CTTĐT - Thời gian này, huyện Văn Yên đang tập trung triển khai thực hiện Đề án của tỉnh Yên Bái về tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết chuyên đề số 06-NQ/HU, ngày 20/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; chú trọng vào tái cơ cấu và phát triển giữa trồng trọt và chăn nuôi gắn với phát huy lợi thế của từng địa phương.
Huyện Văn Yên khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp
Trên cơ sở đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020 và chương trình kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết chuyên đề số 06 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm chú trọng vào tái cơ cấu và phát triển giữa trồng trọt và chăn nuôi, xã An Thịnh đã tiến hành thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương đảm bảo cân đối và hợp lý.
Trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, năm 2017, xã An Thịnh, huyện Văn Yên đã hình thành cánh đồng lúa 1 giống Chiêm Hương với diện tích 100 ha và 868 hộ dân tham gia. Trong vụ đông xuân 2016 – 2017, xã An Thịnh xử dụng giống lúa Hương Chiêm thuần chủng, đây là giống lúa thuần chất lượng gạo thơm, ngon, dẻo, dễ canh tác và sử dụng đã được trồng ở các địa phương trong huyện nhiều năm qua... Các hộ nông dân tham gia mô hình đã áp dụng đúng quy trình sản xuất, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Chính vì vậy, diện tích lúa ở cánh đồng 1 giống sâu bệnh hại giảm nhiều so với mọi năm, năng suất, chất lượng lúa được dự tính đạt khá với 51 tạ/ha và lợi nhuận trừ chi phí đầu tư, với 100 ha ruộng nước, sau 150 ngày đã cho thu lãi từ đồng ruộng 1 tỷ 300 triệu đồng. Sản xuất lúa một giống trên cánh đồng ở xã An Thịnh là lần đầu tiên được triển khai, được xem như là một giải pháp quan trọng và lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập từ nghề trồng lúa… nhằm từng bước tiến tới cơ giới hóa các khâu sản xuất, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm tạo sự phát triển thành chuỗi trong sản xuất lúa gạo. Đặc biệt là thay đổi tư duy sản xuất, cải thiện thu nhập trên chính đồng ruộng của mình.
Chị Nông Thị Nghiệp thôn Làng Lớn xã An Thịnh tâm sự: “Vụ đông xuân vừa qua, thực hiện chủ trương canh tác 1 giống lúa trên cùng một cánh đồng, gia đình tôi đã đưa giống lúa Chiêm Hương vào gieo cấy trên toàn bộ diện tích lúa nước của gia đình là 4 sào. Qua một vụ canh tác tôi thấy cây lúa phát triển đồng đều, ít sâu bệnh và năng suất đạt cao. Vụ mùa này gia đình tôi lại lại tiếp tục đưa toàn bộ giống lúa Chiêm Hương vào gieo cấy.”
Phát huy lợi thế là một xã vùng thượng huyện, trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp năm 2017, xã An Bình đã triển khai chương trình trồng măng Bát Độ. Đến nay toàn xã đã trồng được 20 ha, tập trung chủ yếu ở các thôn Khe Trang, Cầu Cao, Khe Rồng … loại cây trồng này đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân địa phương. Trong vụ xuân này, 7 hộ dân đã tiến hành trồng 20 ha măng tre Bát Độ. Trong thời gian tới, An Bình có kế hoạch phát triển vùng tre Bát Độ với khoảng 35 ha. Cũng từ việc trồng tre măng Bát Độ để nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời dần hình thành thói quen canh tác để người dân có thể tự xoá đói, giảm nghèo bền vững. Và quan trọng hơn, đó là loại cây trồng này khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ông Lê Cao Tân – Phó chủ tịch UBND xã An Bình nói: “Năm 2017, xã An Bình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với việc phát triển quy mô diện tích cây tre măng Bát Độ. Đảng bộ xã An Bình xác định đó là một hướng đi đúng và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thắng lợi để góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.”
