trưng văn hóa của các dân tộc, tạo điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của du khách khi đến với Yên Bái, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái đã ký kết Chương trình phối hợp phong trào văn hóa, văn nghệ giai đoạn 2021 - 2025 với 24 sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh, chú trọng tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, đẩy mạnh hoạt động văn hóa, văn nghệ góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị.
Để phong trào tiếp tục lan tỏa sâu rộng, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc tham gia phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng. Đồng thời, quan tâm, duy trì, kiện toàn các đội văn nghệ quần chúng; tăng cường thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn nghệ quần chúng… Qua đó, vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn, vừa tuyên truyền, vận động, cổ vũ nhân dân hăng hái thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
532 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Văn hóa - TT&DL
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phong trào văn nghệ quần chúng đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa được triển khai đến các cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, các hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ được tổ chức thường xuyên tạo khí thế sôi nổi, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội. Hiện nay, toàn tỉnh hiện có trên 1.500 đội văn nghệ, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng.Trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, chính sách về hoạt động văn nghệ quần chúng, các văn bản lồng ghép triển khai các hoạt động văn nghệ quần chúng với việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 16/6/2006 về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, nhằm phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng, đồng thời với tập trung xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, tinh thần của Nhân dân.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn chủ động hướng dẫn, tuyên truyền nhân dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa tại cơ sở. Các hoạt động đi vào nền nếp và hoạt động hiệu quả, trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp trong toàn tỉnh, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Phong trào văn nghệ quần chúng tại các địa phương trong tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hoạt động văn hoá, văn nghệ được mở rộng, nâng cao chất lượng hiệu quả, hoạt động giao lưu văn hóa, liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng thường xuyên tổ chức, qua đó góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở, hướng tới xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực học tập, lao động, sản xuất, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đối với công tác tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp đẩy mạnh phong trào văn hoá, văn nghệ trong thanh thiếu niên, học sinh, người cao tuổi, phụ nữ, nông dân, người lao động... Việc bảo tồn các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống được chú trọng thông qua việc tổ chức các chương trình hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc; mở lớp tập huấn cho các hạt nhân văn nghệ tiêu biểu; phân công cán bộ chuyên môn xuống cơ sở, hướng dẫn cách dàn dựng chương trình, nâng cao kỹ năng biểu diễn. Nhờ vậy, trong các hội thi gần đây, chất lượng nghệ thuật của các đội văn nghệ được nâng lên rõ rệt, nhiều tiết mục đã khai thác được vốn văn nghệ truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.
Định kỳ 02 năm/lần, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng - Trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Yên Bái. Trong các kỳ hội diễn thu hút sự tham gia của 09 đoàn nghệ thuật quần chúng đại diện cho 09 huyện, thị xã, thành phố. Hội diễn được tổ chức đã đem lại hiệu quả rõ nét trong việc xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở cơ sở, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần xây dựng, phát triển, bảo tồn, gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Phát huy vai trò của các đội văn nghệ quần chúng trong việc tham gia các sự kiện văn hóa lớn của tỉnh, năm 2020, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đã khai mạc Lễ hội Văn hóa, du lịch Mường Lò năm 2020 với chủ đề "Mường Lò - Hội tụ và lan tỏa", trong đó, điểm nhấn là màn đại xòe với sự tham gia của 2.020 nghệ nhân, diễn viên quần chúng. Đặc biệt, năm 2022, tỉnh Yên Bái, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chương trình nghệ thuật có chủ đề "Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản”, điểm nhấn là màn đại xòe với sự tham gia của 2.022 nghệ nhân, diễn viên quần chúng đã để lại dấu ấn đậm nét và những tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.
Đồng thời, các đội văn nghệ quần chúng đã góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động văn nghệ quần chúng tại các địa phương trong tỉnh. Năm 2023, thành phố Yên Bái đã tổ chức thành công chương trình “Vũ điệu xuân” năm 2023 tại Quảng trường 19/8, chương trình thu hút đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng, đặc biệt là phần nhảy dân vũ "Như hoa mùa xuân” và múa sạp - điệu múa đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc trong những dịp lễ hội, nét văn hóa dân gian độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, chứa đựng tình cảm, cốt cách, tâm hồn của người dân miền núi với sự tham gia của gần 2.000 người dân đến từ các đội, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố. Tháng 12/2023 tại huyện Mù Cang Chải, trong khuôn khổ chương trình Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; khai mạc Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày 2023, với sự tham gia của gần 2.000 diễn viên quần chúng, nghệ nhân, các em học sinh huyện Mù Cang Chải với màn đồng diễn Khèn Mông đã tạo nên không gian nghệ thuật rực rỡ sắc màu văn hóa, đặc biệt là sắc màu văn hóa dân tộc Mông.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với các địa phương trong tỉnh tham mưu triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ kinh phí thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn (bản) có hoạt động du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về ban hành quy định một số chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (chính sách hỗ trợ phát triển du lịch); Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 đảm bảo hỗ trợ kinh phí kịp thời, đúng đối tượng. Tham mưu triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ kinh phí thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn (bản) có hoạt động du lịch cộng đồng (tại Khoản 7, Điều 12, Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND). Năm 2021 - 2022, 154 đội văn nghệ trên địa bàn tỉnh được thụ hưởng chính sách; năm 2023, có 43 đội văn nghệ làm hồ sơ đề nghị thụ hưởng chính sách. Với kinh phí được hỗ trợ, các đội văn nghệ đã mua sắm trang phục, đạo cụ biểu diễn phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa truyền thống tại địa phương, đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên với mục đích bảo tồn văn hóa truyền thống, phục vụ du khách thông qua những làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc độc đáo mang đặc trưng văn hóa của các dân tộc, tạo điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của du khách khi đến với Yên Bái, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái đã ký kết Chương trình phối hợp phong trào văn hóa, văn nghệ giai đoạn 2021 - 2025 với 24 sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh, chú trọng tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, đẩy mạnh hoạt động văn hóa, văn nghệ góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị.
Để phong trào tiếp tục lan tỏa sâu rộng, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc tham gia phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng. Đồng thời, quan tâm, duy trì, kiện toàn các đội văn nghệ quần chúng; tăng cường thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn nghệ quần chúng… Qua đó, vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn, vừa tuyên truyền, vận động, cổ vũ nhân dân hăng hái thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.