Với phương châm sản xuất tập trung, khai thác lợi thế từng vùng, nhất là có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong sản xuất, mở rộng thị trường bao tiêu sản phẩm, huyện Văn Yên đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo định hướng bền vững, xây dựng được nhiều vùng chuyên canh sản xuất lớn, vận động nhân dân đầu tư thâm canh, lựa chọn cây, con giống phù hợp với từng vùng để tăng năng suất, sản lượng. Huyện Văn Yên đã hình thành vùng chuyên canh lúa với 1.000 ha thâm canh cho giá trị sản xuất đạt trên 120 triệu đồng/ha, tập trung sử dụng giống lúa thuần Chiêm Hương chất lượng cao đưa vào sản xuất đại trà; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh như bón phân cân đối, sử dụng phân viên nén dúi sâu; làm đất và thu hoạch, chế biến sản phẩm nông sản bằng biện pháp cơ giới. Song song với đó, huyện Văn Yên đã hình thành vùng chuyên canh ngô với tổng diện tích gần 6.000 ha/năm, trong đó có 1.000 ha ngô đông trên đất hai vụ lúa. Vùng chuyên canh sắn công nghiệp với diện tích trên 7.000 ha. Bên cạnh đó, huyện Văn Yên thực hiện gắn tái cơ cấu ngành với đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát để đẩy mạnh triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2030 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Ông Doãn Văn Thủy – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Yên khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Tập trung huy động và thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; huy động các nguồn lực đầu tư xã hội, phát huy nội lực từ người nông dân và sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ. Sử dụng hợp lý vốn đầu tư của ngân sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
Có thể nói, trong thời gian qua, thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của huyện Văn Yên tiếp tục được chính quyền địa phương quan tâm, đã có nhiều giải pháp tạo đột phá mới trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ, giống phù hợp, gắn với những giải pháp phát triển sản xuất để cải thiện sinh kế cho nhân dân, đặc biệt là tập trung triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới... góp phần đưa nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và bộ mặt nông nghiệp, nông thôn ở huyện Văn Yên ngày càng khởi sắc./.
1559 lượt xem
CTV: Thu Nhài - Mỹ Vân
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian này, huyện Văn Yên đang tập trung triển khai thực hiện Đề án của tỉnh Yên Bái về tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết chuyên đề số 06-NQ/HU, ngày 20/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; chú trọng vào tái cơ cấu và phát triển giữa trồng trọt và chăn nuôi gắn với phát huy lợi thế của từng địa phương.Trên cơ sở đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020 và chương trình kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết chuyên đề số 06 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm chú trọng vào tái cơ cấu và phát triển giữa trồng trọt và chăn nuôi, xã An Thịnh đã tiến hành thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương đảm bảo cân đối và hợp lý.
Trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, năm 2017, xã An Thịnh, huyện Văn Yên đã hình thành cánh đồng lúa 1 giống Chiêm Hương với diện tích 100 ha và 868 hộ dân tham gia. Trong vụ đông xuân 2016 – 2017, xã An Thịnh xử dụng giống lúa Hương Chiêm thuần chủng, đây là giống lúa thuần chất lượng gạo thơm, ngon, dẻo, dễ canh tác và sử dụng đã được trồng ở các địa phương trong huyện nhiều năm qua... Các hộ nông dân tham gia mô hình đã áp dụng đúng quy trình sản xuất, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Chính vì vậy, diện tích lúa ở cánh đồng 1 giống sâu bệnh hại giảm nhiều so với mọi năm, năng suất, chất lượng lúa được dự tính đạt khá với 51 tạ/ha và lợi nhuận trừ chi phí đầu tư, với 100 ha ruộng nước, sau 150 ngày đã cho thu lãi từ đồng ruộng 1 tỷ 300 triệu đồng. Sản xuất lúa một giống trên cánh đồng ở xã An Thịnh là lần đầu tiên được triển khai, được xem như là một giải pháp quan trọng và lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập từ nghề trồng lúa… nhằm từng bước tiến tới cơ giới hóa các khâu sản xuất, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm tạo sự phát triển thành chuỗi trong sản xuất lúa gạo. Đặc biệt là thay đổi tư duy sản xuất, cải thiện thu nhập trên chính đồng ruộng của mình.
Chị Nông Thị Nghiệp thôn Làng Lớn xã An Thịnh tâm sự: “Vụ đông xuân vừa qua, thực hiện chủ trương canh tác 1 giống lúa trên cùng một cánh đồng, gia đình tôi đã đưa giống lúa Chiêm Hương vào gieo cấy trên toàn bộ diện tích lúa nước của gia đình là 4 sào. Qua một vụ canh tác tôi thấy cây lúa phát triển đồng đều, ít sâu bệnh và năng suất đạt cao. Vụ mùa này gia đình tôi lại lại tiếp tục đưa toàn bộ giống lúa Chiêm Hương vào gieo cấy.”
Phát huy lợi thế là một xã vùng thượng huyện, trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp năm 2017, xã An Bình đã triển khai chương trình trồng măng Bát Độ. Đến nay toàn xã đã trồng được 20 ha, tập trung chủ yếu ở các thôn Khe Trang, Cầu Cao, Khe Rồng … loại cây trồng này đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân địa phương. Trong vụ xuân này, 7 hộ dân đã tiến hành trồng 20 ha măng tre Bát Độ. Trong thời gian tới, An Bình có kế hoạch phát triển vùng tre Bát Độ với khoảng 35 ha. Cũng từ việc trồng tre măng Bát Độ để nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời dần hình thành thói quen canh tác để người dân có thể tự xoá đói, giảm nghèo bền vững. Và quan trọng hơn, đó là loại cây trồng này khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ông Lê Cao Tân – Phó chủ tịch UBND xã An Bình nói: “Năm 2017, xã An Bình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với việc phát triển quy mô diện tích cây tre măng Bát Độ. Đảng bộ xã An Bình xác định đó là một hướng đi đúng và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thắng lợi để góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.”
Với phương châm sản xuất tập trung, khai thác lợi thế từng vùng, nhất là có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong sản xuất, mở rộng thị trường bao tiêu sản phẩm, huyện Văn Yên đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo định hướng bền vững, xây dựng được nhiều vùng chuyên canh sản xuất lớn, vận động nhân dân đầu tư thâm canh, lựa chọn cây, con giống phù hợp với từng vùng để tăng năng suất, sản lượng. Huyện Văn Yên đã hình thành vùng chuyên canh lúa với 1.000 ha thâm canh cho giá trị sản xuất đạt trên 120 triệu đồng/ha, tập trung sử dụng giống lúa thuần Chiêm Hương chất lượng cao đưa vào sản xuất đại trà; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh như bón phân cân đối, sử dụng phân viên nén dúi sâu; làm đất và thu hoạch, chế biến sản phẩm nông sản bằng biện pháp cơ giới. Song song với đó, huyện Văn Yên đã hình thành vùng chuyên canh ngô với tổng diện tích gần 6.000 ha/năm, trong đó có 1.000 ha ngô đông trên đất hai vụ lúa. Vùng chuyên canh sắn công nghiệp với diện tích trên 7.000 ha. Bên cạnh đó, huyện Văn Yên thực hiện gắn tái cơ cấu ngành với đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát để đẩy mạnh triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2030 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Ông Doãn Văn Thủy – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Yên khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Tập trung huy động và thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; huy động các nguồn lực đầu tư xã hội, phát huy nội lực từ người nông dân và sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ. Sử dụng hợp lý vốn đầu tư của ngân sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
Có thể nói, trong thời gian qua, thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của huyện Văn Yên tiếp tục được chính quyền địa phương quan tâm, đã có nhiều giải pháp tạo đột phá mới trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ, giống phù hợp, gắn với những giải pháp phát triển sản xuất để cải thiện sinh kế cho nhân dân, đặc biệt là tập trung triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới... góp phần đưa nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và bộ mặt nông nghiệp, nông thôn ở huyện Văn Yên ngày càng khởi sắc./.